Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Ăn gì để nhanh phục hồi bệnh nhanh

10/04/2024

Hằng Đàm

Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Mách bạn danh sách những thực phẩm người bệnh mắc u tuyến giáp không nên, nên ăn để sớm phục hồi.

Chế độ ăn uống khoa học ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp. Do đó, thắc mắc: “Bị u tuyến giáp kiêng ăn gì?” luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy theo dõi hết bài viết của Phòng khám Loukas bạn nhé.

1. Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị u tuyến giáp

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng tuyến giáp tiết ra lượng hormone vừa phải. Do các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp. Đặc biệt, selen, i-ốt, gluten là 3 chất khiến lượng hormone tuyến giáp biến đổi bất thường. Dẫn đến hàng loạt quá trình trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bao gồm cả quá trình chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất.

2. Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì?

Dưới đây là câu trả lời của Phòng khám Đa khoa Loukas cho câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp kiêng gì?”:

2.1. Đậu nành

Đối với bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp, đậu nành được coi là thực phẩm không tốt. Bởi hàm lượng isoflavone có trong đậu nành khiến quá trình hấp thụ i-ốt của tuyến giáp bị cản trở. Khiến cho hoạt động sản sinh hormone của tuyến giáp bị ảnh hưởng tiêu cực. Vậy nên, bệnh nhân mắc u tuyến giáp nên tránh xa đậu nành. Và các sản phẩm làm từ đậu nành như: nước tương, đậu phụ, sữa đậu nành,…

đậu nành

2.2. Thực phẩm chứa gluten

“Kẻ thù” của u tuyến giáp chính là Gluten. Bởi chất này làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hay cường giáp. Đồng thời gây ra phản ứng miễn dịch tự động. Gluten có nhiều trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, bánh ngọt, bánh quy,… Vì chất này gây khó tiêu, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,… nên có tới 10% dân số thế giới không dung nạp gluten.

Xem thêm:

bánh mì ngũ cốc

2.3. Nội tạng động vật

Axit lipoic có trong nội tạng động vật gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp. Cũng như làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp. Vậy nên, các loại nội tạng như lòng, gan, tim,… phải tuyệt đối tránh xa bệnh nhân mắc u tuyến giáp.

tim gà xào

2.4. Chất xơ

Mổ u tuyến giáp kiêng gì? Chế độ ăn giàu chất xơ không được khuyến nghị cho những người mắc bệnh u tuyến giáp. Vì chất xơ có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc điều trị của họ, làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị. Để đạt được hiệu quả tốt trong điều trị, người bệnh cần hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều rau củ và quả giàu chất xơ. Đặc biệt là khi gần thời gian dùng thuốc. Tuy nhiên, không nên loại bỏ hoàn toàn chất xơ khỏi chế độ ăn vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.

thực phẩm chứa nhiều chất xơ

2.5. Đường và các chất tạo ngọt

Người bệnh u tuyến giáp cũng nên hạn chế việc tiêu thụ đường và các chất tạo ngọt. Vì khi ăn quá nhiều đường, cơ thể không kịp chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này có thể dẫn đến thừa đường, tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

các loại đường

2.6. Đồ uống có cồn, chất kích thích

Các đồ uống có cồn và chất kích thích như: rượu, bia và đồ uống có gas, cũng nên được hạn chế hoặc tránh xa. Nhất là đối với những người mắc bệnh u tuyến giáp, các chất này có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị. Và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản sinh hormone trong cơ thể.

bia

2.7. Chế phẩm chứa canxi

Khi bệnh nhân u tuyến giáp cần sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ nhắc nhở bệnh nhân hạn chế tiêu thụ sản phẩm chứa canxi như: sữa, thuốc canxi. Hoặc chỉ nên tiêu thụ chúng vào khoảng thời gian cách xa thời điểm trước hoặc sau khi dùng hormone tuyến giáp. Trên thực tế, các sản phẩm này có khả năng gây trở ngại cho quá trình hấp thu hormone tuyến giáp.

chế phẩm chứa canxi

3. Bị u tuyến giáp nên ăn gì?

3.1. I-ốt

Theo các chuyên gia, i-ốt là chất cần thiết cho tuyến giáp. Nó giúp duy trì cân bằng hormone tuyến giáp, kích thích sản xuất các loại hormone quan trọng. Đồng thời làm giảm nguy cơ hình thành u tuyến giáp. Vậy nên, trong chế độ ăn hàng ngày của người bệnh u tuyến giáp, cần bổ sung i-ốt một cách hợp lý. I-ốt có nhiều trong muối, các loại rong biển và tảo biển.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với những người đang điều trị bằng i-ốt xạ hoặc các phương pháp khác, việc bổ sung i-ốt phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì mỗi trường hợp lại có yêu cầu về lượng muối khác nhau.

tình trạng thừa thiếu iod

3.2. Rau xanh

Rau xanh chứa nhiều magie và khoáng chất, chúng cung cấp dinh dưỡng cần thiết và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đặc biệt là ở tuyến giáp. Bệnh nhân nên bổ sung các loại rau xanh sẫm màu như: diếp cá, rau bina, rau ngót, rau muống,… vào chế độ ăn hàng ngày. Đây là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh u tuyến giáp. Ngoài ra, chúng giúp cải thiện các triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi và nhịp tim bất thường. Do cung cấp đủ magie.

bát rau củ

3.3. Quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, cà chua, mâm xôi, nho và chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa. Và có hàm lượng đường thấp, giúp hỗ trợ tuyến giáp làm việc hiệu quả hơn. Cũng như chống lại các tác nhân có hại. Các loại quả này còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết. Nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và đối phó với bệnh tật.

quả mâm xôi

3.4. Các loại hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và hạt bí là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể. Chúng cũng giàu protein thực vật, vitamin B và vitamin E,… có thể hỗ trợ cho tuyến giáp.

hạt điều

3.5. Hải sản

Hải sản như tôm, cua và cá chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho tuyến giáp như: iốt, kẽm, omega-3, vitamin A, vitamin B và selen. Đặc biệt, họ nhà cá chứa nhiều protein, axit amin, magiê và vitamin B rất tốt cho bệnh nhân đang điều trị u tuyến giáp. Người bệnh nên ăn hải sản khoảng ba bữa một tuần. Và ưu tiên loại hải sản tươi sống như cá thu, cá ngừ và cá trích để bổ sung omega-3.

Xem thêm:

tôm cá tươi ngon

3.6. Thịt hữu cơ

Thịt hữu cơ cũng là một lựa chọn tốt cho người bệnh u tuyến giáp. Chúng được chăn nuôi và sản xuất đạt chuẩn. Khi không sử dụng hóa chất, nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, ức gà là một phần thịt giàu protein, giúp cải thiện sức khỏe cơ bắp.

thịt hữu cơ

3.7. Trứng

Trong lòng trắng chứa nhiều chất béo và calo, trong lòng đỏ chứa i-ốt và selen, giúp bảo vệ tuyến giáp và cung cấp dưỡng chất. Để bảo toàn lượng dinh dưỡng tối đa, bạn nên chế biến trứng bằng cách luộc.

trứng gà

4. Tạm kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì?”. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn, giúp bạn đối phó với bệnh tình một cách hiệu quả. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tuyến giáp.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch