Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Ăn gì để nhanh phục hồi nhanh chóng

10/04/2024

Hằng Đàm

Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì? Mách bạn danh sách những thực phẩm người bệnh mắc u tuyến giáp không nên, nên ăn để sớm phục hồi.

Chế độ ăn uống khoa học ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình điều trị bệnh u tuyến giáp. Do đó, thắc mắc: “mổ tuyến giáp kiêng ăn gì?” luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy theo dõi hết bài viết của Phòng khám Loukas bạn nhé.

1. Tại sao cần kiêng ăn sau mổ u tuyến giáp?

1.1 Hỗ trợ quá trình lành thương

Việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng tuyến giáp tiết ra lượng hormone vừa phải. Do các chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể ảnh hưởng rất lớn đến tuyến giáp. Đặc biệt, selen, i-ốt, gluten là 3 chất khiến lượng hormone tuyến giáp biến đổi bất thường. Dẫn đến hàng loạt quá trình trong cơ thể bị ảnh hưởng. Bao gồm cả quá trình chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất.

nhịn ăn hỗ trợ lành vết thương

1.2 Tránh kích ứng vùng cổ

Hạn chế hoạt động của vùng cổ cũng là cách giúp làm nhanh lành tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật tuyến giáp, vùng cổ cần được nghỉ ngơi để có thể nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng cổ họng, ảnh hưởng đến vết mổ và gây khó chịu cho người bệnh.

2. Những thực phẩm cần kiêng tuyệt đối sau mổ u tuyến giáp

Dưới đây là câu trả lời của Phòng khám Đa khoa Loukas cho câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp kiêng gì?”:

2.1 Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Sau quá trình phẫu thuật, cơ thể và hệ tiêu hoá cần chăm sóc đặc biệt để sớm phục hồi. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ và có tính cay nóng đôi khi sẽ mang lại cảm giác khó chịu cũng như bỏng rát cho niêm mạc họng. Nếu tình trạng nguy hiểm hơn có thể gây viêm, nhiễm trùng vết mổ.

Bởi vậy, người bệnh sau khi trải qua phẫu thuật u tuyến giáp nên loại bỏ triệt để các thực phẩm cay, nóng để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng.

thức ăn cay chua đồ chiên nhiều dầu mỡ

2.2 Thực phẩm chế biến sẵn

Các thực phẩm chế biến sẵn và đã qua xử lý, đóng gói có ưu điểm là hạn sử dụng lâu dài và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, những thực phẩm đó đôi khi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tuyến giáp.

Trong quá trình chế biến và bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn có thể bị nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho người bệnh sau phẫu thuật. Hàm lượng muối cao trong các loại thực phẩm này sẽ gây tích nước, gây tăng huyết áp và các bệnh khác.

2.3 Đồ uống có cồn, caffeine

Các đồ uống có cồn và chất kích thích như: rượu, bia và đồ uống có gas, cũng nên được hạn chế hoặc tránh xa. Nhất là đối với những người mắc bệnh u tuyến giáp, các chất này có thể gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp, làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị. Và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản sinh hormone trong cơ thể.

đồ uống có cồn

2.4 Đồ ăn quá cứng, khó nuốt

Vùng cổ họng sau khi phẫu thuật sẽ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng nếu bạn ăn những thực phẩm không phù hợp. Do vậy nên, việc hạn chế tiêu thụ đồ ăn cứng sẽ giúp vết thương của bạn mau lành và không mang lại cảm giác khó chịu. Đồ ăn cứng có thể cọ xát vào vết mổ, gây đau và làm tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng.

2.5. Thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu

Quá trình hậu phẫu bạn nên tránh hoàn toàn các thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu. Các loại thực phẩm náy sẽ gây ra cảm giác khó chịu, đau bụng, làm cản trở quá trình tiêu hoá và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Khi hệ tiêu hóa không hoạt động tốt, cơ thể sẽ khó hấp thu dưỡng chất, làm chậm quá trình lành thương và hồi phục sức khỏe.

Một vài thực phẩm có thể kể đến như: Ngô, khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, nước ngọt, kem

thực phẩm gây đầy hơi

2.6 Đồ ăn quá ngọt

Người bệnh u tuyến giáp cũng nên hạn chế việc tiêu thụ đường và các chất tạo ngọt. Vì khi ăn quá nhiều đường, cơ thể không kịp chuyển hóa đường thành năng lượng. Điều này có thể dẫn đến thừa đường, tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

đồ ăn ngọt

Xem thêm:

3. Chế độ dinh dưỡng nên áp dụng sau mổ u tuyến giáp

3.1 Thực phẩm giàu protein (thịt nạc, cá, trứng,..)

Protein đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật u tuyến giáp. Chất này là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và mô, giúp tái tạo và sửa chữa các tổn thương do phẫu thuật gây ra. Bổ sung đủ protein giúp vết mổ nhanh lành, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Thêm vào đó, protein cũng giúp sản sinh ra các kháng thể, giúp tăng cường khả năng lại vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Protein cung cấp các axit amin thiết yếu để tái tạo tế bào và mô mới, giúp vết mổ nhanh lành.  Các loại thực phẩm giàu protein mà bạn nên ưu tiên như: thịt nạc, cá và trứng,..

tôm cá tươi ngon

3.2. Rau xanh, trái cây

Rau xanh chứa nhiều magie và khoáng chất, chúng cung cấp dinh dưỡng cần thiết và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đặc biệt là ở tuyến giáp. Bệnh nhân nên bổ sung các loại rau xanh sẫm màu như: diếp cá, rau bina, rau ngót, rau muống,… vào chế độ ăn hàng ngày. Đây là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh u tuyến giáp. Ngoài ra, chúng giúp cải thiện các triệu chứng như đau cơ, mệt mỏi và nhịp tim bất thường. Do cung cấp đủ magie.

bát rau củ

3.3 Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều và hạt bí là nguồn cung cấp magie tốt cho cơ thể. Chúng cũng giàu protein thực vật, vitamin B và vitamin E,… có thể hỗ trợ cho tuyến giáp.

hạt điều

3.4 Uống đủ nước

Uống đủ nước là một điều cần thiết trong quá trình hồi phục sau mổ u tuyến giáp. Nước không chỉ giúp cơ thể thải độc, hỗ trợ tiêu hóa mà còn giúp làm mềm thức ăn, giảm kích ứng cổ họng và ngăn ngừa táo bón.

Phẫu thuật và quá trình hồi phục có thể khiến cơ thể mất nước. Uống đủ nước giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa mất nước và các biến chứng liên quan.

Xem thêm:

4. Lưu ý quan trọng về chế độ ăn sau mổ u tuyến giáp

4.1 Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ

Sau phẫu thuật tuyến giáp, việc chia nhỏ và nhai kỹ các món ăn giúp hỗ trợ quá trình phục hồi. Việc ăn quá nhanh, ăn quá nó có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến vết mổ.

Bạn nên nhai kỹ mỗi miếng thức ăn từ 20-30 lần trước khi nuốt để đảm bảo thức ăn được nhai nhuyễn. Ngoài ra, bạn cũng nên dừng lại khi cảm thấy ăn đủ no, tránh ăn quá no.

4.2 Bổ sung vitamin và khoáng chất

Người bệnh sau khi phẫu thuật cần bổ sung thêm các loại vitamin phù hợp để tăng cường đề kháng, nhanh chóng phục hồi. Việc bổ sung vitamin D và Canxi đặc biệt quan trọng sau phẫu thuật, bởi cơ thể có thể bị mất canxi. Vitamin C cũng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành mổ.

4.3 Tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Bác sĩ là người hiểu rõ nhất về tình trạng sức khoẻ của bạn. Bởi vậy việc tham khảo theo các chỉ định của bác sĩ là điều bắt buộc sau khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể về chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc để giúp bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân theo lịch tái khám định kỳ để đảm bảo tiến trình phục hồi của vết mổ.

chỉ dẫn của bác sĩ

4.4 Theo dõi phản ứng của cơ thể với từng loại thực phẩm

Cơ địa của mỗi người khác nhau sẽ có những phản ứng với từng loại thực phẩm một cách khác nhau. Sau khi phẫu thuật, việc theo dõi phản ứng của cơ thể với thực phẩm sẽ giúp bạn điều chỉnh và lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp. Hãy đảm bảo bạn đang ăn uống đúng cách và tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Trong trường hợp bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ có chuyên môn nếu như bạn cảm thấy những biểu hiện bất thường.

5. Dấu hiệu cho thấy bạn có thể ăn lại bình thường

Sau mổ u tuyến giáp, việc quay trở lại chế độ ăn uống bình thường cần được thực hiện từ từ và cẩn trọng. Thời gian và tốc độ hồi phục của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tổng quát và khả năng đáp ứng của cơ thể. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung cho thấy bạn có thể bắt đầu ăn lại bình thường:

  • Viết mổ đã lành: Vết mổ của bạn không còn sưng, đau hoặc có các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
  • Khả năng nuốt đã trở nên bình thường: Bạn đã có thể nuốt mà không thấy nghẹn, không cảm thấy khó khăn.

6. Tạm kết

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi: “Mổ u tuyến giáp kiêng ăn gì?”. Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cân đối, đa dạng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn, giúp bạn đối phó với bệnh tình một cách hiệu quả. Nếu thấy những thông tin trên là bổ ích, hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi tại chuyên mục Tuyến giáp.

5/5 - (1 vote)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch