Vì sao sản phụ hay bị trĩ sau sinh thường? Cách điều trị

29/02/2024

Nguyệt Anh

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị trĩ sau sinh thường ở sản phụ là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?

Bị trĩ sau sinh thường là vấn đề thường xuyên gặp phải của các sản phụ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Sản phụ nên làm gì để điều trị bệnh trĩ sau sinh? Hãy cùng Loukas đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là kết quả của sự giãn nở quá mức các đám tĩnh mạch xung quanh khu vực hậu môn. Các tĩnh mạch này có nhiệm vụ vận chuyển máu trong vùng trực tràng và hậu môn. Khi chịu áp lực quá lớn, chúng có thể bị giãn ra. Điều này dẫn đến sự phình to và sự đọng máu. Từ đó hình thành nên các búi trĩ.
Đối với phụ nữ mang thai, tình trạng trĩ có thể phát triển do áp lực tăng lên. Thậm chí, sau khi sinh, khả năng mắc bệnh trĩ vẫn tồn tại. Đặc biệt, phụ nữ sinh thường có nguy cơ mắc trĩ cao hơn so với phụ nữ sinh mổ.

hình ảnh bệnh trĩ

2. Những dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh thường

Phòng khám Đa khoa Loukas cho rằng các dấu hiệu phổ biến của trĩ mà các sản phụ sau sinh thường gặp bao gồm:

  • Ra máu khi đi đại tiện: Ban đầu, lượng máu có thể không nhiều. Tuy nhiên, sau một thời gian, lượng máu có thể tăng lên đáng kể. Thậm chí máu có thể đông lại tạo thành các cục máu đông.
  • Xuất hiện búi trĩ: Người bệnh sẽ cảm nhận sự xuất hiện của búi trĩ ở hậu môn. Trong giai đoạn đầu, búi trĩ có thể tự co lại sau khi đi vệ sinh. Tuy nhiên khi đến giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh phải nhét vào bằng tay. Thậm chí không thể nhét vào lại. Đặc biệt, nó còn gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khi cọ xát.
  • Cảm giác ngứa rát, sưng phồng và nứt kẽ hậu môn là biểu hiện thường thấy.

triệu chứng ngứa ngáy vùng hậu môn khi bị trĩ

Xem thêm:

3. Nguyên nhân sản phụ bị trĩ sau khi sinh thường

Đối với các bà bầu sau sinh thường, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trĩ như sau:

3.1 Đẻ thường xong bị trĩ do rặn nhiều khi sinh

Việc rặn khi đẻ là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình sinh thường. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách, việc rặn có thể gây ra vấn đề trĩ sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình chuyển dạ. Khi đó, tử cung mở rộng, tạo ra áp lực lớn lên vùng bụng. Đặc biệt là vùng trực tràng. Điều này gây ra sự tụ máu và sưng phình của các tĩnh mạch. Do đó, búi trĩ có thể bị đẩy ra ngoài sau mỗi lần rặn của bà bầu.

3.2 Đẻ thường xong bị trĩ do táo bón thường xuyên

  • Trong quá trình mang thai, nhiều phụ nữ gặp phải vấn đề táo bón. Điều này cũng làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ sau khi sinh. Đối với những người mẹ bị táo bón, họ thường phải rặn nhiều khi đi ngoài. Tình trạng kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch trực tràng bị giãn ra. Sau đó tạo thành những búi trĩ trong hậu môn.
  • Sau khi sinh, táo bón vẫn có thể xảy ra vì một số lý do sau:
  • Tình trạng đau ở vùng sinh dục khi sinh thường khiến sản phụ hạn chế việc đi đại tiện.
  • Tiêu thụ ít lượng rau xanh và nước cần thiết.
  • Việc ít vận động hơn sau sinh có thể gây ra tình trạng táo bón.

bệnh táo bón

3.2 Do trọng lượng của em bé lúc sinh

Trong những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi tăng nhanh. Điều này tạo ra áp lực lớn lên vùng trực tràng và hậu môn. Áp lực này có thể gây chèn ép lên các tĩnh mạch. Do đó dẫn đến phình tĩnh mạch và hình thành các búi trĩ từ khi còn mang thai.

3.3 Do tiền sử từng mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ sau khi sinh thường phổ biến hơn ở những trường hợp đã từng mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do các hormone trong thời kỳ mang thai gây ra sự giãn nở của các tĩnh mạch. Cũng như các tĩnh mạch ở vùng trực tràng. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ sau khi sinh. Ngoài ra còn làm cho tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

người có tiền sử bệnh trĩ

Xem thêm:

4. Làm gì để điều trị bệnh trĩ sau sinh?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, sản phụ sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường có hai cách điều trị phổ biến. Gồm có: điều trị nội khoa và phẫu thuật.

4.1 Điều trị nội khoa

Đây là cách kết hợp giữa việc sử dụng thuốc điều trị và duy trì lối sống lành mạnh. Đối với việc sử dụng thuốc, các bà mẹ sau sinh cần tuân thủ liều lượng. Cũng như chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh cần điều chỉnh lối sống khoa học, lành mạnh. Cụ thể như sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra có thể sử dụng các sản phẩm men vi sinh tự nhiên như sữa chua. Đồng thời đảm bảo việc uống đủ nước mỗi ngày.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng có lợi cho tiêu hóa. Ví dụ như đi bộ hoặc yoga.
  • Tránh việc nhịn đi đại tiện.
  • Sử dụng nước muối đặc và ấm để ngâm hậu môn hàng ngày. Đối với các trường hợp búi trĩ sưng đau, có thể sử dụng phương pháp chườm lạnh để bớt sưng.

ngâm hậu môn trong nước ấm

4.2 Phẫu thuật cắt búi trĩ

Đối với những trường hợp trĩ nhẹ, có thể tự điều trị và khỏi bệnh sau khi điều trị nội khoa. Tuy nhiên, khi bệnh đã trở nặng, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ.
Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng để điều trị trĩ. Đó là thắt và cắt búi trĩ. Với phương pháp thắt búi trĩ, bác sĩ sẽ sử dụng một vòng cao su để buộc quanh gốc búi trĩ. Điều này có tác dụng cắt đứt quá trình lưu thông máu. Từ đó giúp búi trĩ khô dần và tự rụng đi. Còn phương pháp cắt búi trĩ sẽ thực hiện dưới tình trạng gây tê hoặc gây mê. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ búi trĩ một cách triệt để.

5. Lời kết

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho các sản phụ về vấn đề bị trĩ sau sinh thường. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch