Giải đáp tất tần tật về bệnh u nhân tuyến giáp đúng chuẩn

30/09/2023

Nguyệt Anh

U nhân tuyến giáp là gì? Khái niệm, phân loại, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh u nhân tuyến giáp.

U nhân tuyến giáp là tình trạng mô tuyến giáp phát triển bất thường. Bệnh lý nội tiết này thường không có triệu chứng và được phát hiện ở giai đoạn muộn. Vậy u nhân tuyến giáp là gì? Trong bài viết sau đây, Loukas sẽ bật mí cho bạn những kiến thức tổng hợp về bệnh u nhân tuyến giáp.

1. U nhân tuyến giáp là gì?

U nhân tuyến giáp là tình trạng biến đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Dẫn đến việc hình thành một hoặc nhiều khối u riêng biệt nằm bên trong tuyến giáp. Gây sưng to và biến dạng vùng phía trước cổ.

u nhân tuyến giáp là gì

2. Phân loại u nhân tuyến giáp

Bệnh lý này thường được chia làm hai loại chính. Cụ thể theo Phòng khám Đa khoa Loukas như sau:

  • U tuyến giáp đơn nhân: Đây là tình trạng xuất hiện khối u bất thường. Loại u này có thể chia làm hai dạng. Đó là nhân độc và nhân không độc. Trong số các trường hợp mắc phải thì dạng nhân độc thường có nồng độ hormone tuyến giáp khá cao. Hay còn gọi là cường giáp.
  • U tuyến giáp đa nhân: Đây là tình trạng tổn thương tuyến giáp ở dạng khối. Trường hợp này có thể đặc hoặc lỏng. Bệnh thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Đặc biệt có tồn tại một tỷ lệ nhỏ có thể chứa tế bào ác tính gây ung thư.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân u nhân tuyến giáp gồm những gì?

Tùy vào tính chất khối u là lành tính hay ác tính mà sẽ có từng nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Nguyên nhân gây u nhân tuyến giáp cụ thể như sau:

3.1 Đối với u nhân tuyến giáp lành tính

Có nhiều bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc u lành nhân tuyến giáp. Bao gồm: bướu giáp đa nhân, viêm tuyến giáp Hashimoto, u nang tuyến giáp và u tuyến giáp lành tính.

bệnh bướu giáp đa nhân

  • Bướu giáp đa nhân: Đây được xem là tính trạng mở rộng của toàn bộ tuyến giáp. Nguyên do là bởi các nhân chứa tế bào tuyến giáp bình thường (được gọi là sự tăng sản). Hoặc được làm đầy bởi các chất keo. Chất keo ở đây được hiểu là các protein dự trữ hormone tuyến giáp ở trong bộ phận này.
  • Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Đây là dạng thường gặp nhất của bệnh tuyến giáp hoạt động kém. Loại suy giáp này thường có liên quan đến sự xuất hiện của các nhân tuyến giáp và bướu cổ.
  • U nang tuyến giáp: Bệnh nội tiết này thường xuất phát từ một nhân giáp đang có tình trạng chảy máu hoặc thoái hóa. Thường gây đau ở vùng tuyến giáp.
  • Khối u tuyến giáp lành tính: Đây là tình trạng bất thường của các mô tuyến tính ở dạng lành tính. Bệnh thường được chia thành hai loại: u nang và u nhú. Tuy nhiên, u nang thường phổ biến hơn u nhú.

3.2 Đối với u nhân tuyến giáp ác tính

Nguyên nhân gây ra bệnh u nhân tuyến giáp ác tính là ung thư tuyến giáp. Trong đó có thể kể đến một số loại ung thư tuyến giáp như sau:

ung thư biểu mô dạng tủy

  • Ung thư biểu mô dạng nhủ: Chiếm 80% tỷ lệ các trường hợp ung thư tuyến giáp. Loại này thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 84. Nguyên nhân gây ra ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú có thể bắt nguồn từ việc tiếp xúc với tia X ion hóa, lịch sử chiếu tia X ở vùng đầu và cổ. Hoặc trải qua quá trình xạ trị, sử dụng thuốc tránh thai và thường xuyên hút thuốc lá.
  • Ung thư biểu mô dạng nang: Phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 84. Dạng ung thư này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Điển hình như tiếp xúc với tia X ở vùng đầu và cổ, điều trị bằng xạ trị, thiếu sắt và đột biến gen.
  • Ung thư biểu mô dạng tủy: Thể này khá hiếm gặp. Chỉ chiếm dưới 5% tổng số trường hợp. Thường xuất hiện trong giai đoạn sau tuổi 50. Nó có khả năng lan rộng qua cả máu và hệ bạch huyết. Mặt khác, có thể được di truyền trong gia đình.
  • Ung thư thể không biệt hóa: Chiếm khoảng 20% tổng số trường hợp, thường xuất hiện sau 50 tuổi. Nguyên nhân là xuất phát từ một tế bào đơn độc lan rộng nhanh chóng đến vùng xung quanh. Từ đó gây ra triệu chứng chèn ép. Thể ung thư không biệt hóa thường tiến triển nhanh chóng trong vài tháng.

4. Triệu chứng của bệnh u nhân tuyến giáp

triệu chứng u nhân tuyến giáp

  • Tùy thuộc vào kích thước , vị trí và tính chất của từng trường hợp sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Cùng tìm hiểu một số triệu chứng phổ biến có thể xuất hiện khi mắc bệnh lý nội tiết này sau đây:
  • Kích thước u lớn: U tuyến cận giáp có thể gây ra cảm giác nặng, áp lực. Hoặc không thoải mái ở vùng cổ và họng. Nó cũng có thể gây khó thở cho người bệnh.
  • Tác động lên thanh quản: Khi u tuyến cận giáp phát triển lớn, nó có thể tạo áp lực lên thanh quản. Từ đó gây ra tiếng khan, tiếng ồn khi nói. Hoặc gây khó khăn khi nuốt.
  • Đau đầu: Do áp lực lên các mạch máu và dây thần kinh trong cổ, khối u có thể gây đau đầu.

5. Phương pháp điều trị u nhân tuyến giáp an toàn, hiệu quả nhất

Hiện nay có nhiều cách điều trị bệnh tuyến giáp này. Trong số đó nổi bật nhất phải kể đến như sau:

5.1 Điều trị bằng Thyroxine

Đây là biện pháp được ứng dụng nhằm mục đích kiểm soát sự phát triển của khối u. Cách điều trị này thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi. Hoặc trường hợp nhân tuyến giáp có kích thước nhỏ. Cũng như không có dấu hiệu phát triển thành u ác tính.

5.2 Dùng Iod phóng xạ

Điều trị bệnh tuyến giáp này bằng Iod phóng xạ thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc bướu nhân do cường giáp. Cách thức áp dụng đó là nạp vào cơ thể Iod 131 theo đường uống. Phương pháp này tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai. Hoặc những người có cơ thể nhạy cảm. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ các cuộc kiểm tra định kỳ. Từ đó nhằm giảm nguy cơ nhiễm độc.

dùng iod phóng xạ điều trị u nhân tuyến giáp

5.3 Phẫu thuật ngoại khoa

Phương pháp điều trị này thường được áp dụng đối với những bệnh nhân có nhân tuyến giáp lớn. Đồng thời gây chèn ép lên khí quản và thanh quản.
Với trường hợp có dấu hiệu ung thư tuyến giáp, bác sĩ sẽ quyết định loại bỏ một phần. Hoặc toàn bộ tuyến giáp. Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp được hạn chế áp dụng nhất. Nguyên nhân là do có thể mang đến cho bệnh nhân một số biến chứng. Cụ thể như nhiễm trùng, tác động đến chức năng tuyến giáp. Đặc biệt là có nguy cơ viêm nhiễm cao.

Xem thêm:

5.4 Tiêm cồn qua da

Phương pháp này thường được áp dụng cho người bị bướu tuyến giáp đặc, u nang hoặc u nang dạng hỗn hợp.Trong quá trình điều trị, cồn sẽ được tiêm vào tuyến giáp thông qua máy siêu âm. Từ đó gây hoại tử coagulative và phá hủy nhân xơ. Phương pháp tiêm cồn qua da thường không gây tác dụng phụ và tương đối khá an toàn.

phương pháp tiêm cồn qua da điều trị u nhân tuyến giáp

5.4 Sóng cao tần

Đối với phương pháp sóng cao tần, bác sĩ sẽ dùng dòng điện tần số cao. Qua đó làm nhỏ các nhân giáp lành tính. Đồng thời đảm bảo sẽ không gây tái phát. Tuy nhiên, phương pháp này thường không được chỉ định đối với các trường hợp ác tính.

5.5 Phương pháp sử dụng tia laser

Laser là một trong những phương pháp tiên tiến trong việc điều trị u tuyến giáp. Ưu điểm của phương pháp này là không gây mê, không đau và không để sẹo. Điều này giúp giảm nguy cơ các biến chứng sau điều trị. Cụ thể như mất giọng, khản tiếng, nhiễm trùng hoặc chảy máu.

6. Lời kết

Qua những chia sẻ trên, hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh u nhân tuyến giáp. Từ đó có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch