U tuyến giáp có lây không? Những điều bạn cần biết về tuyến giáp

08/10/2023

Hằng Đàm

U tuyến giáp có lây không? Trả lời chi tiết và đưa ra một số phương pháp phòng bệnh u tuyến giáp hiệu quả nhất trong bài viết

U tuyến giáp là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bị mắc phải. Do đó nhiều người lo lắng khi thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh. Vậy u tuyến giáp có lây không? Hãy cùng Phòng khám Loukas đi tìm lời giải đáp ngay sau đây.

1. U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp là sự thay đổi cấu trúc kèm theo rối loạn chức năng của tuyến giáp. Người mắc sẽ thấy phần cổ bị biến dạng. Do xuất hiện khối u gây cưng. Bệnh nhân ngoài việc mất thẩm mỹ còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, ăn uống, hô hấp. Do khối u chèn ép lên dây thanh quản. Nếu kéo dài thậm chí có thể dẫn đến biến chứng như viêm hay ung thư tuyến giáp.
U tuyến giáp được chia thành 2 loại chính là:

  • U tuyến giáp lành tính: Chiếm tỷ lệ cao, thường chỉ được phát hiện khi đi thăm khám bệnh. Loại này thường phát triển từ các nhân giáp của tế bào lót bên trong bề mặt tuyến giáp.
  • U tuyến giáp ác tính (Ung thư tuyến giáp): Chiếm tỷ lệ khá nhỏ gây để lại nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có thể chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện bệnh.

hình ảnh bệnh u tuyến giáp

2. U tuyến giáp có lây không?

Câu trả lời của Phòng khám Loukas cho câu hỏi: “U tuyến giáp có lây không?” là KHÔNG. Bởi đây là nhóm bệnh không lây nhiễm. Mặc dù những người có người thân từng mắc bệnh u tuyến giáp sẽ có phần trăm mắc phải bệnh cao hơn so với người bình thường. Nhưng nguyên nhân chính gây ra bệnh thường do thiếu i-ốt, di truyền hay hệ miễn dịch suy giảm,… Vậy nên, mọi người không nên miệt thị hay xa lánh bệnh nhân mắc u tuyến giáp. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người mắc cũng như người tiếp xúc.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân bị mắc u tuyến giáp

Như đã nói ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh lý u tuyến giáp thường do:

  • Di truyền

Gia đình có người thân cùng huyết thống từng có tiểu sử về bệnh tuyến giáp sẽ có nguy cơ di truyền lại cho con cháu cao.

  • Cơ thể lão hóa và giới tính

Theo thời gian, hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể lão hóa. Vậy nên, tuyến giáp sản sinh hormone gây kích thích sự hình thành của bướu tuyến giáp. Đây cũng là nguyên do vì sao nữ giới thường có tỷ lệ mắc u tuyến giáp cao hơn nam gấp gấp 3 – 4 lần. Đặc biệt là sau độ tuổi 30.

lão hóa ở nữ giới

  • Rối loạn hệ miễn dịch

Chức năng tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng nếu hệ miễn dịch gặp rối loạn. Dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp như: ung thư hay viêm tuyến giáp,…

  • Tiếp xúc với chất phóng xạ

Do tiếp xúc với chất phóng xạ, cấu trúc gen có thể bị biến đổi. Nhất là khi bạn trị xạ các bệnh liên quan đến vùng ngực, đầu và cổ.

  • Cơ thể thiếu i-ốt

I-ốt là chất cần giúp tuyến giáp sản xuất hormone. Khi cơ thể giảm lượng i-ốt, tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng. Dẫn đến các bệnh lý về tuyến giáp. Bao gồm cả u tuyến giáp ác tính.

tình trạng thừa thiếu iod

  • Hormone tuyến giáp thay đổi

Tuyến giáp sẽ bị suy giảm khi hormone tuyến giáp thay đổi. Dẫn đến không còn hoạt động tốt như trước. Đặc biệt dễ mắc viêm tuyến giáp, u bướu hay ung thư tuyến giáp.

4. Phương pháp phòng bệnh u tuyến giáp

  • Ăn uống khoa học

Bạn nên bổ sung đầy đủ lượng i-ốt cần nạp trong mỗi bữa ăn. Bởi đây là chất cần thiết cho tuyến giáp hoạt động. Đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai, chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ và bé tránh được nhiều biến chứng. Việc ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng giúp tuyến giáp cân bằng lượng hormone.

ăn uống lành mạnh

  • Sinh hoạt lành mạnh

Nhằm rèn luyện một cơ thể dẻo dai khỏe mạnh, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Ngoài ra, những thói quen xấu như hút thuốc lá cũng nên được loại bỏ. Bởi trong khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như thiocyanate. Gây ảnh hưởng tới tuyến giáp. Những người hút thuốc lá trên thực tế cũng có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường về các biến chứng về mắt của bệnh cường giáp. Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh mắc u tuyến giáp nên hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu,…
Định kỳ 6 – 12 tháng/ lần người bệnh cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín nhằm phát hiện bệnh kịp thời.

Xem thêm:

cặp đôi đang tập thể dục

5. Lời kết

Hy vọng rằng qua những thông tin bổ ích trên, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “U tuyến giáp có lây không?”. Đồng thời nắm rõ về một số cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả nhất hiện nay. Cùng tiếp tục theo dõi chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để đón chờ những bài đọc mới nếu bạn thấy những thông tin trên là hữu ích.

5/5 - (1 vote)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch