Trĩ độ 4: Biểu hiện, phương pháp điều trị và cách chăm sóc sau cắt trĩ

11/11/2023

Nguyệt Anh

Tổng hợp các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề bệnh trĩ độ 4 giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Trĩ độ 4 là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Trong giai đoạn này nếu không được điều trị đúng đắn, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Trong bài viết sau đây, Loukas sẽ chia sẻ tất tần tật thông tin về bệnh trĩ độ 4 mà người bệnh nên tham khảo.

1. Hiểu về bệnh trĩ cấp độ 4

Trĩ là một bệnh lý phổ biến được chia thành hai loại chính. Bao gồm trĩ ngoại và trĩ nội. Trong khi trĩ ngoại không được phân loại theo cấp độ cụ thể, trĩ nội lại được chia thành các cấp độ khác nhau. Điều này tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trong trĩ nội, búi trĩ phát triển trong ống hậu môn và thường không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Cấp độ 4 của bệnh trĩ đại diện cho giai đoạn nặng nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh thường trải qua cảm giác đau đớn liên tục, đau rát và chảy máu. Các biến chứng như hoại tử và sa búi trĩ có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.

bệnh trĩ ngoại độ 4
Dấu hiệu cụ thể của trĩ cấp độ 4 bao gồm:

  • Búi trĩ có kích thước lớn, màu sắc sậm, thường bị sa ra ngoài và không thể tự co lại được.
  • Phần búi trĩ bên trong có thể sưng to và gây tắc nghẽn. Từ đó khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và khó chịu khi có sự tiếp xúc hoặc di chuyển.
  • Vùng hậu môn có thể trở nên ẩm ướt và nhầy. Dẫn đến tình trạng khó chịu và có nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tình trạng chảy máu do trĩ. Trong một số trường hợp nặng có thể bị mất máu đáng kể.

2. Trĩ độ 4 có nguy hiểm không?

Trĩ cấp độ 4 là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ. Bởi vậy nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể gây ra những hậu quả không đáng có. Việc điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn này sẽ trở nên rất khó khăn và kéo dài. Các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Loukas cho rằng biến chứng nguy hiểm của trĩ cấp độ nặng bao gồm:

bệnh trĩ nội độ 4

  • Thiếu máu: Tình trạng chảy máu liên tục do trĩ có thể dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Người bệnh có thể trải qua tình trạng chóng mặt, hoa mắt, và suy nhược nặng. Điều này làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
  • Nhiễm khuẩn vùng hậu môn: Việc tiết dịch nhầy nhiều do búi trĩ bị sa ra ngoài có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn có thể khiến người bệnh gặp ngứa ngáy và khó chịu. Cũng như xuất hiện các bệnh lý khác. Điển hình như rò hậu môn và áp xe hậu môn.
  • Hậu môn bị hoại tử: Vi khuẩn xâm nhập và tấn công trong thời gian dài có thể dẫn đến hoại tử của các búi trĩ. Trong những trường hợp này, người bệnh bắt buộc phải lựa chọn cách cắt trĩ truyền thống để giải quyết khu vực bị hoại tử.
  • Tuy nhiên sẽ rất khó hậu môn có thể quay về lại trạng thái ban đầu.
  • Nguy cơ ung thư: Tỷ lệ mắc ung thư do trĩ độ 4 không quá lớn. Tuy nhiên búi trĩ ở cấp độ nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở vùng hậu môn và trực tràng. Nếu không phát hiện sớm, ung thư có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Xem thêm:

3. Phương pháp điều trị trĩ độ 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ. Do vậy, việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị không còn mang lại hiệu quả. Khi búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, bệnh nhân cần được can thiệp phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật. Dưới đây là một số phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay:

3.1 Phương pháp Longo

Longo là phương pháp cắt trĩ hiện đại và được sử dụng rộng rãi ngày nay. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt một đoạn khoảng 3-4 cm tại đường lược hậu môn bằng máy khâu vòng. Phương pháp này làm hạn chế tối đa lưu lượng máu đi tới các tĩnh mạch ở búi trĩ. Kết quả là búi trĩ không nhận đủ máu và sẽ teo nhỏ dần. Sau cùng, bác sĩ sẽ khâu lại vùng viêm mạc bị sa xuống ở hậu môn. Nhằm định hình lại như ban đầu.

Quá trình cắt trĩ Longo thường chỉ mất khoảng 30 phút. Một trong những ưu điểm lớn của phương pháp này là ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Do quá trình thực hiện trên đường lược. Đây là vùng có ít dây thần kinh tập trung.

phương pháp cắt trĩ longo

3.2 Phương pháp mổ trĩ truyền thống

Phương pháp mổ trĩ truyền thống được áp dụng dựa vào mức độ tổn thương cụ thể. Phương pháp này có tác dụng cắt bỏ đi phần búi trĩ bị tổn thương. Thông thường, phương pháp này được lựa chọn khi tổn thương quá nặng. Cùng với đó là các biến chứng trở nên nghiêm trọng đến mức không thể sử dụng các phương pháp khác. Quá trình mổ trĩ thường gây đau đớn và đòi hỏi thời gian phục hồi khá lâu. Ngoài ra, nếu không thực hiện cẩn thận, có thể gây ra các biến chứng. Cụ thể như mất khả năng tự chủ đại tiện và phá vỡ cấu trúc hậu môn.

4. Chăm sóc sau phẫu thuật trĩ độ 4

Việc chăm sóc vết thương ảnh hưởng quan trọng đến quá trình phục hồi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm hậu phẫu thuật. Dưới đây, Loukas sẽ đưa ra một số lời khuyên cho người bệnh sau khi cắt trĩ:

4.1 Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp

Sau khi phẫu thuật cắt búi trĩ, người bệnh cần bổ sung đủ nước, chất xơ. Điển hình như các loại rau xanh và hoa quả. Bên cạnh đó, việc tập luyện thói quen đi vệ sinh khoa học cũng vô cùng quan trọng. Thời điểm thích hợp nhất để đi vệ sinh là vào sáng sớm khi vừa thức dậy.

bổ sung chất xơ sau cắt trĩ

4.2 Tái khám đúng lịch

Mặc dù búi trĩ đã được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Tuy nhiên, vết thương này sẽ yêu cầu một khoảng thời gian dài để phục hồi. Trong thời gian này, chất nhầy và dịch có thể vẫn tồn tại. Nhưng theo thời gian, nó sẽ giảm dần. Sau đó hoàn toàn biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày. Nếu quá trình chảy dịch, chảy máu từ vết thương cắt trĩ kéo dài, kèm theo các triệu chứng như đau, sưng, viêm nhiễm,… Thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng. Trong tình huống này, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hơn nữa sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám với bác sĩ. Nhằm kiểm tra tình trạng bệnh và điều chỉnh chăm sóc nếu cần thiết. Việc thực hiện đúng lịch hẹn giúp phát hiện các biến chứng sớm. Cũng như triển khai các biện pháp phòng ngừa một cách chủ động.

4.3 Tuân thủ sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định

Các loại thuốc uống sau phẫu thuật cắt trĩ nặng giúp kích thích quá trình tự làm lành, ngăn chặn nhiễm trùng, chảy máu và giảm đau. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý không được tự ý ngừng sử dụng. Hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có hướng dẫn từ bác sĩ.

uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

4.4 Vận động nhẹ nhàng

Sau phẫu thuật, các hoạt động mạnh như đi lại, nhảy, rặn, ho,… có thể gây ra chảy máu từ vết thương.Trong những ngày đầu tiên, bệnh nhân nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Sau đó hãy bắt đầu vận động nhẹ và tăng dần cường độ hoạt động. Nếu xuất hiện triệu chứng đau hậu môn khi vận động, bệnh nhân nên dừng lại. Đồng thời không nên nằm quá lâu để tránh tình trạng mệt mỏi của cơ thể.

Xem thêm:

4.5 Hạn chế bia rượu, chất kích thích

Cần tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê và thức ăn cay. Bởi chúng có thể làm chậm quá trình phục hồi. Vì vậy, việc hạn chế sử dụng các chất kích thích này rất quan trọng trong thời gian vết thương từ phẫu thuật trĩ.

hạn chế rượu bia

5. Lời kết

Hy vọng rằng những thông tin trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về bệnh trĩ độ 4. Qua đó có thể thăm khám kịp thời và điều trị phù hợp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch