Bệnh trĩ có lây không? Làm thế nào để nhận biết bệnh trĩ?

29/02/2024

Nguyệt Anh

Bài viết sau sẽ làm sáng tỏ thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không?” và cung cấp các thông tin hữu ích mà bệnh trĩ mà người bệnh nên biết.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trĩ là rất lớn. Chính vì vậy nhiều người bệnh thường băn khoăn rằng liệu bệnh trĩ có lây không? Trong bài viết sau, Loukas sẽ giải đáp thắc mắc này một cách chính xác và chi tiết nhất.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng khi các đám động mạch và tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và hậu môn bị phình to, viêm nhiễm hoặc bị tổn thương. Từ đó hình thành nên các búi trĩ. Khi người bệnh đi tiêu, có thể xuất hiện những vệt máu nhỏ kèm theo phân. Đối với mức độ nặng, bệnh có thể gây đau đớn và khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

vị trí của trĩ nội và trĩ ngoại

2. Bệnh trĩ gồm những loại nào?

Bệnh trĩ được phân thành 3 loại. Bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

2.1 Trĩ nội

Đây là loại trĩ hình thành ở phía trong đường lược. Nguyên nhân là bởi lực nén bên trong quá lớn gây ra sự phình to. Cùng với đó là sự xuất hiện các triệu chứng như xung huyết và chảy máu. Búi trĩ nội thường khó phát hiện. Bởi nó được bao bọc bởi lớp biểu mô chuyển tiếp và niêm mạc trong hậu môn.

2.2 Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng khi các đám động mạch bên ngoài hậu môn bị phình to hoặc viêm nhiễm. Các triệu chứng thường bao gồm cảm giác đau, ngứa và khó chịu ở khu vực hậu môn. Khác với trĩ nội, các búi trĩ ngoại thường có thể nhìn thấy. Hoặc cảm nhận được từ bên ngoài.

Xem thêm:

bệnh trĩ ngoại

2.3 Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp là kết hợp của cả hai loại trĩ: trĩ nội và trĩ ngoại. Khi búi trĩ nội phát triển đến mức độ nghiêm trọng, thường sẽ bị sa ra ngoài. Từ đó gây ra tình trạng trĩ hỗn hợp.

3. Các cấp độ của bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể được phân loại thành các cấp độ khác nhau dựa trên mức độ nghiêm trọng và triệu chứng của bệnh. Dưới đây là các cấp độ của bệnh trĩ:

  • Trĩ độ 1: Trĩ ở cấp độ này thường không gây ra các triệu chứng đau đớn hay khó chịu cho người bệnh. Búi trĩ lúc này còn nhỏ, nằm gọn trong hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ. Cụ thể như đau, ngứa. Hoặc cảm giác khó chịu ở khu vực hậu môn. Đặc biệt có thể xuất hiện máu trong phân hoặc giấy vệ sinh. Ở giai đoạn này, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên có thể tự động co rút lại.
  • Trĩ độ 3: Mức độ này gây đau đớn và khó chịu nghiêm trọng hơn tại vùng hậu môn. Búi trĩ thường nằm ngoài hậu môn và không thể tự co lại. Người bệnh phải dùng tay để nhấn búi trĩ vào trong.
  • Trĩ độ 4: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ lúc này nằm hẳn ngoài hậu môn và không thể đẩy vào trong.Nếu không được can thiệp y tế ngay lập tức, búi trĩ có thể bị hoại tử.

các cấp độ của bệnh trĩ

4. Dấu hiệu của bệnh trĩ

Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh trĩ mà người bệnh cần lưu ý:

  • Người bệnh có thể trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu. Hoặc cảm giác đau nhức ở khu vực hậu môn. Đặc biệt là sau khi đi đại tiện hoặc ngồi lâu.
  • Cảm giác ngứa, kích thích hoặc khó chịu có thể xuất hiện ở khu vực hậu môn.
  • Máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh hoặc trong phân sau khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, có thể xuất hiện máu tươi hoặc xung huyết.
  • Búi trĩ có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Những búi trĩ này thường sa dần ra ngoài tùy theo mức độ bệnh.
  • Khu vực xung quanh hậu môn có thể sưng tấy, đỏ. Thậm chí có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Đặc biệt là khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng và kéo dài.

5. Nguyên nhân của bệnh trĩ

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Cụ thể như sau:

  • Lối sinh hoạt ít vận động, ngồi lâu. Hoặc ăn ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ.
  • Người mắc bệnh tiểu đường có khả năng cao mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do tăng cường áp lực đến các mạch máu.
  • Một số nguyên nhân khác như: quan hệ tình dục qua đường hậu môn, béo phì, uống rượu bia, ăn đồ cay nóng,…

Xem thêm:

ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc trĩ

6. Trả lời thắc mắc: Bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ không phải là một bệnh truyền nhiễm. Do đó nó không thể lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Cũng như qua đường máu, hô hấp, tình dục,… Nguyên nhân của bệnh trĩ không phải là do vi khuẩn hoặc virus. Điều này giải thích lý do tại sao bệnh không có nguy cơ lây cho người khác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh trĩ, việc duy trì một lối sống lành mạnh là rất quan trọng. Đặc biệt là ở độ tuổi trung niên. Hoặc những người phải ngồi lâu và làm việc nặng nhọc thường xuyên.

7. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, Phòng khám Đa khoa Loukas đã giải đáp được cho bạn thắc mắc “Bệnh trĩ có lây không?”. Đồng thời cung cấp thêm các thông tin hữu ích về bệnh trĩ. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch