Cùng Loukas trả lời cho câu hỏi được rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ quan tâm “Cắt trĩ xong có phải nằm viện không?”.
Cắt trĩ là một trong những phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ bệnh trĩ triệt để. Vậy cắt trĩ xong có phải nằm viện không? Cùng giải đáp chi tiết thắc mắc này trong bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ
Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến hậu môn và trực tràng. Bệnh trĩ thường xuất phát từ việc các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn và trực tràng bị giãn quá mức. Từ đó tạo thành những búi trĩ. Các tĩnh mạch này có thể bị giãn do sự áp lực từ bên trong. Dẫn đến tình trạng xung huyết, chảy máu. Trong một số trường hợp, chúng có thể bị đẩy ra ngoài.
Người bệnh thường bỏ qua những triệu chứng nhẹ ban đầu. Cũng như ngần ngại khi nghĩ đến việc đi khám trĩ. Thông thường, họ chỉ tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra sự bất tiện. Hay tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
2. Những trường hợp cần phải cắt trĩ
Trong trường hợp bệnh trĩ ở độ 1 và 2, phẫu thuật thường không cần thiết. Khi đó, điều trị nội khoa kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh là có thể cải thiện bệnh rõ rệt.
Theo thống kê, khoảng 1 trong 10 trường hợp cần phải thực hiện phẫu thuật cắt búi trĩ. Thông thường, phương pháp cắt trĩ thường áp dụng với những đối tượng sau:
- Bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở độ 3 trở lên.
- Tắc mạch: Bệnh nhân gặp khó khăn khi ngồi thẳng do búi trĩ đã sưng to và căng phồng.
- Sa nghẹt: Hậu môn bị tắc nghẽn do trĩ sa ra bên ngoài quá nhiều. Trường hợp này có thể gây ra hoại tử, nhiễm khuẩn. Thậm chí là đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Nhiễm khuẩn: Nếu bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần được điều trị ngay lập tức để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nhiễm khuẩn sâu bên trong ống hậu môn có thể gây sưng to, đau rát và khó chịu.
Xem thêm:
- Bệnh trĩ có lây không? Làm thế nào để nhận biết bệnh trĩ?
- Trĩ huyết khối là gì? Những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra
3. Cắt trĩ có phải nằm viện không?
Có những trường hợp sau khi phẫu thuật, bệnh nhân chỉ mất rất ít thời gian để hồi phục. Tuy nhiên cũng có những người phải tốn khá nhiều ngày mới có thể trở lại bình thường. Điều này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe vốn có, tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật,… Bởi vậy, bác sĩ phải xem xét đầy đủ mọi phương diện trên rồi mới có thông báo về thời gian xuất viện cụ thể.
Theo các bác sĩ, thông thường sau nửa ngày người bệnh sẽ được về nhà mà không cần nằm viện. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng thì bệnh nhân có thể phải nằm viện khoảng 1-2 ngày để theo dõi.
4. Sau phẫu thuật cắt trĩ nên làm gì để nhanh lành?
Quá trình hồi phục sức khỏe nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào việc chăm sóc hậu phẫu thuật cắt trĩ. Vậy nên người bệnh cần hết lưu ý một số điều sau đây:
4.1 Chăm sóc vết mổ
- Luôn giữ vùng vết mổ trĩ trong tình trạng sạch sẽ và khô ráo. Tránh để vùng này bị ẩm ướt. Nếu có tình trạng vết thương bị ẩm ướt, người bệnh cần lau khô và thay băng gạc mới.
- Rửa vùng hậu môn bằng nước muối ấm và lau khô bằng khăn sạch theo hướng dẫn. Trong quá trình vệ sinh vùng vết mổ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sát trùng. Điển hình như Betadine 10% hoặc xanh methylen.
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh mà bác sĩ đã kê đơn để đề phòng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng cụ thể trong phác đồ điều trị nội khoa.
- Cần tái khám theo đúng lịch hẹn hoặc khi xuất hiện các triệu chứng bất thường. Cụ thể như đau kéo dài, chảy máu, xuất hiện máu cục, đại tiện thường xuyên và không kiểm soát được, …
Xem thêm:
- Sa trực tràng và trĩ có giống nhau không? Cách phân biệt
- Trĩ bị hoại tử có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị hiệu quả
4.2 Chế độ ăn uống
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có dạng lỏng và mềm trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Sau 1-2 ngày, người bệnh có thể bổ sung nước ép trái cây, các loại rau củ, ngũ cốc và rau xanh. Như vậy sẽ giúp điều hòa nhu động ruột, tránh tình trạng táo bón. Cũng như giảm áp lực đối với hậu môn.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất và làm mềm phân.
- Tránh hút thuốc lá và tiêu thụ các loại đồ uống có chứa cồn và chất kích thích trong thời gian hồi phục sau phẫu thuật. Hạn chế ăn thực phẩm gia vị cay nóng và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
4.3 Chế độ sinh hoạt và lối sống
- Sau phẫu thuật, người bệnh nên vận động và đi lại nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức ở vùng vết mổ. Hơn thế còn thúc đẩy tốc độ phục hồi của vết thương. Đặc biệt tuyệt đối tránh các hoạt động thể thao có độ cường độ mạnh. Ví dụ như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, nâng tạ,…
- Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục sau phẫu thuật trĩ. Trừ trường hợp đã được bác sĩ cho phép. Quan hệ tình dục có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch trong vùng trực tràng và hậu môn. Từ đó gây đau, chảy máu và có thể gây tái phát bệnh trĩ.
- Hạn chế thực hiện các hoạt động có thể tạo áp lực lên búi trĩ. Điển hình như rặn khi đi tiêu, ngồi xổm và mang vác các vật nặng.
5. Lời kết
Hy vong bài viết trên của Phòng khám Đa khoa Loukas đã giúp bạn có được câu trả lời vừa ý cho thắc mắc “Cắt trĩ có phải nằm viện không?”. Đồng thời biết cách chăm sóc hậu phẫu thuật một cách đúng đắn, khoa học. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.