Nguyên nhân u tuyến giáp có thể bạn không biết. Lời khuyên bổ ích

10/04/2024

Nguyệt Anh

Nguyên nhân u tuyến giáp là gì? Bật mí các tác nhân u tuyến giáp phổ biến nhất mà bạn cần đặc biệt lưu ý trong cuộc sống hàng ngày.

Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh u tuyến giáp ngày càng gia tăng đáng kể. Vậy u tuyến giáp là gì? Lý do nào khiến bạn mắc phải bệnh lý này? Cùng Loukas tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân u tuyến giáp trong bài viết sau đây.

1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp hay còn được gọi là nhân tuyến giáp. Đây là tình trạng xuất hiện các khối đặc hoặc lỏng bên trong vùng mô tuyến giáp. Các khối u này có thể gây ra sự thay đổi trong chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của người mắc phải.

bệnh u tuyến giáp là gì

Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp tại Việt Nam chiếm khoảng 10-15% tổng số các ca bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Đặc biệt là nữ giới, chiếm 5,3%. Trong khi đó, nam giới chỉ chiếm khoảng 0,8%.

Xem thêm:

2. Dấu hiệu bệnh lý u tuyến giáp

Theo thống kê, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ác tính chiếm 5% trong tổng số ca bệnh u tuyến giáp. Việc phát hiện sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Sau đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh u tuyến giáp mà bạn nên lưu ý:

biểu hiện u tuyến giáp

  • Sự tăng trưởng của tuyến giáp: Tuyến giáp có thể tăng kích thước và trở nên phồng lên. Từ đó gây khó chịu ở vùng cố cho người bệnh.
  • Khó thở hoặc khàn giọng: Tuyến giáp lớn tất yếu sẽ gây áp lực lên các cơ quan xung quanh đó. Trong đó gồm có khí quản và dây thanh giọng. Dẫn đến tình trạng khó thở hoặc khàn giọng.
  • Thay đổi về cân nặng: Người mắc bệnh u tuyến giáp có thể sẽ gặp phải tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột mà không có lý do cụ thể.
  • Mệt mỏi, suy nhược: Tuyến giáp có thể sản xuất hormone quá nhiều hoặc quá ít. Gây ra sự mất cân bằng hormone và dẫn đến cảm giác mệt mỏi và suy nhược.
  • Rối loạn giấc ngủ: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc thức giấc vào ban đêm. Nguyên nhân là do sự không ổn định trong sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Thay đổi tâm trạng: Bệnh nhân có thể trải qua các thay đổi tâm trạng như lo lắng, trầm cảm. Hoặc tình trạng kích động không bình thường.

3. Nguyên nhân dẫn đến u tuyến giáp là gì?

Hiện nay vẫn chưa thể có câu trả lời chính xác về nguyên nhân gây ra u tuyến giáp. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp này như sau:

3.1 Yếu tố di truyền

Nguyên nhân gây u tuyến giáp thường gặp là do yếu tố di truyền. Người có người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em,… từng bị bệnh tuyến giáp thì sẽ có nguy cơ cao bị mắc bệnh hơn so với những người bình thường.

3.2 Do nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hại

Đây là một trong những yếu tố tác động lớn đến việc mắc bệnh u tuyến giáp. Bởi việc tiếp xúc các chất phóng xạ, chất độc hại thường xuyên sẽ gây nên biến đổi gen. Từ đó làm thay đổi tính chất và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. Dẫn đến tăng nguy cơ cao bị ung thư tuyến giáp.

nhiễm chất phóng xạ

3.3 Yếu tố giới tính, tuổi tác

Nguyên nhân bị u tuyến giáp cũng có thể do giới tính và tuổi tác. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở những người cùng độ tuổi thì tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn gấp 5 lần so với nam giới. Điều này là do hormone ở nữ giới có tác động mạnh hơn trong việc kích thích sự hình thành các u bướu. Hơn nữa, khi tuổi tăng, nguy cơ mắc u tuyến giáp cũng tăng lên.

3.4 Thừa hoặc thiếu I-ốt

Việc bổ sung I-ốt dư hoặc thiếu đều có liên quan trực tiếp đến các vấn đề về tuyến giáp. Trong đó bao gồm cả bệnh u tuyến giáp. Nếu cung cấp quá nhiều I-ốt sẽ có thể gây ra tình trạng cường giáp. Ngược lại, nếu bổ sung quá ít I-ốt, có thể dẫn đến suy giáp. Theo các chuyên gia,, mỗi người nên tiêu thụ khoảng 150mcg I-ốt mỗi ngày.

thừa thiếu iod

3.5 Mắc các bệnh lý tuyến giáp

Những người bị bệnh liên quan đến tuyến giáp thì sẽ khả năng cao mắc u tuyến giáp. Cụ thể như: viêm tuyến giáp, nang giáp, suy giảm hormone tuyến giáp,…

3.6 Hệ miễn dịch suy giảm

Theo Phòng khám Đa khoa Loukas, Hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Nó có chức năng chống lại sự xâm nhập và gây hại của các yếu tố gây bệnh. Bởi vậy việc rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại xâm nhập và gây bệnh. Khi đó, tuyến giáp cũng chịu tác động trực tiếp. Bởi vậy, hệ miễn dịch suy giảm chính là một trong những nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp.

3.7 Ảnh hưởng của các yếu tố khác

Ngoài các nguyên do trên thì còn có một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Điển hình như thừa cân, béo phì, ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất kích thích,…

sử dụng chất kích thích

4. Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh u tuyến giáp đều là u lành tính. Tuy nhiên điều này không nghĩa rằng người bệnh có thể xem nhẹ. Cũng như bỏ qua các triệu chứng và lơ là việc điều trị. Thực tế, các khối u này có thể phát triển với kích thước lớn lên đến 10-15cm. Điều này làm gây chèn ép khí quản. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Xem thêm:

bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không
Trong trường hợp u lành tính và không gây ra nhiều triệu chứng, bác sĩ có thể quyết định không điều trị hoặc theo dõi sát sao. Tuy nhiên, nếu khối u gây ra triệu chứng hoặc được xác định là u ác tính thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc liệu pháp tia X và hóa trị.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u tuyến giáp ác tính sẽ lan ra các cơ quan khác. Dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh. Một số biểu hiện gây khó khăn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh u tuyến giáp bao gồm: khó thở, khó nuốt, sưng họng, ho, suy nhược cơ thể. Cùng với đó là nhiều vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh, và nội tiết.

5. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Nguyên nhân u tuyến giáp là gì?”. Cũng như trang bị thêm được cho mình những kiến thức bổ ích về bệnh lý Tuyến giáp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch