Mổ trĩ khi mang thai có nguy hiểm không? Thai phụ nên cắt trĩ khi nào?

31/12/2023

Nguyệt Anh

Tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu và trả lời câu hỏi ‘Có nên mổ trĩ khi mang thai không?’.

Bệnh nhân mắc trĩ khi đang mang thai chiếm tỷ lệ rất cao. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu lẫn thai nhi. Vậy có nên mổ trĩ khi mang thai để điều trị bệnh triệt để không? Tham khảo ngay bài viết sau để được Loukas giải đáp một cách chính xác nhất.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu

Theo các bác sĩ, tình trạng bị trĩ khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:

1.1 Áp lực từ tử cung

Thai nhi phát triển từng ngày kèm theo sự lớn dần của tử cung người mẹ. Điều này gây áp lực lên khu vực xương chậu. Cũng như các tĩnh mạch nằm xung quanh vùng hậu môn và trực tràng. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng đau và khó chịu cho bà bầu.

áp lực từ tử cung gây bệnh trĩ ở bà bầu

1.2 Tăng hormone progesterone

Trong thai kỳ, sự phát triển của nồng độ progesterone gây sưng phình các mạch máu. Đồng thời làm chậm quá trình hoạt động của ruột. Đây là một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng táo bón trong quá trình mang thai.

1.3 Táo bón

Các thay đổi hormone trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng táo bón kéo dài ở phụ nữ mang thai. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho biết. cứ khoảng 10 bà bầu thì có đến 4 trường hợp gặp phải tình trạng táo bón. Cảm giác căng thẳng khi đi tiêu do táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng bệnh trĩ.

bà bầu bị táo bón

1.4 Bổ sung thuốc và các thực phẩm chức năng

Các loại thuốc và các sản phẩm thực phẩm chức năng được bổ sung trong thời kỳ mang thai có thể gây ra tình trạng táo bón. Trong khi đó, bệnh táo bón là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra trĩ.

2. Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai

Người mang thai khi mắc trĩ cũng có những biểu hiện giống với người bình thường. Cụ thể như sau:

2.1 Chảy máu khi đi đại tiện

Khi đi tiêu, người bệnh có thể thấy máu tươi kèm theo. Thông thường, máu không pha trộn vào phân mà chảy ra cùng với phân. Trong bệnh trạng ở mức độ 1, lượng máu ít và không xuất hiện nhiều. Điều này khiến người bệnh thường chủ quan, trì hoãn việc thăm khám. Đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, máu sẽ chảy ra thường xuyên. Đồng thời gây đau đớn nghiêm trọng hơn cho người bệnh.

tình trạng chảy máu khi đi đại tiện ở bà bầu mắc trĩ

2.2 Ngứa rát vùng hậu môn

Đây là một biểu hiện điển hình của bệnh trĩ. Tình trạng ngứa rát này sẽ diễn ra thường xuyên và rõ rệt hơn khi bệnh tiến triển nặng đến cấp độ 2,3,4.

2.3 Cảm giác đại tiện chưa hết

Khi bị trĩ, người mang thai sẽ thường có cảm giác đi tiêu chưa hết hoàn toàn. Đồng thời gặp phải tình trạng đau rát vùng hậu môn.

cảm giác đi đại tiện chưa hết khi mắc trĩ lúc mang thai

2.4 Đau sưng vùng quanh hậu môn

Các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Loukas cho rằng, bệnh trĩ là do các tĩnh mạch bị phình to ở vùng trực tràng và hậu môn. Từ đó gây ra tình trạng ứ máu và hình thành nên các búi trĩ. Bởi vậy khi bị trĩ, vùng hậu môn thường bị phình to, đau sưng sau khi đi tiêu.

2.5 Sa búi trĩ

Triệu chứng này còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kích thước của búi trĩ. Nếu búi trĩ càng lớn và số lượng xung quanh hậu môn càng nhiều càng chứng tỏ rằng người bệnh đang gặp phải vấn đề trĩ nặng. Đồng thời cần được điều trị kịp thời.

Xem thêm:

3. Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ trong thời kỳ thai kỳ thường không mang lại nguy hiểm lớn. Tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như tâm lý cho bà bầu:

bà bầu mệt mỏi khi mắc trĩ

  • Gây mệt mỏi và căng thẳng cho người mang thai: Các dấu hiệu của bệnh trĩ có thể gây ra tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của người mang thai. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, khi có các triệu chứng nghi ngờ về bệnh trĩ, người mang thai nên được điều trị sớm. Như vậy sẽ giúp cả mẹ và em bé đều khỏe mạnh.
  • Gây biến chứng: Nếu không điều trị bệnh trĩ đúng cách từ giai đoạn ban đầu, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. Điển hình như sa nghẹt búi trĩ, gây tắc mạch, viêm loét và nhiễm trùng. Đây là những biến chứng nghiêm trọng và cần được can thiệp điều trị kịp thời.

4. Nên mổ trĩ khi mang thai không hay phải đợi sau sinh?

Phương pháp điều trị trĩ phổ biến nhất là sử dụng thuốc và điều trị ngoại khoa. Trong đó, phẫu thuật cắt trĩ có thể khắc phục các búi trĩ lớn. Cũng như loại bỏ hoàn toàn bệnh trĩ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, hình thức điều trị ngoại khoa không được áp dụng do có nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Hiện tại, phẫu thuật cắt trĩ cho phụ nữ mang thai không được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa lớn. Trong quá trình phẫu thuật, thai phụ có thể mất máu. Đồng thời gặp tình trạng tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột. Điều này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Thậm chí tăng nguy cơ suy thai trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, mổ trĩ khi mang thai cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Bởi vết cắt tại vùng bị trĩ có thể gây viêm nhiễm và chảy máu khi sinh.

điều trị trĩ bằng thuốc khi mang thai
Thời điểm phẫu thuật cắt trĩ thích hợp nhất là sau khi sinh khoảng 6 tuần. Lúc này, vùng kín của người mẹ đã hoàn toàn hồi phục. Bên cạnh đó, các cơ ở hậu môn cũng đã ổn định hơn. Điều này giúp việc phẫu thuật được diễn ra an toàn. Mặt khác, phẫu thuật sau khi sinh cũng sẽ không ảnh hưởng đến khả năng cho con bú của người mẹ. Bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá mức độ bệnh trĩ. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Xem thêm:

5. Cách điều trị bệnh trĩ cho bà bầu hiệu quả nhất

Đối với bà bầu mặc trĩ nhẹ có thể áp dụng những biện pháp sau nhằm giảm đau đớn và ngứa ngáy vùng hậu môn như:

  • Ngâm vùng hậu môn và trực tràng trong nước ấm từ 10 đến 15 phút. Người bệnh có thể thực hiện một vài lần trong ngày. Phương pháp này giúp giảm đau. Đồng thời kích thích tuần hoàn máu và giảm sưng.
  • Sử dụng túi đá để làm giảm sưng và làm dịu cảm giác đau và ngứa tại vùng bị trĩ.
  • Bà bầu cũng cần chú ý đến vệ sinh khu vực hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh. Điều này giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng tại vùng có búi trĩ. Nên sử dụng khăn vải mềm, sạch hoặc giấy vệ sinh mềm, không mùi và không màu để tránh gây tổn thương cho vùng hậu môn.

khám trĩ cho bà bầu

Trong trường hợp bị trĩ nặng, bà bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Đặc biệt là không nên tự ý sử dụng thuốc uống hoặc kem bôi trĩ trong thai kỳ. Bởi điều này có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc gây ra các tác dụng phụ cho người mang thai.

6. Lời kết

Trong bài viết trên, Loukas đã cung cấp cho các bạn đầy đủ các thông tin về chủ đề bà bầu mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là vấn đề mổ trĩ khi mang thai. Hy vọng qua đó, các bạn sẽ có thêm được các kiến thức hữu ích giúp phát hiện và điều trị bệnh trĩ kịp thời khi mang thai. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch