Nhân tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

06/09/2023

Hằng Đàm

Người mắc phải bệnh nhân tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì để quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Việc điều trị bệnh nhân tuyến giáp không phải là vấn đề quá khó khăn. Nếu bạn kịp thời phát hiện và chữa trị bệnh theo đúng phác đồ của các y bác sĩ. Để việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bạn cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn của bản thân. Vậy bệnh nhân nhân tuyến giáp nên ăn gì? Ngay bây giờ, hãy cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu thực đơn món ăn dành cho người mắc bệnh nhân tuyến giáp.

1. Nhân tuyến giáp là gì?

Nhân tuyến giáp là các khối hình bầu dục hoặc hình tròn. Được hình thành bên trong tuyến giáp. Do tình trạng xơ hóa hay sưng mãn tính các mô bất thường ở tuyến giáp. Hầu hết nhân giáp không làm ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone của tuyến giáp. Và không phải là khối u ác tính.
Người mắc bệnh nhân tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh chỉ có thể được phát hiện khi bạn thăm khám sức khỏe định kỳ. Nhưng nếu có các triệu chứng sau đây, bạn nên tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất:

  • Dễ tỉnh giấc, khó ngủ.
  • Tâm trạng bồn chồn, bất an, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Sụt cân nhanh chóng.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Thường xuyên có nhu động ruột.

nhân tuyến giáp

Xem thêm:

2. Người bị nhân tuyến giáp nên ăn gì?

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh. Nhất là việc xây dựng kế hoạch ăn uống hàng ngày sao cho hợp lý nhất. Những nhóm thực phẩm mà Phòng khám Loukas liệt kê sau đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh nhân tuyến giáp:

2.1. Thực phẩm chứa nhiều i-ốt

Nhờ có i-ốt, tuyến giáp mới có thể sản sinh ra hormone giúp cơ thể tồn tại và phát triển. I-ốt tuyến giáp cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành nhân và khối u. Vậy nên, bệnh nhân mắc nhân tuyến giáp nên bổ sung các món ăn chứa nhiều i-ốt trong bữa ăn hàng ngày. Điển hình như: tảo biển, muối ăn, rong biển, tôm, sò biển,… Thế nhưng, lượng i-ốt nạp vào cơ thể phải tuân theo tư vấn của bác sĩ. Nhất là với những người đang điều trị nhân tuyến giáp bằng phóng xạ I–131.

rong biển

2.2. Nhóm rau xanh lá

Các loại rau có màu xanh thường chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, magie, sắt,… Đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuyến giáp đặc biệt cần những vi chất này để hoạt động khỏe mạnh. Rau diếp, rau bina, rau dền, mồng tơi,… là những loại rau xanh lá rất tốt cho người mắc bệnh nhân tuyến giáp. Tuy nhiên, những loại rau thuộc họ cải bắp, củ cải, cải bẹ, cải thảo, cảnh xoăn,… không dành cho người bệnh. Bởi chúng có chứa isothiocyanates khiến sự hấp thụ i-ốt của tuyến giáp bị hạn chế. Đặc biệt là khi ăn sống. Nếu ăn các loại rau này, bạn cần ăn ở mức độ vừa phải. Và lưu ý phải luộc hoặc chần qua. Nhằm phá hủy bớt isothiocyanates.

rau diếp

2.3. Hải sản tốt cho quá trình chữa nhân tuyến giáp

Các loại hải sản như cua, tôm, ốc, cá, ngao,… chứa lượng lớn vi chất kẽm, sắt, i-ốt, selen, omega-3, vitamin B, vitamin A rất tốt cho hoạt động của tuyến giáp. Nhất là các loại cá giàu mỡ như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích chứa nhiều dầu cá. Càng giúp cho tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh hơn. Việc tiêu thụ 3 bữa cá một tuần sẽ giúp bệnh nhân nhân tuyến giáp phục hồi nhanh chóng.

món tôm

2.4. Các loại hạt

Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân,… là nguồn cung cấp protein, magnesi, vitamin B, vitamin E vô cùng tốt. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn nếu bạn đang thắc mắc bị nhân tuyến giáp nên ăn gì để mau phục hồi. Chúng sẽ giúp cho cơ thể và tuyến giáp hoạt động ổn định và khỏe mạnh hơn.

hạnh nhân

3. Những thực phẩm không nên ăn khi mắc phải bệnh nhân tuyến giáp

3.1. Đậu nành và các loại thực phẩm từ đậu nành

Dù rất tốt cho da, tim mạch và cả sắc đẹp. Nhưng đậu nành lại chứa Isoflavone, thứ ngăn cản cơ thể tạo ra hormone tuyến giáp. Vậy nên, hãy hạn chế việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa Isoflavone như đậu phụ hay sữa đậu nành.

đậu nành

3.2. Các thực phẩm chế biến sẵn

Do mức độ tiện lợi mà đồ ăn nhanh được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này lại chứa lượng lớn chất phụ gia, bột đậu tương hay calo rỗng có hại cho tuyến giáp. Hàm lượng chất béo no cao có trong thực phẩm chế biến sẵn cũng ảnh hưởng đến quá trình sản sinh thyroxin của tuyến giáp.

đồ ăn sẵn

3.3. Nội tạng động vật

Những món ăn như tiết canh, lòng lợn, gan, phổi, tim, thận động vật có chứa lượng lớn acid béo lipoic. Có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc điều trị nhân tuyến giáp. Làm chậm quá trình điều trị bệnh.

tiết canh

3.4. Đồ ăn nhiều đường

Những món ăn chứa nhiều đường chưa từng được khuyến khích tiêu thụ. Nhất là với người mắc bệnh nhân tuyến giáp. Vì khi mắc bệnh, lượng đường nạp vào cơ thể không được chuyển hóa có thể gây bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh và mỡ máu cao.

bánh ngọt

3.5. Thực phẩm làm từ lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen

Bánh quy, bánh mỳ, bánh ngọt hoặc các thực phẩm làm từ lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen có chứa lượng lớn Gluten. Ăn quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ không tốt cho tuyến giáp.

Xem thêm:

bánh mì

3.6. Bia rượu và các chất kích thích

Bia, rượu và các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như soda, cà phê, đồ uống có gas không chỉ gây ảnh hưởng đến thần kinh. Mà còn làm rối loạn giấc ngủ. Khiến cho bệnh nhân tiều tụy, mệt mỏi, stress. Dẫn đến sức khỏe ngày càng chuyển biến xấu.

bia rượu

4. Tạm kết

Hy vọng rằng thực đơn bổ dưỡng mà chúng tôi liệt kê ở trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “nhân tuyến giáp nên ăn gì”. Để nhanh chóng cải thiện bệnh Tuyến giáp, bạn hãy xây dựng cho bản thân chế độ ăn lành mạnh và dinh dưỡng. Đừng quên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của các y bác sĩ để ngày càng khỏe mạnh hơn. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại mục Tuyến giáp.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch