Tìm hiểu lòi trĩ là gì? Làm thế nào để nhận biết chính xác tính trạng sa búi trĩ? Lòi trĩ có nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh không?
Lòi trĩ là tình trạng thường gặp khi mắc bệnh trĩ. Nó gây ra không ít phiền toái và đau đớn cho người bệnh. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên sa búi trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trong bài viết này, Loukas sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các phương pháp điều trị cho tình trạng này.
1. Lòi trĩ là gì?
Lòi trĩ hay còn được gọi là sa búi trĩ. Đây là tình trạng thường xảy ra khi các mạch máu bên trong hậu môn và trực tràng bị căng phình hoặc giãn quá mức. Từ đó dẫn đến việc búi trĩ lòi ra ngoài. Khi đó người bệnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hoặc cảm nhận ở khu vực hậu môn khi vệ sinh. Đối với một số trường hợp, sau khi lòi ra ngoài, búi trĩ có thể tự co lại. Hoặc có thể dùng tay đẩy lại vào trong ống hậu môn bằng tay. Tuy nhiên khi đến giai đoạn nặng, nó không thể tự co lại. Từ đó dẫn đến tình trạng búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Điều này gây đau đớn và không thoải mái cho người bệnh.
2. Vì sao búi trĩ bị lòi ra ngoài?
Hầu hết các bệnh nhân thường gặp phải tình trạng này sau khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ lòi trĩ như:
- Táo bón, tiêu chảy, hoặc phụ nữ đang trong thai kỳ
- Rặn mạnh khi đi đại tiện tạo ra áp lực lớn trong hậu môn. Từ đó làm cho búi trĩ bị lòi ra ngoài.
- Lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. Cụ thể như thiếu chất xơ và nước, ít vận động,…
- Thường xuyên ngồi và đứng quá lâu
- Mắc bệnh béo phì
Xem thêm:
- Bệnh trĩ giai đoạn đầu có thể điều trị bằng phương pháp nào?
- Các triệu chứng bệnh trĩ điển hình không thể xem thường
3. Dấu hiệu cho thấy búi trĩ bị lòi ra ngoài
Việc nhận biết tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài góp phần quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh. Sa búi trĩ có thể được phân loại thành nhiều cấp độ. Mỗi cấp độ có những dấu hiệu riêng. Độ nặng của bệnh trĩ sẽ phản ánh vào mức độ sa của búi trĩ.
3.1 Lòi búi trĩ trong trĩ nội
Tình trạng này thường xuất hiện ở những trường hợp trĩ nội từ cấp độ 2 trở lên. Tình trạng sa búi trĩ có thể được phân chia thành ba cấp độ khác nhau. Ở cấp độ đầu tiên, người bệnh có thể nhìn thấy búi trĩ lòi ra ngoài trong quá trình đi đại tiện. Tuy nhiên sau đó búi trĩ tự thụt vào lại được.
Ở cấp độ thứ hai, búi trĩ đã trở nên nặng và phình to. Do đó sau khi đi đại tiện, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài hậu môn nhưng không thể tự co lại. Để búi trĩ tự co lại và thụt vào trong hậu môn, cần phải tác động trực tiếp vào búi trĩ.
Cuối cùng, ở cấp độ nặng nhất, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài. Đặc biệt không thể tự co lại. Với giai đoạn này, bệnh sẽ gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày lẫn sức khỏe người bệnh.
3.2 Lòi búi trĩ trong trĩ ngoại
Búi trĩ ngoại hình thành bên ngoài rìa hậu môn, dưới lớp da mỏng. Người bệnh có thể cảm nhận được bằng tay. Hoặc nhìn thấy trực tiếp. Ban đầu, kích thước của búi trĩ chỉ nhỏ như hạt đậu. Do đó có thể bấm nhẹ bằng tay để búi trĩ bị dẹp xuống. Tuy nhiên, khi bệnh trĩ trở nên nặng, búi trĩ sẽ sưng to. Đồng thời lòi ra ngoài và không thể đẩy vào được. Đôi khi, búi trĩ còn có thể gây tắc nghẽn ở hậu môn.
4. Biến chứng của sa búi trĩ
Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời, tình trạng sa búi trĩ có thể trở nên nghiêm trọng. Các biến chứng nguy hiểm phổ biến bao gồm:
4.1 Gây tắc tĩnh mạch
Khi búi trĩ phát triển lớn và lòi ra ngoài hậu môn, nó có thể gây áp lực lên các mạch máu. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó khiến tế bào niêm mạc hậu môn không nhận được đủ oxy và chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ra tổn thương và hoại tử trong khu vực hậu môn. Trường hợp nặng còn có thể biến chứng thành ung thư trực tràng.
4.2 Nghẹt búi trĩ
Búi trĩ lòi ra ngoài sẽ ngày càng phình to. Khi đến giai đoạn nghiêm trọng, nó sẽ không thể đưa trở lại vào bên trong hậu môn. Tình trạng này có thể gây tắc nghẽn ở hậu môn. Điều này gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu. Đồng thời ảnh hưởng đến cơ chế bài tiết và loại bỏ chất thải phân của người bệnh.
4.3 Hoại tử búi trĩ
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, nó có thể làm tăng tiết dịch trong hậu môn. Điều này làm cho khu vực hậu môn bị ẩm ướt, ngứa ngáy và khó chịu. Đây cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ra viêm nhiễm hậu môn và dẫn đến nguy cơ hoại tử.
4.4 Nhiễm trùng máu
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của sa búi trĩ. Các búi trĩ phát triển lớn sẽ gây ra tình trạng nứt hoặc áp xe ở hậu môn. Do đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua những vết nứt và rách. Rồi gây ra nhiễm trùng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
4.5 Gây thiếu máu trầm trọng
Việc búi trĩ bị sa ra ngoài và xuất hiện máu tươi khi đi đại tiện kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Những triệu chứng của việc thiếu máu có thể bao gồm cảm giác hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi. Hoặc suy nhược, da dẻ xanh xao, thường xuyên ốm vặt và sức khỏe suy giảm.
Xem thêm:
- Các dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ phổ biến nhất mà bạn nên biết
- Bệnh trĩ là gì? Những dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất
5. Làm gì khi búi trĩ lòi ra ngoài?
Với mỗi trường hợp bệnh sẽ có phương pháp điều trị tương ứng. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ và triệu chứng cụ thể của từng người. Đối với những trường hợp búi trĩ sa ra ngoài ở mức độ nhẹ, người bệnh cần điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học. Điển hình như tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. Đặc biệt nên hạn chế việc ngồi lâu, đứng lâu.
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp điều trị như trên mà không thấy hiệu quả, người bệnh nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Tai đó, bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp hơn. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị cụ thể có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi, thuốc uống. Hoặc kết hợp cả hai để giảm viêm nhiễm. Đồng thời làm giảm kích thước của búi trĩ.
- Can thiệp thủ thuật: Bao gồm tiêm xơ búi trĩ, đặt vòng cao su để thắt chặt búi trĩ. Hoặc sử dụng laser để điều trị.
- Phẫu thuật: Phương pháp này thường được chỉ định đối với những trường hợp trĩ lòi ra ngoài ở mức độ nặng. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay bao gồm phẫu thuật Longo, phẫu thuật cắt trĩ bằng dao Plasma, khâu triệt mạch trĩ bằng siêu âm Doppler,…
6. Lời kết
Trên đây, Loukas đã cung cấp đầy đủ thông tin cơ bản về sa búi trĩ. Hy vọng qua đó, người bệnh có thể nhận biết chính xác tình trạng lòi trĩ. Từ đó có thể tiến hành thăm khám và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.