Bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phương pháp nào?

31/10/2023

Hằng Đàm

Giới thiệu về bệnh trĩ giai đoạn đầu và các phương pháp điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

Bệnh trĩ giai đoạn đầu là giai đoạn dễ điều trị nhất. Đồng thời mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn này. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh trĩ giai đoạn đầu và đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời?

1. Bệnh trĩ giai đoạn đầu là gì?

Bệnh trĩ được chia thành nhiều giai đoạn dựa trên quá trình hình thành búi trĩ. Đây là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ. Thông thường, rất khó để nhận biết bệnh bởi các biểu hiện ở giai đoạn này thường không rõ rệt. Tuy nhiên, việc điều trị lại vô cùng hiệu quả và dễ dàng. Vậy nên, hãy chú ý đến những biểu hiện dù là nhỏ nhất. Để có thể kịp thời can thiệp.

cắt trĩ xong vẫn lòi

2. Biểu hiện bệnh trĩ giai đoạn đầu

Bệnh trĩ có 2 loại phổ biến nhất là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Dấu hiệu nhận biết của chúng cũng khác nhau. Phòng khám Loukas sẽ trình bày cụ thể như sau:

  • Trĩ nội: Ở giai đoạn đầu, khi búi trĩ vừa hình thành, cuộc sống của người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều. Nên bệnh rất khó để phát hiện. Khi đi đại tiện, trong phân hoặc trên giấy sẽ dính lẫn máu. Khi bệnh biến chuyển nặng hơn, máu có thể chuyển sang chảy thành giọt hoặc thành tia. Búi trĩ cũng bắt đầu sa ra ngoài.
  • Trĩ ngoại: Ngay từ giai đoạn đầu, vùng xung quanh hậu môn đã xuất hiện những nốt màu đỏ có kích thước nhỏ. Các nốt này sẽ lớn dần theo thời gian. Khiến cho người bệnh gặp phải nhiều cản trở trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài các đặc điểm trên, người bệnh có thể phát hiện bệnh qua một số biểu hiện chung như:

  • Hậu môn sưng tấy: Rìa hậu môn hoặc ống hậu môn có thể sưng lên khi người bệnh đi đại tiện hay vận động mạnh. Kèm theo triệu chứng khó chịu và đau rát.
  • Hậu môn tiết dịch nhầy: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy hậu môn tiết dịch nhầy mỗi khi đi đại tiện. Lượng dịch nhầy sẽ tăng dần theo cấp độ bệnh.

Xem thêm:

3. Phương pháp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu

3.1. Sử dụng thuốc Tây y

Nhờ vào những ưu điểm như: tiện lợi, dễ mang theo, nhanh gọn mà phương pháp sử dụng thuốc Tây y được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Bệnh nhân có thể chọn sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc trị trĩ. Bao gồm: thuốc uống, thuốc bôi, hoặc thuốc đặt để đạt hiệu quả từ cả trong và ngoài.

3.2. Sử dụng các loại thuốc dân gian

Từ lâu, các bài thuốc dân gian đã được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị trĩ. Những bài thuốc này thường được làm từ các loại cây. Và lá có nguồn gốc tự nhiên, chúng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của bệnh trĩ. Một số ví dụ về các loại cây và lá có thể sử dụng. Bao gồm: ngải cứu, cúc tần, lá lốt, lá sung, nghệ tươi, và nhiều loại khác.

bát nghệ tươi

3.3. Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm hậu môn là một phương pháp hiệu quả để điều trị trĩ ở giai đoạn đầu tại nhà. Phương pháp này dù không tốn kém nhưng lại mang đến hiệu quả rất cao. Việc ngâm hậu môn có thể giúp các tĩnh mạch ở vùng hậu môn co lại, giảm đau, giảm kích ứng. Và cải thiện tình trạng bệnh. Bạn có thể thêm một nắm muối biển hoặc sử dụng nước cây phỉ để ngâm. Muối biển được biết đến với khả năng diệt khuẩn. Và ngăn ngừa nhiễm trùng, trong khi cây phỉ giúp làm mát và làm dịu da.
Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần đặt một chậu rỗng lên bồn cầu, sau đó đổ nước ấm vào chậu. Tiếp đó, bạn ngồi xuống và bắt đầu quá trình ngâm. Hãy thực hiện phương pháp này mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần từ 15 đến 20 phút. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt.

Xem thêm:

ngâm hậu môn

4. Một số phương pháp phòng bệnh trĩ đơn giản

Để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn có thể áp dụng các phương pháp đơn giản. Trong đó, lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống là hai phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất mà bạn cần để ý.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Bổ sung nhiều chất xơ và vitamin vào bữa ăn. Như rau, củ, quả,… Việc uống nhiều nước ép và ăn nhiều rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cải thiện nhuận tràng và ngăn ngừa tình trạng táo bón.

  • Thường xuyên luyện tập thể dụng, tránh ngồi lâu một chỗ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở người thường xuyên tập thể dục là vô cùng thấp. Bạn có thể luyện tập nhẹ nhàng với các bài tập thể dục nhịp điệu hoặc yoga. Để cơ thể điều tiết tốt hơn và hạn chế bệnh trĩ.

cô gái đang chạy bộ

  • Sử dụng thuốc làm mềm phân

Để cải thiện tình trạng táo bón, bạn có thể sử dụng thuốc làm mềm phân. Nhưng không nên sử dụng nhiều để tránh khả năng bị nhiễm trùng. Và tuyệt đối không tự ý sử dụng mà không theo sự chỉ định của bác sĩ.

  • Đi vệ sinh đúng cách:

Bạn nên hạn chế ngồi quá lâu. Đặc biệt là khi đi đại tiện vì vùng hậu môn có thể chịu phải áp lực lớn. Bạn có thể kê thêm một chiếc ghế cao khoảng 15cm để giảm thiểu áp lực lên vùng hậu môn. Và hạn chế sử dụng sức rặn khi đi đại tiện.

  • Sử dụng loại giấy vệ sinh mềm

Giấy vệ sinh cũng là một yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bệnh trĩ giai đoạn đầu. Thay vì dùng các loại giấy vệ sinh thô ráp, hãy lựa chọn những loại giấy mềm. Để ngăn ngừa tình trạng hậu môn bị xước, đau rát, khó chịu. Hoặc lựa chọn sử dụng các loại giấy ướt chuyên dụng để làm dịu da.

5. Tạm kết

Trĩ hiện nay là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Bệnh trĩ giai đoạn đầu là tình trạng nhẹ nhất, dễ điều trị nhất. Và ít gây khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, việc duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh là vô cùng quan trọng giúp bạn phòng ngừa bệnh trĩ. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, hãy thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi chuyên mục Trĩ của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về Y khoa.

5/5 - (6 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch