Bệnh trĩ độ 1 là gì? Làm cách nào để phát hiện sớm và điều trị bệnh trĩ độ 1 sớm một cách hiệu quả và dứt điểm.
Trĩ là bệnh lý phổ biến thường bắt gặp ở những người phải ngồi nhiều, đứng lâu. Trong đó, trĩ độ 1 được coi là mức độ nhẹ nhất của bệnh. Vậy trĩ độ 1 là gì? Hãy cùng Loukas tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết sau đây.
1. Trĩ độ 1 là gì?
Trĩ độ 1 là giai đoạn ban đầu của bệnh trĩ. Khi đó các mạch máu tại hậu môn và trực tràng dưới bị sưng và giãn. Dẫn đến việc hình thành búi trĩ. Búi trĩ ở giai đoạn này có kích thước nhỏ, chưa bị bành ra ngoài. Do đó, người bệnh thường không cảm nhận đau đớn hoặc khó chịu. Kể cả khi búi trĩ bắt đầu có dấu hiệu chảy máu.
Người mắc trĩ độ 1 có thể phát hiện bệnh qua một số biểu hiện như sau:
- Đối với trĩ nội, bệnh nhân không cảm nhận đau rát khi đi tiêu. Tuy nhiên có thể thấy máu kèm theo phân hoặc ở trên giấy vệ sinh.
- Đối với trĩ ngoại, người bệnh không hẳn đau. Nhưng có thể cảm nhận được sự xuất hiện của búi trĩ khi chạm vào. Bởi vì búi trĩ xuất hiện bên ngoài vùng hậu môn. Nó dễ bị cọ xát trong quá trình đi vệ sinh. Do đó, đôi khi bệnh nhân cảm thấy rát hoặc ngứa ở vùng hậu môn. Nếu người bệnh gặp tình trạng táo bón kéo dài, có thể dẫn đến việc xuất hiện máu ở vùng hậu môn.
2. Trĩ độ 1 có nguy hiểm không?
Trĩ ở cấp độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ. Đây được coi là giai đoạn dễ điều trị nhất. Cũng như ít gặp biến chứng và có nguy cơ tái phát thấp. Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh, nhưng nó có thể khiến họ mất tự tin và gây căng thẳng tinh thần.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều người khi gặp phải trĩ ở mức độ nhẹ (độ 1 và 2) thường lơ là. Hoặc cảm thấy xấu hổ và trì hoãn việc thăm khám. Một số trường hợp tự ý sử dụng thuốc mà không được tư vấn từ bác sĩ. Điều này làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể đó là gây ra các vấn đề như sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn. Thậm chí là hoại tử búi trĩ. Trong trường hợp này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đồng thời dẫn đến nguy cơ biến chứng cao hơn.
Xem thêm:
- Trĩ cấp là gì? Phương pháp điều trị bệnh trĩ cấp
- Trĩ độ 4: Biểu hiện, phương pháp điều trị và cách chăm sóc sau cắt trĩ
3. Phương pháp điều trị trĩ độ 1 phù hợp, hiệu quả
Thuộc giai đoạn đầu vậy nên người bệnh trĩ độ 1 thường được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị nội khoa. Cụ thể như sau:
3.1 Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Bất kể là trĩ nội hay trĩ ngoại độ 1 thì việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Uống đủ nước hàng ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Đồng thời giúp cải thiện tiêu hóa và chuyển hóa chất xơ một cách hiệu quả.
- Bổ sung thêm rau xanh, củ quả tươi và những loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Điển hình như rau lang, khoai lang khi gặp tình trạng táo bón.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh.
- Ăn đúng bữa, tránh bỏ bữa và duy trì thời gian ăn cố định.
- Hạn chế thời gian ngồi lâu một chỗ. Thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt là đối với những người làm việc văn phòng.
- Thực hiện các hoạt động tập thể dục như đi bộ, bơi lội… trong khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày.
- Vệ sinh vùng hậu môn một cách nhẹ nhàng và sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện. Nên sử dụng giấy vệ sinh ướt, mềm, không hương liệu để tránh kích ứng.
- Nếu cảm thấy rát, có thể ngâm mông trong nước ấm.
- Có thể áp dụng chườm ấm hoặc chườm lạnh nếu vùng hậu môn bị sưng.
Hình thành thói quen đi vệ sinh vào cùng khung giờ mỗi ngày. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
3.2 Dùng thuốc
Trĩ ở độ 1 không yêu cầu can thiệp phẫu thuật. Do đó, người bệnh cần tuân thủ việc điều trị. Đồng thời kiên nhẫn thực hiện các phương pháp này trong thời gian dài để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Trường hợp vẫn xuất hiện các triệu chứng nhẹ như ngứa, hoặc tình trạng táo bón kéo dài. Thì người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp sử dụng một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh như sau:
- Thuốc bôi: Dùng các loại thuốc bôi trực tiếp lên vùng ngứa.
- Thuốc uống: Các loại thuốc này thường có tác dụng chống viêm, làm co búi trĩ. Cũng như cải thiện sức bền của tĩnh mạch trĩ và hỗ trợ tiêu hóa. Điển hình như thuốc nhuận tràng, thuốc cầm máu trĩ,…
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp dân gian như:
- Diếp cá: Giúp chống viêm, thanh lọc cơ thể và giảm tình trạng táo bón.
- Chiết xuất từ hoa Hòe: Làm bền thành mạch, giảm tính giòn và thấm của mao mạch.
- Tinh chất nghệ: Giúp kháng viêm, hỗ trợ lành vết thương.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng việc sử dụng loại thuốc và liều lượng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp tránh nguy cơ làm bệnh trở nên nặng hơn. Hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Trĩ hỗn hợp là gì? Những thông tin hữu ích bạn không nên bỏ qua
- Trĩ độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh trĩ độ 2 hiệu quả nhất
4. Bệnh trĩ độ 1 có cần phẫu thuật không?
Trĩ ở độ 1 vẫn ở mức độ nhẹ nên thường không bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật. Bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn này có khả năng hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả.
Lưu ý trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên nhẫn tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt không được tự ý ngưng điều trị. Bởi khi đó tình trạng bệnh sẽ không được điều trị dứt điểm và có thể tái phát.
5. Lời kết
Với những chia sẻ trên, Loukas hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ độ 1. Từ đó có thể phát hiện kịp thời và điều trị bệnh hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.