Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai? Giải đáp và hướng dẫn bạn cách phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp hiệu quả.
Ở nữ giới, nhân tuyến giáp là bệnh lý vô cùng phổ biến. Điều này khiến nhiều chị em lo lắng về vấn đề: Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai. Vậy nên, trong bài viết này, Phòng khám Loukas sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến chủ đề trên. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách để phòng ngừa bệnh nhân tuyến giáp, tránh gây ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản.
1. Vai trò của tuyến giáp đối với thai kỳ
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra hormone tuyến giáp. Nhằm kiểm soát tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Vậy nên, hormone tuyến giáp có ảnh hưởng tới hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể. Trong đó có cả cơ quan sinh sản. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến nhịp đập của tim.
2. Bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ?
Tạp chí Sản Phụ khoa The Obstetrician & Gynaecologist đã công bố rất rõ về hai hormone quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát trưởng. Và tăng trưởng của cơ thể là thyroxine, triiodothyronine. Đều được tạo ra từ tuyến giáp. Những bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng tới sinh sản của phụ nữ. Gồm các giai đoạn: trước, trong, sau khi thụ thai. Các nhà khoa học cho biết rằng: bệnh lý tuyến giáp có tác động mạnh mẽ tới chức năng sinh sản của phụ nữ. Thậm chí có thể gây ra sinh non, thai lưu, sảy thai,… Và cả vô sinh.
Nhìn chung, bệnh tuyến giáp ảnh hưởng tới sinh sản của nữ giới trên các phương diện mà Phòng khám Loukas liệt kê sau đây:
2.1. Khả năng mang thai
Tuyến giáp là một trong những bộ phận kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Vậy nên, nếu hormone tuyến giáp sản sinh quá nhiều. Hoặc quá ít có thể khiến chu kỳ thay đổi ở nhiều mức độ khác nhau. Như: nặng, nhẹ, bất thường. Hơn thế nữa, bệnh lý tuyến giáp còn có thể dẫn đến tình trạng tắc kinh, vô kinh trong thời gian dài. Việc này cũng khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, khi các hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn gây ra bệnh tuyến giáp. Thì chúng cũng có thể ảnh hưởng tới các tuyến khác. Bao gồm cả buồng trứng. Đây chính là nguyên do dẫn đến mãn kinh sớm ở nữ giới.
Tóm lại. khi chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng bởi tuyến giáp. Tức là sự rụng trứng đã bị tác động. Và trở thành nguyên do khiến nữ giới thụ thai khó khăn.
Xem thêm:
- Nhân tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
- Nguyên nhân u tuyến giáp có thể bạn không biết. Lời khuyên bổ ích
2.2. Vấn đề khi mang thai
Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp khi đang mang thai có nhiều nguy cơ tiềm ẩn không tốt cho thai phụ và thai nhi. Tuy cơ thể của bé có thể tự sản xuất ra hormone tuyến giáp. Trong 10 – 12 tuần đầu thai kỳ. Nhưng bé vẫn phụ thuộc vào chức năng tuyến giáp của mẹ hoàn toàn. Do đó:
- Mẹ bị cường giáp vào 3 tháng đầu sẽ rất dễ bị sinh non, tiền sản giật, suy tim, nhiễm độc giáp cấp,… Nếu tình trạng trên không được kiểm soát tốt, bé có thể bị chậm phát triển, bị tim bẩm sinh, cường giáp từ trong bụng mẹ, đẻ non, dị tật bẩm sinh hoặc thai lưu.
- Mẹ bị suy giáp nhưng không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể dẫn tới bệnh thiếu máu, bệnh lý về cơ, suy tim xung huyết, tiền sản giật, chảy máu sau sinh,… Thai nhi từ đó mà gặp các bất thường về nhau thai. Trẻ nhẹ cân khi sinh ra, suy giáp bẩm sinh, hệ thần kinh và nhận thức chậm phát triển, có vấn đề bất thường,…
Tóm lại, các bệnh lý tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều tới sinh sản. Chủ yếu là khiến cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn hơn. Do sự thay đổi cân bằng hormone nội tiết và quá trình rụng trứng vì các vấn đề liên quan đến hormone tuyến giáp.
3. Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai?
Câu hỏi: bị nhân tuyến giáp có nên mang thai là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải bệnh lý này. Nhìn chung, bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không thì câu trả lời là CÓ. Dù bệnh lý có thể để lại nhiều ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nữ giới. Nhưng nếu bệnh được kiểm soát tốt thì bạn có thể yên tâm mang thai.
Khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ giúp các mẹ mang thai và sinh em bé như bình thường. Đã có nhiều trường hợp mẹ mang thai và sinh con trong khoảng thời gian điều trị bệnh nhân tuyến giáp. Và hoàn toàn ổn định khi thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Hơn thế nữa, các loại thuốc điều trị bệnh nhân tuyến giáp đa phần đều an toàn cho sức khỏe thai nhi. Vậy nên, bạn có thể yên tâm điều trị bệnh khi phát hiện nhân tuyến giáp trong thai kỳ. Nhưng để an toàn nhất, phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra định kỳ bệnh trước khi mang thai. Để có thể kiểm soát tốt các vấn đề do bệnh gây ra.
Xem thêm:
- U tuyến giáp đa nhân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Giải đáp tất tần tật về bệnh u nhân tuyến giáp đúng chuẩn
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh nhân tuyến giáp hiệu quả
- Kiểm soát cân nặng tốt.
- Hạn chế căng thẳng, stress, mệt mỏi trong thời gian dài.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là khi có dấu hiệu nghi ngờ nhân tuyến giáp.
- Sinh hoạt có điều độ, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.
- Cân bằng chế độ ăn uống, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
- Trước và trong khi mang thai cần sàng lọc bệnh tuyến giáp. Nhất là đối với chị em phụ nữ có nguy cơ cao như: gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp, từng bị bệnh tuyến giáp,…
- Bổ sung nguồn thực phẩm giàu i-ốt gồm: trứng, hải sản, thịt, sữa, gia cầm,…
- Bổ sung các thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe.
5. Lời kết
Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Phòng khám Loukas phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bị nhân tuyến giáp có nên mang thai không. Việc sớm phát hiện và kịp thời điều trị bệnh tuyến giáp là một trong những điều quan trọng giúp thai phụ và thai nhi luôn khỏe mạnh. Nếu thấy thông tin trên là bổ ích, hãy theo dõi chúng tôi để đón đọc nhiều bài viết mới tại chuyên mục Tuyến giáp.