U tuyến giáp đa nhân là gì? Cách nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh lý này người bệnh.
U tuyến giáp đa nhân là bệnh tuyến giáp thường gặp ở nữ giới. Vậy u tuyến giáp đa nhân là gì? Làm thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý này? Cùng Loukas giải đạp tất cả những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
1. Khái niệm u tuyến giáp đa nhân
U tuyến giáp đa nhân là hiện tượng xuất hiện các nhân (khoảng 3-4 nhân) bên trong tuyến giáp. Cùng với đó là dấu hiệu to ở phía ngoài vùng cổ. Khi mắc bệnh này, chức năng của tuyến giáp sẽ có khả năng tăng hoặc giảm. Vậy nên, bệnh nhân thường gặp phải các triệu chứng của cường giáp hoặc suy giáp.
Thực tế cho thấy, phụ nữ từ 35-50 tuổi thường có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều lành tính và ít khi phát triển thành ung thư.
Xem thêm:
- Nhân tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không? Lưu ý cần biết
2. Nguyên nhân gây nên bệnh u tuyến giáp đa nhân
Tuy vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên bệnh lý này nhưng các chuyên gia đã chỉ ra được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
2.1 Khẩu phần ăn bị thiếu hụt i-ốt
Thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố gây nên căn bệnh tuyến giáp phổ biến này. Vậy nên hãy bổ sung đủ i-ốt cho cơ thể vào chế độ ăn hàng ngày để phòng tránh việc mắc bệnh .
2.2 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người thân từng bị và điều trị bệnh u đa nhân tuyến giáp thì khả năng cao bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn so với những người khác.
2.3 Giới tính, tuổi tác
Các nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh u tuyến giáp đa nhân cao gấp 5 lần nam giới. Bên cạnh đó, tuổi tác lớn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh.
2.4 Do môi trường sống
Việc từng tiếp xúc với tia phóng xạ hoặc xạ trị ở vùng cổ sẽ làm tăng khả năng bị u đa nhân tuyến giáp hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết u tuyến giáp đa nhân
Thông thường, loại u tuyến giáp có kích thước nhỏ và phát triển khá chậm. Do vậy khó nhận thấy được các triệu chứng của bệnh. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Khi đấy, người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy vùng cổ bị phình to ra khác thường. Từ đó có thể gây chèn ép đến các cơ quan xung quanh trong cơ thể. Dẫn đến một số biểu hiện mà người mắc phải bệnh lý này thường gặp như sau:
- Khối u chèn ép vào khí quản dẫn đến tình trạng khó thở
- Khối u chèn vào thực quản gây khó khăn khi nuốt
- Ho và khàn tiếng kéo dài
- Một số trường hợp bị đau ở vùng cổ
- Tim đập nhanh, thường xuyên hồi hộp
- Hay đổ mồ hôi
- Dễ cáu gắt, khó chịu
- Run tay
4. Phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp đa nhân đúng cách
Việc chẩn đoán kịp thời và chính xác ảnh hưởng rất đến quá trình điều trị của bệnh nhân. Điều này cần phải dựa trên các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để có thể đưa ra kết quả chuẩn nhất. Dưới đây là các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh u tuyến giáp đa nhân được các bác sĩ sử dụng:
4.1 Siêu âm tuyến giáp
Đây là một xét nghiệm đầu tay trong quá trình chẩn đoán bệnh u tuyến giáp đa nhân. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chính xác được vị trí, kích thước. Cũng như số lượng nhân trong tuyến giáp.
4.2 Xét nghiệm hormone tuyến giáp
Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm hormone tuyến giáp. Dựa vào nồng độ T3, T4, TSH để đánh giá xem cơ chế hoạt động của tuyến giáp có bị ảnh hưởng không. Từ đó đưa ra kết luận trường hợp đấy là u lành tính hay ác tính.
4.3 Kiểm tra độ tập trung i-ốt
Xét nghiệm này nhằm mục đích giúp bác sĩ đánh giá được chức năng của tuyến giáp. Trường hợp kết quả cho ra là độ tập trung của i-ốt cao thì có thể khẳng định rằng tuyến giáp sản xuất ra nhiều hormone. Mặt khác nếu độ tập trung của i-ốt thấp thì lượng hormone mà tuyến giáp đang sản xuất là không đủ.
4.4 Sinh thiết
Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô tuyến giáp của người bệnh để kiểm tra. Đây là phương pháp để bác sĩ có thể xác định được nguy cơ phát triển thành ung thư tuyến giáp của bệnh.
Xem thêm:
- Nguyên nhân u tuyến giáp có thể bạn không biết. Lời khuyên bổ ích
- Giải đáp tất tần tật về bệnh u nhân tuyến giáp đúng chuẩn
5. Phương pháp điều trị bệnh u tuyến giáp đa nhân hiệu quả
Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Cùng Loukas tìm hiểu một số phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp này như sau:
5.1 Thuốc kháng giáp
Đối với những trường hợp u lành tính và được phát hiện sớm, bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ chỉ định phương pháp dùng thuốc kháng giáp. Nhằm hạn chế các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
5.2 Phẫu thuật
Nếu phát hiện muộn, kích thước khối u sẽ to lên. Do đó có thể gây chèn ép đến các cơ quan xung quanh. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn nhất đối với những trường hợp này chính là phẫu thuật cắt khối u. Tùy vào từng đối tượng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc mổ hở.
5.3 Đốt sóng cao tần
Phương pháp đốt sóng cao tần được các chuyên gia đánh giá rất cao. Bởi nó sở hữu công nghệ hiện đại, điều trị không cần phẫu thuật. Không những vậy, quá trình phục hồi của người bệnh cũng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt, áp dụng phương pháp này sẽ không để lại sẹo. Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.
6. U tuyến giáp đa nhân có nguy hiểm không? Tuyến giáp đa nhân có nguy hiểm không?
Trên thực tế, tuỳ thuộc vào mỗi người khác nhau thì loại tế bào tăng sinh trong mô tuyến giáp cũng sẽ khác nhau. Để xác định bệnh có nguy hiểm hay không thì đầu tiên bác sĩ có chuyên môn cần thăm khám, chẩn đoán và tiến hành phân loại bệnh. Trong trường hợp bị nhân tuyến giáp ác tính, người bệnh cần nhanh chóng chữa trị để không bị biến chứng dẫn đến ung thư. Còn nếu là nhân lành tính thì có thể yên tâm và khám định kì để đảm bảo sức khoẻ.
7. Lời kết
Trên đây, Loukas đã tổng hợp toàn bộ thông tin về bệnh u tuyến giáp đa nhân. Hy vọng qua đó, các bạn đã hiểu rõ được khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và các phương pháp chẩn đoán, điều trị của bệnh lý này. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.