Bệnh trĩ là gì? Những dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất

24/10/2023

loukas

Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh trĩ nội và trĩ ngoại một cách chính xác và cụ thể nhất trong bài viết sau đây.

Trĩ là căn bệnh nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân khá ngại ngùng và trì hoãn việc thăm khám cho đến khi bệnh nặng. Tuy nhiên điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Đồng thời ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị và hồi phục. Tham khảo ngay bài viết sau để nhận biết được các dấu hiệu bệnh trĩ. Từ đó xác định hướng điều trị phù hợp và đúng đắn đối với tình trạng bệnh của mình.

1. Bệnh trĩ là gì?

Không chỉ là bệnh của tĩnh mạch mà nó còn liên quan để cả hệ thống mạch máu. Bao gồm từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch, cơ trơn và mô liên kết được lót bởi ống hậu môn. Thông qua cấu trúc mô sợi đàn hồi, đám rối tĩnh mạch tại lớp dưới niêm được nâng đỡ. Khi đó, áp lực tăng cao được biểu hiện qua việc rặn khi đi cầu và xuất hiện sự ứ máu liên tục. Điều này dẫn đến việc phình to và hình thành các búi trĩ bên trong ống hậu môn. Đặc biệt khi càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ cũng sẽ ngày càng trở nên suy yếu. Đồng thời, các búi trĩ sẽ trượt dần khỏi lỗ hậu môn. Từ đó gây ra trĩ nội sa.

bệnh trĩ là gì

2. Phân loại bệnh trĩ

Trĩ chia thành hai loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại.

  • Trĩ ngoại xảy ra khi búi trĩ hình thành ở phía dưới đường lược, còn gọi là đường hậu môn-trực tràng. Trong trường hợp này, búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium). Đồng thời nằm dưới lớp da bao quanh hậu môn.
  • Trái lại, trĩ nội xuất phát ở phía trên đường lược. Búi trĩ trong trường hợp này được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).

Dựa theo mức độ tiến triển của búi trĩ, có thể phân độ bệnh trĩ như sau:

phân độ bệnh trĩ

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn và không ngoặt ra bên ngoài.
  • Trĩ độ 2: Thường thì búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Nhưng khi người bệnh rặn đi cầu, búi trĩ có thể lòi ra một chút. Sau khi đi cầu xong và đứng dậy, búi trĩ thường tự động đẩy vào bên trong.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ thường sa ra ngoài mỗi khi người bệnh đi cầu, đi lại nhiều, ngồi xổm hoặc thực hiện các hoạt động nặng. Trong tình huống này, người bệnh nên nằm nghỉ một thời gian. Hoặc sử dụng tay để đẩy búi trĩ nhẹ nhàng vào bên trong.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ thường xuyên hoặc gần như luôn nằm bên ngoài ống hậu môn. Đối với trường hợp này, búi trĩ không thể tự đẩy vào bên trong.

Xem thêm:

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh trĩ

ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc trĩ

  • Táo bón hoặc tiêu chảy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cụ thể khi rặn sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Dẫn đến tình trạng căng giãn và gây ứ máu.
  • Chế độ ăn hàng ngày thiếu chất xơ có thể khiến bạn dễ mắc bệnh trĩ.
  • Thừa cân và béo phì cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Các công việc đòi hỏi áp lực lớn lên ổ bụng, như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,… Hoặc những người làm việc phải đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng đều có thể tạo áp lực trên ổ bụng. Điều này sẽ gây cản trở quá trình hồi lưu máu về tim. Đồng thời dẫn đến sưng tĩnh mạch hậu môn.
  • Ngoài ra, sự xuất hiện của u đại trực tràng, u tử cung hoặc thai nhiều tháng cũng có thể làm cản trở lưu thông máu trở lại tim. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng tĩnh mạch ở vùng tiểu khung.

4. Những dấu hiệu bệnh trĩ mà bạn nên biết

Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể về bệnh trĩ ngoại và trĩ nội mà bạn nên biết:

4.1 Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

triệu chứng sa trĩ khi mắc bệnh trĩ ngoại

  • Máu chảy khi đại tiện: Đây là một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại điển hình nhất. Trong đó máu có thể xuất hiện trên phân hoặc giấy vệ sinh.
  • Khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, hiện tượng này càng trở nên rõ ràng. Điều này là lo lượng máu chảy ra ngày càng tăng lên.
  • Sưng tấy và ngứa ngáy ở hậu môn: Bệnh trĩ ngoại còn đi kèm với những triệu chứng bất thường này tại hậu môn.
  • Đau và rát ở hậu môn: Sự sưng tấy của hậu môn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mỗi khi đi đại tiện. Bệnh càng đi đến giai đoạn muộn thì hiện tượng đau rát càng trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể trải qua các vấn đề khác như khó đi đại tiện hoặc cảm giác cộm ở hậu môn,…
  • Sa trĩ: Trái với bệnh trĩ nội, triệu chứng của bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn. Vì khi búi trĩ ngoại sa ra ngoài, người bệnh hoàn toàn có thể sờ thấy nó.

4.2 Triệu chứng bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu khá khó để bệnh nhân nhận biết. Bởi lúc này búi trĩ thường còn nhỏ và không thể nhìn thấy bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, khi mắc bệnh này, người bệnh có thể trải qua những biểu hiện bất thường sau đây:

  • Đại tiện ra máu: Tình trạng này có thể nhận biết khi quan sát ở giấy vệ sinh và phân sau khi đi đại tiện. Trong trường hợp bệnh trĩ nội kéo dài, triệu chứng đại tiện ra máu sẽ trở nên rõ ràng hơn. Điều này thể hiện qua việc lượng máu chảy ra ngày càng tăng lên.
  • Đại tiện khó khăn, đau rát và ngứa ở hậu môn: Người bệnh trĩ nội chắc chắn sẽ gặp phải tình trạng này. Bệnh càng kéo dài thì các triệu chứng này sẽ càng trở nên rõ ràng. Từ đó gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Sa trĩ: Trong trường hợp trĩ nội độ 2, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng này. Tuy nhiên, búi trĩ ở giai đoạn này vẫn có thể tự co lại. Khi bệnh phát triển đến độ 3, búi trĩ phải dùng tay đẩy mới có thể co lại. Đặc biệt với trường hợp bệnh ở độ 4 thì búi trĩ sẽ sa ra hoàn toàn ngoài hậu môn.

5. Phương pháp điều trị triệu chứng của bệnh trĩ hiệu quả

Ngày nay, bệnh trĩ có thể được điều trị bởi nhiều phương pháp khác nhau. Một trong số đó có thể kể đến như

5.1 Sinh hoạt và ăn uống

chế độ ăn uống cho người mắc bệnh trĩ

Chế độ sinh hoạt hàng ngày đóng một vai trò quan trọng đối với người bệnh. Bởi nó không chỉ giúp phòng ngừa việc mặc bệnh mà còn hạn chế tình trạng tái phát. Cụ thể đó là giúp người bệnh tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Ngoài chế độ sinh hoạt thì chế độ ăn uống cũng là yếu tố cần đặc biệt lưu ý. Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần phòng chống mắc bệnh cũng như tái phát bệnh. Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt về chế độ sinh hoạt và ăn uống thì bệnh trĩ sẽ không được chữa trị khỏi hoàn toàn.

Xem thêm:

5.2 Điều trị qua thuốc

Các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm thuốc uống như aflon 500mg. Hoặc thuốc tại chỗ như Proctolog dạng viên đặt tại hậu môn và dạng cream bôi.

5.3 Điều trị trĩ qua phương pháp thủ thuật

Một số thủ thuật phổ biến trong điều trị trĩ gồm có: tiêm xơ, nước sôi, thắt vòng cao su, quang đông hồng ngoại,… Ưu điểm của phương pháp này đó là đơn giản, nhanh gọn và không gây đau cho người bệnh. Ngoài ra, các thủ thuật trên có thể điều trị ngoại trú, mức giá phù hợp. Đồng thời không gây ảnh hưởng quá nhiều đến lao động và công tác. Kết quả điều trị cao, chiếm tới khoảng 70-90%. Phương pháp này thường được áp dụng cho trường hợp trĩ độ 1 và độ 2.

điều trị trĩ bằng quang đông hồng ngoại
Tuy nhiên, các phương pháp thủ thuật không mang lại hiệu quả điều trị triệt căn như mong đợi. Với trường hợp trĩ lớn, sa kéo dài hoặc được chẩn đoán là sa niêm mạc trực tràng thì phương pháp này không có khả năng điều trị.

5.4 Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật)

Cắt trĩ: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ cắt trực tiếp vào búi trĩ. Các trường hợp bệnh trĩ ngoại không đẩy vào được sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp cắt trĩ. Sau khi cắt, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi một ngày là có thể xuất viện.
Treo trĩ: Khác với cắt trĩ, phương pháp này nhằm kéo búi trĩ sa co vào lại bên trong hậu môn. Quá trình phẫu thuật gồm hai khâu: Longo và treo triệt mạch trĩ. Ưu điểm của phương pháp treo trĩ là thời gian phẫu thuật nhanh, thẩm mỹ và không đau. Ngoài ra còn hạn chế một số biến chứng. Cụ thể như hẹp hậu môn hay chảy dịch do đóng hậu môn không kín. Tuy nhiên, chi phí thực hiện phẫu thuật đối với phương pháp Lông khá cao.

6. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ. Đồng thời giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích và chính xác về bệnh trĩ. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ nhé.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch