Sa trực tràng và trĩ có giống nhau không? Cách phân biệt

29/12/2023

Nguyệt Anh

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ đơn giản, hiệu quả nhất mà người bệnh cần lưu ý để xác định chính xác bệnh lý.

Sa trực tràng và trĩ là hai loại bệnh đều xuất hiện ở vùng hậu môn trực tràng. Do biểu hiện giống nhau nên người bệnh thường dễ nhầm lẫn bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để phân biệt chính xác hai loại bệnh này? Cùng giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau đây

1. Bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ là gì?

Cả sa trực tràng và bệnh trĩ đều xuất hiện ở khu vực hậu môn và thường dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên dù vậy đây là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau về bản chất.

hình ảnh búi sa trực tràng và búi trĩ

  • Sa trực tràng là khi thành trực tràng bị trượt ra ngoài cơ thắt hậu môn và lồi ra phía ngoài. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng, sa trực tràng sẽ bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ.
  • Trĩ là tình trạng mà các mạch máu tĩnh mạch bị giãn nở quá mức trong thời gian dài. Điều này làm tạo thành các búi trĩ ở đường lược. Khi các búi trĩ mở rộng đủ lớn và kéo dài đủ lâu, chúng sẽ lồi ra ngoài hậu môn gây ra tình trạng bệnh trĩ. Trĩ nội và trĩ ngoại là hai dạng trĩ phổ biến nhất hiện nay.

2. Vì sao cần phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ?

Sự nhầm lẫn giữa sa trực tràng và bệnh trĩ thường xảy ra đối với các bệnh nhân của Phòng khám Đa khoa Loukas. Do chúng đều hình thành và phát triển tại khu vực trực tràng và hậu môn. Đối với sa trực tràng, phần trực tràng sẽ lồi ra ngoài hậu môn. Tình trạng này tương tự như sa búi trĩ, gây rối loạn cho người bệnh.

Phân biệt sai hai căn bệnh này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Sử dụng sai phương pháp và loại thuốc điều trị Điều này có thể gây ra những tổn thất không đáng có.
  • Làm cho bệnh tình phát triển đến mức nặng hơn, kéo dài hơn. Thậm chí dẫn đến các biến chứng không lường trước được.
  • Gây cảm giác đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh. Từ đó dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Bao gồm cả tâm lý lẫn đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí lớn trong quá trình điều trị.
  • Việc phân biệt chính xác giữa hai căn bệnh này là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo việc điều trị được thực hiện đúng cách và kịp thời. Từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Xem thêm:

phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

3. Phân biệt sa trực tràng và bệnh trĩ

Dưới đây là chi tiết các triệu chứng giúp bạn có thể phân biệt chính xác giữa sa trực tràng và bệnh trĩ:

3.1. Phân biệt sa trực tràng và trĩ qua búi sa

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất giữa hai bệnh lý này là sự thay đổi về hình dạng và kích thước của các búi u ở vùng hậu môn. Các búi sa này có thể có độ dài khác nhau tùy theo từng loại bệnh cụ thể.

  • Trong trường hợp sa trực tràng: Khối u sẽ chiếm một phần hoặc toàn bộ vùng trực tràng. Chúng thường dài, có hình tròn. Đồng thời chứa nhiều dịch nhầy và ẩm.
  • Trong trường hợp trĩ: Các búi trĩ chủ yếu là lớp niêm mạc. Khối sa thường ngắn và bao gồm một hoặc nhiều búi trĩ lớn nhỏ khác nhau.

3.2. Phân biệt sa trực tràng và trĩ qua hiện tượng chảy máu

Bệnh sa trực tràng và trĩ có thể phân biệt qua lượng máu chảy trong quá trình đi vệ sinh. Cách phân biệt cụ thể như sau:

phân biệt trĩ và sa trực tràng qua lượng máu

  • Trong trường hợp sa trực tràng: Khi đi vệ sinh có xuất hiện tình trạng máu chảy. Tuy nhiên lượng máu khá ít. Đồng thời có thể lẫn vào phân. Tình trạng máu chảy không kéo dài đối với người mắc sa trực tràng.Trong trường hợp bệnh trĩ:
  • Trong giai đoạn đầu, người bệnh sẽ bắt gặp hiện tượng chảy máu ít hoặc nhiều khi đi vệ sinh. Khi búi trĩ nhỏ, máu thường ít và dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Khi búi trĩ đã phát triển lớn, máu sẽ chảy nhiều hơn. Thậm chí là chảy thành giọt và tia. Đồng thời có thể gây đau đớn cho người bệnh.

Khi gặp các vấn đề bất thường, người bệnh cần đi khám để tiến hành các xét nghiệm. Qua đó chẩn đoán và xác định loại bệnh một cách chính xác. Cũng như lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.

4. Cách phòng ngừa bệnh sa trực tràng và trĩ

Đối với mỗi loại bệnh, người bệnh trĩ cần có cách phòng tránh cũng như điều trị khác nhau:

4.1 . Phòng ngừa bệnh sa trực tràng

hạn chế uống thuốc kháng sinh phòng bệnh sa trực tràng

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh, trầm cảm,… Bởi những loại thuốc này không tốt cho hệ tiêu hóa. Việc sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể gây ra táo bón, sỏi bàng quang. Đặc biệt là tăng nguy cơ bị sa trực tràng.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng. Lưu ý chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng có thể làm yếu các cơ vùng hậu môn. Đồng thời khiến cho hậu môn trở nên mỏng và tăng nguy cơ sa trực tràng.
  • Những người từng phẫu thuật ở khu vực hậu môn cần duy trì chế độ ăn uống dễ tiêu. Cũng như thường xuyên thực hiện các bài tập hậu môn. Đặc biệt không nên nhịn đại tiện.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh,… Tránh các bài tập nặng hoặc các vận động mạnh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để làm mềm phần phân, bôi trơn ruột. Đồng thời có tác dụng giảm thiểu nguy cơ táo bón và sa trực tràng.
  • Bổ sung khẩu phần ăn với nhiều loại hoa quả, rau xanh, vitamin, chất xơ và khoáng chất. Từ đó duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng.

Xem thêm:

4.2. Phòng ngừa bệnh trĩ

tránh ăn thức ăn nhanh giúp giảm nguy cơ mắc trĩ

  • Duy trì các vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Từ đó giảm áp lực tập trung ở vùng hậu môn. Đồng thời thúc đẩy sự linh hoạt và dẻo dai của cơ thể.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học với nhiều loại rau xanh, trái cây, nấm, hạt và rau có độ nhớt. Điển hình như rau mồng tơi, rau dớn, rau đay,…
  • Uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để kích thích hoạt động ruột. Cũng như tránh tình trạng táo bón.
  • Duy trì thói quen đi lại vào khung thời gian cố định mỗi ngày.
  • Tránh nhịn đi đại tiện. Bởi việc này có thể làm mất phản xạ tiêu hóa và làm trĩ trở nên nặng hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, chứa nhiều chất kích thích hoặc cồn.
  • Giảm sử dụng các sản phẩm từ sữa. Đồng thời hạn chế uống sữa quá nhiều.
  • Thường xuyên đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng táo bón và bệnh trĩ.

5. Lời kết

Hy vong qua bài viết trên, các bạn đã có thể phân biệt được bệnh sa trực tràng và trĩ một cách chính xác. Cũng như biết cách làm thế nào để phòng ngừa hai loại bệnh này. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch