U tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Ăn gì để cải thiện bệnh?

02/05/2024

loukas

Người mắc u tuyến giáp lành tính có nên mổ không? Nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về u tuyến giáp lành tính

1.1 U tuyến giáp lành tính là gì?

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể và được đặt ở phía trước vùng cổ và phía trên xương ức. U tuyến giáp là tình trạng mà các khối u rắn chứa chất lỏng được hình thành ngay tại tuyến giáp. Đa số các trường hợp khối u không nghiêm trọng và không gây ra triệu chứng, được gọi là u tuyến giáp lành tính. Vậy thì u lành tính có nên mổ không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân.

Bệnh nhân thường sẽ không nhận ra cho đến khi bác sĩ tình cờ phát hiện mình bị u tuyến giáp qua các xét nghiệm trong quá trình kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, một số khối u có thể phát triển đủ lớn để có thể nhìn thấy. Hoặc cũng có thể gây ra các triệu chứng như khó nuốt hoặc khó thở.

U tuyến giáp lành tính bao gồm các dạng u tuyến, viêm tuyến giáp, u nang hoặc các nốt tăng sinh. Nó thường xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Thường thì, những khối u tuyến giáp lành tính không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Đó là vì chúng thường nhỏ và phát triển chậm. Rất nhiều bệnh nhân mắc u tuyến giáp lành tính mà không có triệu chứng đặc biệt.

Tuy nhiên, có những trường hợp, khối u này phát triển mạnh mẽ và sản xuất nhiều thyroxine. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như giảm cân đột ngột, rối loạn nhịp tim, hoặc tăng mồ hôi, …

u tuyến giáp lành tính

1.2 Nguyên nhân gây u tuyến giáp lành tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra u tuyến giáp lành tính, cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu nhé!

  • Thừa hoặc thiếu i-ốt: Mỗi người trưởng thành cần tiêu thụ khoảng 150mg iod/ngày là vừa đủ. Nếu dùng quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng đến tuyến giáp. Thiếu i-ốt có thể gây ra suy giáp. Thừa i-ốt có thể dẫn đến cường giáp. Hơn nữa các biến chứng có thể bao gồm việc hình thành khối u.
  • Tăng sinh mô tuyến giáp: Sự tăng sinh quá mức các tế bào tuyến giáp có thể dẫn đến việc tích tụ và hình thành khối u. Tuy nhiên, trường hợp này thường chỉ tạo các khối u lành tính, không phải là ung thư.
  • Viêm tuyến giáp mạn tính: Viêm tuyến giáp không được điều trị trong thời gian dài, có thể dẫn đến mãn tính. Điều này có thể tăng nguy cơ phát triển bướu giáp nhân, và làm suy giảm hoạt động của tuyến giáp (nhược giáp).
  • Nang giáp: Sự thoái hoá của các tế bào tuyến giáp hình thành các nang giáp. Đa phần các nang này là lành tính. Tuy nhiên một số trường hợp cũng có thể dẫn đến hình thành u ác tính.
  • Bướu giáp đa nhân: Có thể phát triển do rối loạn tuyến giáp hoặc thiếu i-ốt. Bướu giáp với nhiều khối u phát triển đồng thời được gọi là bướu giáp đa nhân.

Xem thêm:

Nguyên nhân u tuyến giáp có thể bạn không biết. Lời khuyên bổ ích

Dấu hiệu u tuyến giáp là gì? Các triệu chứng u tuyến giáp thường gặp

2. U tuyến giáp lành tính có nên mổ không?

2.1 Những trường hợp u tuyến giáp lành tính cần mổ

Các chuyên gia y tế cho biết có cần mổ hay không, phụ thuộc vào một số yếu tố như vị trí, kích thước của khối u. Và tất nhiên là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, việc thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị được cá nhân hóa cho từng ca bệnh. Có một số phương pháp điều trị sau:

  • Với khối u có kích thước nhỏ từ 1-2 cm: Thường chỉ cần thăm khám và theo dõi định kỳ. Ngoài ra kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để kiểm soát sự phát triển của khối u.
  • Với khối u có kích thước khoảng 2-3 cm: Có thể điều trị bằng cách sử dụng liệu pháp hormone. Levothyroxine thường được chỉ định sử dụng để giảm lượng hormone kích thích phát triển mô tuyến giáp. Qua đó cải thiện tình trạng tăng sinh tuyến giáp.
  • Đối với khối u lớn hơn 4 cm: Có thể cân nhắc đến phẫu thuật để loại bỏ khối u. Ngoài ra, các khối u nhỏ hơn nhưng gây ra triệu chứng như khó nuốt, khó thở hoặc bướu giáp đa nhân cũng có thể được xem xét để phẫu thuật.
  • Kỹ thuật đốt sóng cao tần: Đây là phương pháp kỹ thuật cao nhằm loại bỏ khối u tuyến giáp lành tính mà không cần mổ. Phương pháp này sử dụng nhiệt độ để làm nhỏ dần và tiêu biến khối u. Nhưng nó mang lại hiệu quả cao và an toàn. Tuy nhiên, thời gian thực hiện có thể khá dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

2.2 Rủi ro có thể có khi mổ u lành tính

Khi tiến hành phẫu thuật u tuyến giáp, bệnh nhân có thể đối diện với một số nguy cơ và rủi ro về sức khỏe như sau:

  • Khàn tiếng tạm thời hoặc khàn tiếng vĩnh viễn. Bệnh nhân có thể bị tổn thương cho dây thanh quản trong quá trình phẫu thuật, dẫn đến mất tiếng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Suy giáp vĩnh viễn: Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc loại bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp là điều cần thiết. Từ đó có thể dẫn đến suy giáp vĩnh viễn. Bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng hormone tuyến giáp suốt đời để bù đắp.
  • Suy tuyến cận giáp: Biến chứng này có thể gây ra các triệu chứng như tê mặt. Ngoài ra còn có ngứa ở đầu ngón tay, co thắt cơ bắp, và tê cứng tay chân.

Ngoài ra, còn có những nguy cơ khác như nhiễm trùng vết mổ hoặc chảy máu, rối loạn nội tiết, tăng nguy cơ mắc u vú hoặc u xơ tử cung.

suy giáp vĩnh viễn

3. Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mổ

Bệnh nhân sau mổ và người nhà cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để đảm bảo có khả khả năng chăm sóc và củng cố chức năng tuyến giáp. Hãy cùng Phòng khám đa khoa Loukas tìm hiểu nhé!

3.1 Thực phẩm nên ăn

  • Rau xanh: Các loại rau lá như rau diếp, rau bina cung cấp magie và các khoáng chất quan trọng. Những loại rau này thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp.
  • Hạt: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn protein thực vật, magie, kẽm, đồng, vitamin E và B. Các hạt này tăng cường chức năng của tuyến giáp.
  • Thực phẩm giàu iốt: Trong muối, rong biển, các loại tảo, hải sản giúp cân bằng hormone tuyến giáp và giảm nguy cơ hình thành khối u.
  • Hải sản: Tôm, cua, cá chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như iốt, kẽm, selen, omega-3, vitamin A và B, tăng cường sức khỏe của tuyến giáp.
  • Vitamin B và các chất chống oxy hóa: Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tuyến giáp. Vitamin B trong thịt, trứng, rau xanh, đậu, hải sản, mầm lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt, giúp tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ.

chế độ dinh dưỡng khoa học

3.2 Thực phẩm cần kiêng

Bên cạnh những thực phẩm bổ sung bổ sung tối thì cũng có những thực phẩm bệnh nhân cần tránh:

  • Thực phẩm chế biến: Các sản phẩm chế biến sẵn thường chứa chất phụ gia, đậu tương và calo rỗng. Chúng không tốt cho sức khỏe của tuyến giáp.
  • Sản phẩm từ đậu nành: Nên kiêng hoặc hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành. Đó là vì chúng chứa isoflavone, gây cản trở quá trình sản sinh hormone tuyến giáp.
  • Nội tạng động vật: Trong đây chứa axit lipoic, ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp và làm nghiêm trọng hóa tình trạng bệnh. Ngoài ra, axit lipoic còn làm mất tác dụng của các loại thuốc điều trị tuyến giáp.
  • Đường và chất tạo ngọt: Người mắc bệnh tuyến giáp thường suy giảm chức năng tuyến giáp. Từ đó làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng. Sau đó dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
  • Rượu và chất kích thích: làm kích thích hệ tiêu hóa và gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp. Sau đó làm giảm khả năng hấp thụ thuốc và ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
  • Một số loại rau họ cải: Nên hạn chế tiêu thụ các loại rau họ cải như bắp cải, cải bẹ, cải thìa. Đó là vì chúng chứa Isothiocyanates, làm hạn chế sự hấp thụ của tuyến giáp, đặc biệt khi ăn sống.

các chất kích thích

Xem thêm:

Mổ u tuyến giáp nên ăn gì? Top thực phẩm giúp phục hồi nhanh

Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Ăn gì để nhanh phục hồi bệnh nhanh

4. Lời kết

Trên đây là những lời khuyên về việc u tuyến giáp lành tính có nên mổ hay không. Bài viết thuộc chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám Loukas. Hãy cùng đón đọc những bài viết cùng chuyên mục khác nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch