Tổng hợp thông tin về bệnh trĩ huyết khối: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, phương pháp điều trị bệnh,…
Mặc dù bệnh trĩ huyết khối không được xem là nguy hiểm. Nhưng nó có thể gây ra sự đau đớn và không thoải mái trong các hoạt động hàng ngày. Như đi bộ, ngồi, hoặc đi vệ sinh. Nếu các triệu chứng không tự giảm đi, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau cho người bệnh tùy chọn. Từ việc sử dụng kem bôi đến áp dụng phẫu thuật.
1. Bệnh trĩ huyết khối là gì?
Trĩ huyết khối (Trĩ tắc mạch/ huyết khối quanh hậu môn) là tình trạng bên trong búi trĩ hình thành một cục máu đông. Nó ngăn chặn máu chảy, dẫn đến các triệu chứng đau, viêm và chảy máu. Các búi trĩ có thể tồn tại dưới dạng một khối tròn hoặc một cục đơn lẻ. Cục máu đông trong hầu hết các trường hợp được cơ thể tái hấp thu. Và các triệu chứng biến mất. Bệnh trĩ huyết khối hầu hết là bên ngoài nhưng cũng có trường hợp chúng nằm ở bên trong.
2. Phân loại trĩ huyết khối
Bệnh trĩ huyết khối được phân làm hai loại chính, được Phòng khám Đa khoa Loukas giới thiệu ngay sau đây:
2.1. Trĩ nội huyết khối
Là tình trạng búi trĩ kèm cục máu đông hình thành bên trong ống hậu môn – trực tràng. Bệnh có thể nhanh chóng phát triển dẫn tới viêm, sưng. Và xuất hiện tình trạng chảy máu khi đi đại tiện. Bệnh nhân còn bị ảnh hưởng nặng nề trong quá trình đi đại tiện và đời sống sinh hoạt.
Xem thêm:
- Bệnh trĩ có lây không? Làm thế nào để nhận biết bệnh trĩ?
- Trĩ bị hoại tử có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả
2.2. Bệnh trĩ ngoại huyết khối
Loại trĩ huyết khối này xảy ra phổ biến hơn. Đây là tình trạng mạch máu được hình thành bên ngoài ống trực tràng – hậu môn bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khó chịu thường xuyên. Đồng thời, bị suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi. Thậm chí, mức độ đau đớn sẽ tăng lên khi bệnh nhân ngồi hoặc đi đại tiện.
3. Nguyên nhân gây trĩ huyết khối
- Tiêu chảy và táo bón thường xuyên: Tình trạng trên kéo dài sẽ khiến hậu môn chịu áp lực lớn. Dẫn đến hình thành các búi trĩ.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Hậu môn cũng bị tăng áp lực khi người bệnh ngồi lâu, không thường xuyên vận động.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi bạn uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày, kết hợp với chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ dẫn đến tình trạng táo bón. Làm giảm nhu động ruột, khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn.
- Độ tuổi: Tuổi càng cao, chức năng tiêu hóa của cơ thể càng yếu. Dẫn đến tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên hơn, gây ra bệnh trĩ.
- Phụ nữ có thai: Chế độ ăn uống thay đổi trong thai kỳ dễ khiến cho phụ nữ mang bầu bị táo bón. Bên cạnh đó, áp lực của thai nhi xuống trực tràng, hậu môn gây chèn ép lên tĩnh mạch. Cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh trĩ ở phụ nữ gia tăng đáng kể.
- Bệnh lý: Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: đại tràng hay béo phì, nứt hậu môn cũng dễ mắc bệnh trĩ hơn bình thường.
- Sinh con: Áp lực từ việc rặn khi sinh cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hậu môn.
- Trì hoãn đi đại tiện: Thói quen nhịn đi đại tiện lâu ngày sẽ khiến hậu môn trực tràng bị áp lực. Dẫn đến trĩ.
4. Triệu chứng của bệnh trĩ huyết khối
Người bệnh có thể sờ thấy một cục nhỏ quanh hậu môn. Nó có màu sẫm, hơi xanh bởi bên trong chứa cục máu đông. Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ huyết khối bao gồm: đau, sưng và chảy máu ở hậu môn khi huyết khối tắc mạch bị vỡ.
5. Trĩ huyết khối có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh mang đến cảm giác đau đớn nghiêm trọng, nhưng người bệnh có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau. Để kiểm soát cơn đau. Như triệu chứng chảy máu hậu môn thường không gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu người bệnh không kiểm soát tốt, bệnh trĩ huyết khối sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm khuẩn huyết (Ngộ độc máu): Khi người bệnh bị vi khuẩn tấn công hoặc nhiễm độ quá mức sẽ dẫn đến tình trạng này. Vi khuẩn có thể xâm nhập trong thời gian chảy máu hậu môn do trĩ. Chúng phát triển trong máu và gây ra nhiễm khuẩn huyết. Một số triệu chứng điển hình mà người bệnh có thể gặp phải khi mắc bệnh này là: sốt cao, buồn nôn, khó thở, đau dạ dày, nhịp tim nhanh, lo lắng.
- Hoại tử: Khi khối trĩ phát triển lớn và mạnh hơn, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở. Dẫn đến thiếu oxy, chất dinh dưỡng. Và cuối cùng là hoại tử.
- Hình thành cục máu đông: Việc trĩ huyết khối di chuyển ngược lại dòng máu sẽ dẫn đến hình thành máu đông. Các bộ phận khác cũng từ đó mà bị ảnh hưởng.
Xem thêm:
- Sa trực tràng và trĩ có giống nhau không? Cách phân biệt
- Cắt trĩ xong có phải nằm viện không? Mất thời gian bao lâu?
6. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ huyết khối
6.1. Đối với trĩ ngoại tắc mạch 1 búi
Nhằm giúp cầm máu và giảm thiểu sưng tấy, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây tê cục bộ chứa epinephrine. Phương pháp này thường được chỉ định cho những bệnh nhân mắc: trĩ cấp tính nặng, gây hoại tử, phù nề, ngăn cản sự đóng niêm mạc. Người bệnh có thể gặp đau đớn vài tuần sau phẫu thuật.
6.2. Đối với trĩ hỗn hợp tắc mạch
Người bệnh mắc tắc hình vòng sẽ được bác sĩ áp dụng cách thức phẫu thuật cắt trĩ. Bằng dao Plasma. Hoặc cắt búi trĩ huyết khối, lấy huyết khối kết hợp kỹ thuật Longo phần trĩ chưa tắc mạch còn lại.
6.3. Đối với trĩ nội hình vòng tắc mạch
Lấy huyết khối kết hợp với phẫu thuật Longo
Phương pháp này còn được gọi là phẫu thuật cắt niêm mạc theo chu vi. Hoặc thủ thuật sa và trĩ (PPH). Nó có ưu điểm là: ít đau đớn, thời gian phẫu thuật ngắn, quá trình phục hồi nhanh. Và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Bác sĩ thực hiện thủ thuật bằng cách sử dụng ghim bấm để cắt và nối niêm mạc trực tràng. Nhằm cố định các mô trĩ bên trong. Phương pháp Longo đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao. Phương pháp dù tân tiến nhưng cũng dễ xảy ra các biến chứng như: chảy máu từ dây ghim và nguy cơ hình thành lỗ rò âm đạo ở phụ nữ.
Lấy huyết khối kết hợp với phẫu thuật đốt trĩ Laser Diode
Phương pháp này sử dụng carbon dioxide hoặc Nd Yag Laser để đốt hoặc cắt bỏ búi trĩ một cách chính xác, nhanh chóng. Và không gây đau đớn. Liệu pháp Laser có thể áp dụng cho hầu hết bệnh nhân trĩ cấp độ I, II, III. Và có thể kết hợp với các phương thức khác.
Lấy huyết khối kết hợp với phẫu thuật trĩ THD
Phương pháp này ít đau, giảm thiểu nguy cơ chảy máu và sa mô. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò Doppler để xác định sáu động mạch nuôi chính trong niêm mạc trĩ. Sau đó, bác sĩ thắt các động mạch này bằng chỉ khâu có thể hấp thụ. Và sử dụng ống soi chuyên dụng để cắt các động mạch thừa niêm mạc trĩ.
Lấy huyết khối kết hợp với tiêm xơ trĩ nội soi
Với ưu điểm chỉ cần tiêm một lần, ít đau, thời gian nằm viện ngắn, phương pháp cho phép bệnh nhân về nhà ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Không chỉ có quá trình phục hồi nhanh chóng mà chi phí điều trị bằng phương pháp này cũng vô cùng rẻ. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao đối với trường hợp trĩ xuất huyết, trĩ không sa nhiều, trĩ không quá to. Và người bệnh có các bệnh lý nền như: tiểu đường, bệnh tim mạch, tai biến mạch máu,…
7. Biện pháp phòng ngừa trĩ huyết khối
Người bệnh có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh trĩ huyết khối bằng cách:
- Uống nhiều nước: Giúp cơ thể có đủ độ ẩm và lượng nước để làm mềm phân. Nhằm ngăn ngừa bệnh trĩ.
- Ngăn ngừa táo bón: Thông qua việc hấp thu chất xơ, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, tình trạng táo bón sẽ được ngăn ngừa.
- Vận động thường xuyên: Không đứng hay ngồi quá lâu. Thay vào đó, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục. Hoặc đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Khi cơ thể hấp thu nhiều chất xơ, tình trạng táo bón sẽ được phòng ngừa. Nhu động ruột được kích thích và gia tăng hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể nạp chất xơ vào cơ thể thông qua: bông cải xanh, lúa mì nguyên chất, rau xanh, trái cây, bột yến mạch.
8. Tạm kết
Trĩ huyết khối thường gây đau, ngứa, khó chịu cho người mắc bệnh. Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Điều này sẽ giúp đề phòng những rủi ro không mong muốn. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Trĩ.