Tình trạng trĩ sau sinh có ảnh hưởng đến trẻ đang bú sữa mẹ?

31/10/2023

Hằng Đàm

Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Tình trạng trĩ sau sinh có ảnh hưởng đến trẻ đang bú sữa mẹ?” và hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Trĩ sau khi sinh là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Đa số các trường hợp đều cần điều trị và không thể tự khỏi. Khi bệnh phát triển nặng, phẫu thuật có thể là cách điều trị duy nhất. Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết tình trạng trĩ sau sinh có làm ảnh hưởng đến bé khi đang trong giai đoạn bú mẹ hay không. Hãy cùng Phòng khám Loukas đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Trĩ sau sinh là gì?

Trĩ sau sinh là tình trạng phụ nữ mắc phải bệnh trĩ sau khi sinh con. Cụ thể, khi tĩnh mạch vùng trực tràng hoặc hậu môn bị căng và sưng do áp lực. Nó có thể dẫn đến sự tích tụ máu trong các tĩnh mạch này. Gây ra hiện tượng trĩ. Nguy cơ phát triển trĩ sau khi sinh ngày càng tăng cao. Đặc biệt là đối với phụ nữ sinh nở không sử dụng biện pháp mổ.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà Phòng khám Loukas liệt kê dưới đây như:

2.1. Rặn nhiều khi sinh nở

Rặn đẻ quá mạnh hoặc không đúng cách trong quá trình sinh con có thể dẫn đến việc mở rộng tử cung. Gây áp lực lên khu vực ổ bụng, đặc biệt là trong khoang chậu. Kết quả của tình trạng này là sự tụ máu và sưng phù xảy ra ở vùng hậu môn. Dẫn đến việc hình thành búi trĩ và sa ra ngoài hậu môn.

Xem thêm:

2.2. Thường xuyên táo bón

Thường xuyên táo bón trong thai kỳ hoặc sau khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ sau sinh. Khi bị táo bón, người bệnh thường có thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện. Gây ra căng thẳng và giãn nở các tĩnh mạch trong vùng trực tràng, dẫn đến bệnh trĩ.
Nguyên nhân gây táo bón có thể do:
Sự thay đổi trong các hormone ảnh hưởng đến tiêu hóa. Trong quá trình mang thai, việc tăng cường sản xuất hormone progesterone có thể làm cho quá trình tiêu hóa. Trở nên chậm hơn và dễ dẫn đến táo bón.
Chế độ ăn uống ít rau xanh, thiếu nước, nhưng lại tăng cường cung cấp canxi và sắt cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng táo bón xảy ra.
Ít vận động, thường xuyên ngồi hoặc nằm khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Sử dụng thuốc giảm đau hoặc chất an thần cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Hạn chế việc đi đại tiện sau sinh do vết cắt tầng sinh môn.

cô gái rút giấy

2.3. Trọng lượng của thai nhi

Trọng lượng của thai nhi tăng lên theo thời gian. Đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, làm tăng áp lực lên vùng trực tràng và hậu môn. Khiến cho các tĩnh mạch bị chèn ép, gây trở ngại cho sự lưu thông máu. Dẫn đến các mạch máu bị giãn và sưng lên, tạo điều kiện cho việc hình thành bệnh trĩ.

thai nhi trong bụng mẹ

2.4. Có tiểu sử mắc bệnh trĩ

Đối với người từng mắc bệnh trĩ hoặc táo bón trong thai kỳ, thì nguy cơ mắc trĩ sau sinh không chỉ tăng lên mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong quá trình mang thai. Gây ra sự giãn nở của các tĩnh mạch và khiến tình trạng tắc nghẽn máu trở nên nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra tình trạng phù nề, thuyên tắc và chảy máu búi trĩ.

3. Trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Bị trĩ sau khi sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng nếu bệnh được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, do tâm lý cá nhân, nhiều phụ nữ thường trì hoãn việc thăm khám bệnh. Dẫn đến tình trạng trĩ nặng. Mà cách duy nhất để điều trị là phẫu thuật.
Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh, mẹ sau sinh nên tới bệnh viện. Để được bác sĩ chuyên khoa đánh giá và đưa ra kết luận về tình trạng bệnh. Và bắt đầu liệu trình điều trị kịp thời. Giúp đơn giản hóa quá trình điều trị và đảm bảo hiệu quả tốt hơn.

4. Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh

4.1. Điều trị nội khoa

Lối sống lành mạnh
  • Ngâm bồn nước ấm: Ngâm cơ thể trong bồn nước ấm giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu. Do bệnh trĩ gây ra và có tác dụng làm co búi trĩ. Hãy ngâm mình trong bồn tắm trong khoảng 15 phút mỗi lần. Và thực hiện 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Ngâm hậu môn trong nước muối ấm: Sử dụng 100 gram muối hòa tan trong 3 lít nước ấm. Để ngâm hậu môn trong khoảng 30 phút mỗi lần, thực hiện 3 lần mỗi ngày.
  • Chườm nước đá muối: Đặt 20 gram muối và 50 ml nước vào cốc rỗng. Và để trong ngăn đá tủ lạnh để tạo nước đá muối. Sử dụng khăn để chườm hậu môn sau khi đã ngâm trong nước muối ấm. Thực hiện 3 lần mỗi ngày.
  • Chườm lạnh: Sử dụng đá lạnh bọc trong một chiếc khăn và chườm lên búi trĩ. Trong khoảng 15 phút để giảm sưng tấy.
  • Sử dụng giấy mềm và ẩm khi lau mông để tránh kích ứng. Luôn lau từ phía trước ra sau.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống.
  • Bổ sung men vi sinh như sữa chua vào chế độ ăn uống.
  • Uống đủ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. Vì thiếu nước có thể khiến cho phân trở nên cứng, làm cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn. Đặc biệt là khi bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Duy trì hoạt động thể chất bằng cách thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Như đi bộ và yoga hạn chế ngồi trong một khoảng thời gian dài.
  • Đi đại tiện khi cảm thấy có nhu cầu. Tuyệt đối không rặn khi đi vệ sinh.
Sử dụng thuốc

Khi sử dụng thuốc để điều trị trĩ, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc. Vì nó có thể làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định:

  • Kem bôi, thuốc xịt, thuốc mỡ giúp giảm các triệu chứng như ngứa, đau và chảy máu trong thời gian ngắn.
  • Thuốc làm mềm phân được kê đơn.
  • Thuốc giảm đau paracetamol.

các loại thuốc

4.2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật thắt búi trĩ

Trong trường hợp tình trạng chảy máu diễn ra liên tục hoặc đau do trĩ, bác sĩ có thể đề xuất thủ thuật “thắt búi trĩ.” Khi thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ sẽ buộc một hoặc hai vòng cao su quanh gốc búi trĩ. Để cắt đứt lưu thông máu. Sau khoảng một tuần, búi trĩ sẽ tự khô và rụng.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau phẫu thuật này. Bao gồm cảm giác khó chịu và chảy máu trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 ngày sau khi thủ thuật được thực hiện.

Phẫu thuật cắt trĩ

Đây là biện pháp hiệu quả nhất giúp điều trị bệnh trĩ nặng và ngăn ngừa tái phát. Phẫu thuật thường được tiến hành trong tình trạng gây tê tại chỗ. Kết hợp với thuốc an thần hoặc gây tê tủy sống, hoặc cả hai. Các bác sĩ sau đó sẽ loại bỏ các mô thừa gây chảy máu. Một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Bao gồm đau, chảy máu, khó tiểu, hẹp hậu môn và nhiễm trùng.
Ngoài ra, còn có một số thủ tục điều trị trĩ ít xâm lấn khác như:

  • Liệu pháp xơ hóa: Dung dịch hóa chất được tiêm vào mô trĩ để làm teo nó. Mặc dù ít gây đau nhưng phương pháp này đạt hiệu quả thấp hơn so với phẫu thuật thắt búi trĩ.
  • Cắt trĩ bằng laser: Tia laser được chiếu trực tiếp lên búi trĩ. Năng lượng từ tia laser sẽ phân hủy các mạch máu ở búi trĩ. Làm cho búi trĩ co lại và loại bỏ toàn bộ mô trĩ.

các bác sĩ thực hiện cắt trĩ

5. Cách phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có thể được ngăn ngừa thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh. Bắt đầu từ giai đoạn mang thai. Các thói quen cần thực hiện bao gồm:

  • Vận động thường xuyên bằng các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga. Nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi. Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu để tránh tạo áp lực lên vùng chậu.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân bằng cách giữ vùng kín luôn sạch sẽ. Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài. Đi vệ sinh khi cảm thấy cần thiết nhằm điều hòa chức năng tiêu hóa. Tuyệt đối không nhịn đi đại tiện để hạn chế tình trạng táo bón.
  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống và duy trì việc uống nước để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

6. Trĩ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

6.1. Trĩ sau sinh nên ăn gì?

Có một số loại thực phẩm mà mẹ bầu sau sinh nên tích hợp vào chế độ ăn uống. Để hỗ trợ quá trình điều trị trĩ. Bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm rau củ quả giàu chất xơ: rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, giá đỗ, chuối, bí đỏ, táo, dâu tây, kiwi và nhiều loại rau củ khác.
  • Nhóm thực phẩm tinh bột: khoai lang và yến mạch,…
  • Nhóm chất đạm: sữa, trứng, sữa, cua, cá bơn, cá hồi, cá ngừ và các nguồn chất đạm khác.
  • Nhóm thực phẩm giàu magie: bơ, rau chân vịt và các loại hạt sấy khô.

yến mạch

6.2. Trĩ sau sinh nên kiêng gì?

Nhóm thực phẩm sau đây có thể kích thích sự phát triển của bệnh trĩ:

  • Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ gây cản trở cho quá trình hấp thu dưỡng chất.
  • Món ăn có mức độ cay quá mức gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và ruột.
  • Sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Và các chất gây nghiện khác có thể gây trở ngại cho quá trình phục hồi sau sinh. Cũng như tác động xấu đến tình trạng sức khỏe tổng thể.

7. Tạm kết

Trĩ sau sinh không phải là một tình trạng nguy hiểm. Nhưng người bệnh không nên xem thường nó. Hãy thăm khám bệnh ngay khi bạn phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh này. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng bệnh của bạn sẽ được điều trị một cách hiệu quả. Mà không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch