Các triệu chứng bệnh trĩ điển hình không thể xem thường

25/10/2023

Nguyệt Anh

Bệnh trĩ là gì? Tổng hợp thông tin chi tiết về các triệu chứng bệnh trĩ phổ biến nhất mà người bệnh không nên lơ là.

Trĩ là một trong những bệnh vùng hậu môn phổ biến nhất hiện nay. Nó không chỉ gây phiên toái, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Vậy làm thế nào để nhận biết loại bệnh này? Cùng tìm hiểu chi tiết các triệu chứng bệnh trĩ thường gặp nhất trong bài viết sau.

1. Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch trong hậu môn trực tràng bị giãn ra. Khi đó, các búi trĩ này sẽ phát triển kích thước to dần. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi máu tĩnh mạch bị ứ đọng.
Bệnh trĩ được chia làm hai loại dựa theo vị trí của búi trĩ. Gồm có trĩ ngoại và trĩ nội:

hình ảnh trĩ nội và trĩ ngoại

  • Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ngoài vùng hậu môn. Bao quanh nó chính là lớp da vùng rìa hậu môn. Trĩ ngoại thường không gây cảm giác đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên khi bệnh xuất hiện triệu chứng cục máu đông (trĩ tắc mạch) thì nó sẽ gây đau. Đồng thời tạo thành một khối cứng và chắc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bắt gặp tình trạng chảy máu tươi nếu như búi trĩ bị vỡ.
  • Trĩ nội: Trong trường hợp này, búi trĩ nằm trong vùng hậu môn.Trĩ nội thường không gây đau. Tuy nhiên bệnh nhân mắc bệnh này sẽ phải đối diện với hiện tượng chảy máu hoặc búi trĩ thòi ra ngoài trong quá trình đi tiêu. Ngoài ra nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, búi trĩ nội bị sa ra ngoài hoàn toàn và không thể đặt trở lại thì hiện tượng đau rát sẽ biểu hiện rõ ràng.

Xem thêm:

2. Triệu chứng bệnh trĩ thường gặp mà bạn cần biết

Bệnh trĩ có những biểu hiện như thế nào? Tìm hiểu ngay để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, đúng cách:

2.1 Cảm thấy ẩm ướt quanh khu vực hậu môn

Triệu chứng này thường xuất hiện kể từ khi bệnh bắt đầu phát triển. Đồng thời kéo dài cho đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng. Khi đó, người bệnh có thể trải qua cảm giác khó chịu và ngứa ở vùng xung quanh lỗ hậu môn. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do sự tiết ra của một lượng nhỏ dịch từ hậu môn. Mặc dù lượng dịch này không nhiều nhưng đủ để khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, không thoải mái.

triệu chứng khó chịu vùng hậu môn khi bị trĩ

2.2 Đau rát hậu môn

Cảm giác đau rát xảy ra thường xuyên trong quá trình đi đại tiện. Hiện tượng này xuất hiện khi áp lực hoặc ma sát tác động lên các tĩnh mạch phình to. Từ đó gây tổn thương đến vùng hậu môn. Với những người bị trĩ nội, tình trạng đau rát này có thể cảm nhận được cả trong sâu vùng ống hậu môn.

2.3 Đi cầu ra máu

Triệu chứng xuất phát từ sự tổn thương của các mạch máu tại búi trĩ. Tuy nhiên, mức độ ra máu có thể tăng lên tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ở các trường hợp nhẹ, thường chỉ có một ít máu dính lên giấy vệ sinh sau khi lau chùi. Còn đối với trường hợp bệnh đã nghiêm trọng, người bệnh có thể thấy máu trong phân. Hoặc máu chảy ra dưới dạng giọt. Tình trạng nguy hiểm nhất là khi thấy máu bắn ra dưới dạng tia.

biểu hiện đi cầu ra máu của bệnh trĩ

2.4 Sưng đỏ quanh lỗ hậu môn

Bệnh nhân mắc trĩ ngoại thường gặp phải hiện tượng sưng đỏ quanh lỗ hậu môn. Nhìn bên ngoài, nó tương tự như những bọng máu. Trong một số trường hợp còn kèm theo tình trạng viêm nhiễm. Bệnh tiến triển càng nghiêm trọng thì triệu chứng này càng trở nên rõ ràng. Khi đó, vùng da xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng do trĩ lan rộng hơn so với trước.

2.5 Sa búi trĩ

Búi trĩ bị sa xuống có thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy khá khó chịu và vướng víu. Trong giai đoạn đầu, búi trĩ sa xuống có thể tự đẩy lên lại. Tuy nhiên khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng thì phải cần đến sự can thiệp của ngoại lực mới có thể đẩy búi trĩ lên như ban đầu. Đặc biệt trong giai đoạn nặng nhất, có thể sẽ xuất hiện tình trạng hoại tử.

triệu chứng sa búi trĩ

3. Những điều cần làm để giảm bớt triệu chứng của bệnh trĩ

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì thay đổi thói quen hàng ngày cũng góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ. Bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc,… nhằm giúp làm mềm phân hơn.
  • Uống nhiều nước giúp đi cầu dễ dàng hơn và ngăn chặn hiện tượng táo bón.
  • Tránh ngồi trên bồn cầu quá lâu.
  • Khi cảm thấy có nhu cầu đi cầu, hãy đi ngay mà không trì hoãn.
  • Trong quá trình đi cầu, hãy kê chân lên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Điều này sẽ làm thay đổi vị trí của trực tràng. Từ đó giúp việc đi cầu trở nên dễ dàng hơn.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, tốt nhất nên ngủ nghiêng. Nhằm hạn chế những áp lực quanh vùng hậu môn.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm mềm phân. Hoặc các thực phẩm bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Sử dụng khăn ẩm để làm sạch và lau khu vực hậu môn sau mỗi lần đi cầu.
  • Trong khi tắm, hãy ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm khoảng 10 phút để làm dịu vùng này.
  • Nếu cần hãy sử dụng thuốc bôi để giảm triệu chứng khó chịu. Lưu ý tránh sử dụng các sản phẩm chứa steroid trong thời gian dài. Bởi chúng có thể làm mỏng da xung quanh khu vực hậu môn.

Xem thêm:

4. Lời khuyên dành cho bạn giúp phòng ngừa bệnh trĩ

Lưu lại ngay những chia sẻ dưới đây để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Đồng thời tránh tình trạng bệnh trĩ tái phát:

phòng ngừa bệnh trĩ bằng cách vận động hàng ngày

  • Nhớ bổ sung đủ 20-40 gram chất xơ mỗi ngày. Điều này giúp bạn để duy trì sức khỏe tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: bơ, mâm xôi, táo, lê, chuối, dâu tây, cà rốt, củ dền, khoai lang, bông cải xanh, yến mạch, hạt chia, hạnh nhân,…
  • Đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1,5 – 2 lít nước để giảm nguy cơ táo bón.
  • Tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa. Cũng như giúp việc đi cầu diễn ra đều đặn hơn. Mỗi ngày nên dành ra khoảng 20 – 30 phút để vận động.
  • Đối với những người đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì nên giảm cân. Việc này sẽ giúp giảm lực lên các tĩnh mạch tại hậu môn và trực tràng.
  • Hạn chế việc đứng hoặc ngồi lâu. Đặc biệt là khi đi đại tiện.
  • Trong giai đoạn đầu bị trĩ, người bệnh thường có thể tự chữa khỏi bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Tuy nhiên, thời gian kéo dài bệnh của mỗi người là khác nhau. Nếu trường hợp của bạn diễn ra trong thời gian dài và không được cải thiện thì tốt nhất hãy tiến hành quá trình thăm khám để được điều trị kịp thời.

5. Lời kết

Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về triệu chứng bệnh trĩ. Từ đó có thể phát hiện bệnh sớm và tìm ra cách điều trị phù hợp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch