Trĩ độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh trĩ độ 2 hiệu quả nhất

31/10/2023

Nguyệt Anh

Trĩ độ 2 là gì? Bệnh này có chữa khỏi được không? Phương pháp nào điều trị bệnh trĩ độ 2 phù hợp, hiệu quả nhất dành cho người bệnh.

Trĩ độ 2 là một trong các phân loại của bệnh trĩ. Vậy bệnh trĩ mức độ này có nguy hiểm không? Áp dụng phương pháp nào để điều trị trĩ độ 2 hiệu quả nhất? Mọi thắc mắc trên sẽ được Loukas giải đáp chính xác và chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Trĩ độ 2 là gì?

Các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Loukas phân loại thành 4 cấp độ tùy theo mức độ nặng của bệnh trĩ. Trong đó, trĩ độ 2 là tình trạng xuất hiện búi trĩ khi đi tiêu. Tuy nhiên, búi trĩ này có khả năng tự rút vào được.

các giai đoạn bệnh trĩ
Dưới đây là một số biểu hiện lâm sàng thường thấy khi mắc bệnh trĩ độ 2:

  • Chảy máu: Đây là triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất ở các trường hợp bệnh trĩ. Máu có thể xuất hiện dưới dạng giọt nhỏ, bám trên phân. Hoặc thậm chí dưới dạng tia khi người bệnh đi tiêu. Đặc biệt là khi họ ngồi xuống. Máu có thể có màu tươi sáng hoặc xuất hiện dưới dạng cục.
  • Cảm giác khó chịu và ngứa rát vùng hậu môn: Trong trường hợp trĩ độ 2, người bệnh thường chưa cảm nhận sự khó chịu nhiều. Tuy nhiên khi đi tiêu, họ có thể gặp phải tình trạng kích ứng da và ngứa. Đặc biệt là khi họ lau qua bằng giấy. Tình trạng ngứa ngáy này có thể trở nên khó chịu hơn khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sa búi trĩ: Sau một thời gian gặp tình trạng đi tiêu ra máu, người bệnh sẽ có thể bị sa búi trĩ. Trong trường hợp trĩ độ 2, khi búi trĩ sa xuống, nó có khả năng tự rút vào được. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, búi trĩ có thể tiếp tục sa xuống. Sau đó không còn khả năng tự rút vào được nữa. Khi đó, tình trạng trĩ đã nâng cấp lên độ 4.

2. Trĩ nội độ 2 có chữa khỏi được không?

Bệnh trĩ độ 2 có thể điều trị hiệu quả, thành công nếu tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị ngay từ đầu, đặc biệt ở giai đoạn trĩ độ 1 và 2, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Cụ thể đó là sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng, ngăn ngừa biến chứng. Đồng thời giảm nguy cơ tái phát bệnh.

bệnh trĩ độ 2
Để đảm bảo điều trị trĩ hiệu quả, cần tiếp cận đúng căn nguyên của bệnh ngay từ đầu. Bởi nếu không, bệnh có thể tái lại và trở nặng hơn ở mỗi lần tái phát sau đó. Việc thăm khám và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là điều quan trọng. Giúp đánh giá tình trạng búi trĩ và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm:

3. Phương pháp điều trị trĩ độ 2 an toàn, hiệu quả

Dưới đây là một số phương pháp điều trị trĩ độ 2 phổ biến nhất mà bạn nên biết

3.1 Điều trị trĩ độ 2 nội khoa

Bệnh nhân trĩ giai đoạn đầu thường được chỉ định phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc. Để phát huy được hết tác dụng của phương pháp này, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

điều trị bệnh trĩ độ 2 bằng thuốc

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ: Trong sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân nên chú trọng đến vệ sinh khu vực bị ảnh hưởng bởi búi trĩ. Hãy ngâm nước lạnh 2-3 lần/ngày. Mỗi lần khoảng 15 phút để giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc: Bệnh nhân nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi. Quan trọng là tuân thủ đúng loại thuốc, đúng liều lượng, và không tự ý tự mua thuốc. Hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Tái khám định kỳ: Bệnh nhân nên tuân thủ lịch hẹn tái khám theo đúng định kỳ. Điều này giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của thuốc và xử lý các vấn đề phát sinh kịp thời.

3.2 Điều trị trĩ độ 2 bằng thủ thuật

Các phương pháp điều trị trĩ độ 2 bằng thủ thuật bao gồm:

điều trị trĩ bằng thắt vòng cao su

  • Thắt dây thun: Đây là thủ thuật an toàn, nhanh chóng và hiệu quả cho trĩ độ 2. Trước tiên, bác sĩ sẽ cắt nguồn cung cấp máu bằng cách thắt một dải cao su đặc biệt quanh gốc trĩ. Phần dải của búi trĩ sẽ co lại và tự rụng trong vòng một tuần. Thủ thuật này không phù hợp cho bệnh ngoại khoa có triệu chứng, bệnh nhân có rối loạn đông máu. Hoặc đang điều trị kháng đông mãn tính, bị suy giảm miễn dịch.
  • Tiêm xơ: Thường được sử dụng cho trĩ độ 2. Đặc biệt là với bệnh nhân có suy giảm miễn dịch hoặc vấn đề đông máu. Khi áp dụng thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm 1-2 ml chất làm xơ. Cụ thể đó là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol, hoặc natri tetradecyl sulfate dưới niêm mạc búi trĩ.
  • Đốt trĩ bằng laser: Đây là thủ thuật ngoại trú sử dụng chùm ánh sáng của tia laser tiên tiến. Nhằm xác định chính xác và cắt búi trĩ mà không cần phẫu thuật. Phương pháp này giúp loại bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, giảm đau đớn. Đồng thời có thời gian hồi phục nhanh.

Xem thêm:

4. Một số lưu ý giúp ngăn ngừa trĩ độ 2 tiến triển

Để ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể tuân theo các biện pháp sau:

người mắc bệnh trĩ độ 2 nên bổ sung chất xơ

  • Bổ sung chất xơ và uống đủ nước: Để đảm bảo sức kháng và tăng cường sức kháng ruột, bệnh nhân nên duy trì một lượng nước đủ hàng ngày, ít nhất là 2 lít nước. Ngoài ra, tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh nên bổ sung đó là rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, cám lúa mì, các loại trái cây và đậu.
  • Quản lý cân nặng: Béo phì là một yếu tố gây trĩ. Vì nó tạo áp lực lớn lên các tĩnh mạch của trực tràng và hậu môn. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng và viêm. Vì vậy, quản lý cân nặng ở mức hợp lý là điều cần thiết để ngăn ngừa tái phát trĩ.
  • Không rặn và ngồi lâu khi đại tiện: Rặn quá mức có thể gây trĩ hoặc làm tái phát trĩ. Ngoài ra, ngồi lâu trong bồn cầu cũng tạo áp lực lên trực tràng và hậu môn. Từ đó làm tăng nguy cơ tái phát bệnh trĩ.

5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh trĩ độ 2. Hy vọng qua đó, các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về giai đoạn bệnh trĩ này. Từ đó có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch