Trĩ hỗn hợp là gì? Những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua

30/10/2023

Hằng Đàm

Mọi thông tin hữu ích liên quan đến trĩ hỗn hợp: Định nghĩa, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.

Trĩ hỗn hợp là một bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Nếu không được khám và điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ tiếp tục phát triển, gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu và phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh trĩ hỗn hợp.

1. Trĩ hỗn hợp là gì?

Tình trạng người bệnh mắc đồng thời cả trĩ ngoại và trĩ nội được gọi là trĩ hỗn hợp. Phần khối trĩ ngoại ở bên ngoài kết dính với búi trĩ nội sa xuống dưới hậu môn. Tạo thành khối kéo dài từ ống hậu môn ra ngoài hậu môn. Việc điều trị trĩ hỗn hợp sẽ khó khăn và phức tạp hơn bình thường. Do phương pháp trị bệnh sẽ phải kết hợp giữa điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Giống như bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp cũng được chia thành 4 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ ở giai đoạn đầu nổi lên trong ống hậu môn. Búi trĩ sẽ phình to lên khi người bệnh đi đại tiện. Nhưng chưa sa ra ngoài hậu môn, dễ chảy máu.
  • Cấp độ 2: Khi đi đại tiện hoặc rặn, búi trĩ to, rõ rệt sẽ sa ra ngoài hậu môn. Và tự co lại vào trong khi thôi rặn. Hậu môn có chảy máu.
  • Cấp độ 3: Các búi trĩ lớn sa ra ngoài nhưng không thể tự co lại. Mà phải dùng lực tay để đẩy búi trĩ lên. Hậu môn chảy máu, có búi trĩ phụ. Lâu dần dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Cấp độ 4: Ngoài búi trĩ lớn còn có búi trĩ phụ, sa ra ngoài ống hậu môn. Các búi trĩ liên kết tạo thành vòng trĩ. Tình trạng chảy máu thường xuyên dẫn đến thiếu máu mạn tính.

cấu tạo trĩ hỗn hợp

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Người bệnh có thể nhận biết trĩ hỗn hợp thông qua các dấu hiệu điển hình mà Phòng khám Loukas liệt kê sau đây:

  • Có máu khi đi đại tiện
  • Mỗi lần đi đại tiện sẽ xuất hiện tình trạng máu đỏ tươi trên giấy hoặc dính trong phân. Giai đoạn đầu, máu chỉ dính một chút trên giấy. Tuy nhiên, máu sẽ chảy thành tia hoặc thành giọt khi bệnh trở nặng. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu với các biểu hiện. Như: da vàng, da xanh, chóng mặt khi vận động,…
  • Hậu môn tiết dịch nhầy
  • Khi bệnh đến giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy ẩm ướt, có mùi hôi. Do hậu môn liên tục tiết dịch nhầy.
  • Hậu môn ngứa ngáy và đau rát
  • Hậu môn tiết dịch nhầy cũng khiến bệnh nhân cảm thấy vướng víu, ngứa ngáy, khó chịu. Hoặc thậm chí là nứt kẽ hậu môn.
  • Nếu bệnh nhân mắc trĩ hỗn hợp bị táo bón, có thể dẫn đến tình trạng hậu môn bị nóng, trầy xước và đau rát khi đi đại tiện.
  • Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn
  • Khi bệnh trở nặng, búi trĩ sẽ không thể thụt vào trong hậu môn. Dù người bệnh dùng tay đẩy vào trong.

cô gái rút giấy

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Táo bón thường xuyên

Thường xuyên gặp tình trạng táo bón có thể gây ra sự giãn dần của các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ. Bao gồm các cơ vòng, cơ nâng và các dây chằng xung quanh hậu môn. Làm cho chúng trở nên lỏng lẻo và mất đi khả năng đàn hồi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ hình thành các búi trĩ bên trong và bên ngoài hậu môn. Gây nên bệnh trĩ hỗn hợp.

Ít vận động

Ngồi nhiều, ít vận động hoặc thường xuyên phải bê vác vật nặng có thể ảnh hưởng. Đến chức năng của các động mạch và tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng. Sự chèn ép xảy ra có thể tạo ra tắc nghẽn trong các búi tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn. Dẫn đến sự phình to và sưng của búi trĩ.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của búi trĩ. Thói quen ăn nhiều thịt và ít rau xanh, cùng với việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn. Có thể gây táo bón kéo dài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp.

Uống ít nước

Uống ít nước có thể khiến phân trở nên rắn hơn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón. Gây ra bệnh trĩ.

Tâm lý chủ quan

Nhiều người không thực hiện điều trị cận lâm sàng cho trĩ nội và trĩ ngoại một cách toàn diện. Do tâm lý e ngại vì bệnh nằm ở khu vực nhạy cảm. Thay vì đi thăm bác sĩ, họ có thể tự mua thuốc. Hoặc nghe theo lời khuyên từ người thân hoặc các phương thuốc dân gian được lan truyền. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn và phát triển thành bệnh trĩ hỗn hợp.

Phụ nữ mang thai, sau sinh

Ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, có khoảng 80% trường hợp mắc bệnh trĩ. Điều này có thể được giải thích. Bằng việc trong thời kỳ mang thai, sự lưu thông máu tăng lên để đáp ứng đủ lượng máu đến thai nhi. Ngoài ra, trọng lượng của thai nhi và áp lực lên vùng chậu tăng lên đáng kể. Gây ra sưng phù và lồi tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng. Dẫn đến bệnh trĩ. Khi phụ nữ sinh con bằng phương pháp tự nhiên, họ phải sử dụng sức lớn. Để đưa thai nhi ra ngoài, điều này cũng tác động mạnh lên các tĩnh mạch và mao mạch vùng chậu. Làm cho bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài những yếu tố nêu trên, còn có nhiều nguyên do khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Như béo phì, tuổi tác cao, tình trạng căng thẳng tâm lý và mệt mỏi,…

phụ nữ mang thai

4. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp

  • Nhiễm trùng hậu môn là tình trạng hậu môn bị sưng to và nhiễm trùng. Gây viêm nhiễm cho niêm mạc xung quanh. Nếu viêm nhiễm không được điều trị, có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm và hoại tử hậu môn.
  • Bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẽn búi trĩ ở giai đoạn muộn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Ngoài ra, trĩ hỗn hợp thường gây ra chảy máu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ. Với biểu hiện như chóng mặt, đau đầu và thường xuyên thấy hoa mắt.
  • Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn có thể bị chèn ép, gây cản trở lưu thông máu vào búi trĩ. Nếu không được điều trị đúng cách, búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phình lên. Và có thể gây ra sự hình thành của cục máu đông.
  • Đối với phụ nữ, do cấu trúc âm đạo gần với khu vực hậu môn, việc bị viêm nhiễm hậu môn khi không được vệ sinh đúng cách. Có thể gây viêm nhiễm phụ khoa, bao gồm viêm âm đạo và viêm loét cổ tử cung.

Xem thêm:

5. Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

5.1. Điều trị nội khoa

Một số loại thuốc có thể người bệnh sẽ được kê như:

  • Thuốc tăng trương lực tĩnh mạch nhằm tăng tính bền vững của thành mạch.
  • Thuốc nhuận tràng, giảm đau và thuốc chống viêm với trường hợp bị phù nề, tắc mạch.
  • Thuốc dùng tại chỗ: thuốc đặt hậu môn dạng viên đạn Avenoc, thuốc bôi mỡ Proctolog,…

lọ thuốc uống

5.2. Điều trị ngoại khoa

Có một số phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp, bao gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Sử dụng vòng cao su để nén chặt gốc búi trĩ, ngăn lưu thông máu đến búi trĩ. Khiến búi trĩ teo dần và hoại tử. Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp đã sa ra ngoài hậu môn trong khoảng 6 – 8 tuần.
  • Tiêm xơ vào búi trĩ: Sử dụng hóa chất đặc biệt tiêm trực tiếp vào búi trĩ. Để gây xơ hóa, khiến cho búi trĩ không thể tiếp nhận máu và sẽ tự động teo lại.
  • Đốt sóng cao tần HCPT: Sử dụng sóng điện từ cao tần để tác động lên mạch máu nuôi búi trĩ. Gây đông mạch máu nuôi búi trĩ, kéo búi trĩ xuống. Sau đó sử dụng dao điện để cắt bỏ búi trĩ.
  • Cắt trĩ bằng laser: Sử dụng chùm tia laser có cường độ thích hợp để chiếu vào búi trĩ. Khiến búi trĩ teo lại, sau đó thực hiện cắt đứt búi trĩ.
  • Phẫu thuật cắt trĩ Longo: Sử dụng một công cụ đặc biệt để kéo búi trĩ lên cao. Sau đó cắt nguồn máu đến búi trĩ. Dẫn đến sự teo dần và loại bỏ hoàn toàn búi trĩ.

6. Tạm kết

Bệnh trĩ hỗn hợp cần phải được điều trị sớm. Và người bệnh không nên e ngại về tính nhạy cảm của bệnh, mà nên thăm khám bệnh ngay khi thấy triệu chứng. Bởi nếu không điều trị kịp thời, trĩ hỗn hợp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy theo dõi chuyên mục Trĩ của chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức Y khoa.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch