Bệnh u tuyến giáp có di truyền không? Thông tin cho cha mẹ

28/09/2023

Hằng Đàm

Bệnh u tuyến giáp có di truyền không? Gợi ý một số phương pháp phòng bệnh u tuyến giáp di truyền dành cho cha mẹ

U tuyến giáp là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Do đó những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Bao gồm cả: “Bệnh u tuyến giáp có di truyền không?”. Để tìm câu trả lời, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Phòng khám Loukas nhé.

1. Bệnh u tuyến giáp có di truyền không?

U tuyến giáp là bệnh lý CÓ yếu tố di truyền. Nếu bạn có mối quan hệ ruột thịt với những người từng mắc u tuyến giáp. Thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người bình thường. Tuy các khối u tuyến giáp đa phần là lành tính. Nhưng vẫn tồn tại một phần nhỏ là u ác tính (khoảng 5%). Và nó hoàn toàn có thể tước đi sinh mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, đối với những người có người thân từng mắc bệnh u tuyến giáp, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

2. Thông tin về gen quy định u tuyến giáp

U tuyến giáp có tính di truyền do khối u hình thành có liên quan đến một số gen nhất định trong cơ thể mà Phòng khám Loukas liệt sê dưới đây:

2.1. Gen BRAF

Đây được coi là một gen tiền ung thư. Gen này mã hóa cho protein B-RAF ở người. Nguy cơ mắc ung thư của những người mang gen này sẽ cao hơn so với người bình thường. Gen ác đột biến của gen này có thể gây bệnh cho người khác theo 2 cách:

  • Di truyền dẫn đến dị tật bẩm sinh.
  • Xuất hiện trong quá trình sinh trưởng và gây ra bệnh ung thư như gen ung thư thực sự.

Các bác sĩ ngày nay thông qua các kỹ thuật y khoa hiện đại có thể khám và xác định xem các gen này có tồn tại trong cơ thể người hay không. Từ đó, đưa ra kết luận chính xác về nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm:

gen braf

2.2. Quy trình xét nghiệm gen

  • Bước 1: Đọc và tìm hiểu về căn bệnh cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với bản thân. Thông qua các trang thông tin chính thống. Hoặc nghe tư vấn của bác sĩ để công cuộc xét nghiệm đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 2: Lên lịch và theo dõi, xác định chính xác thời gian tiến hành xét nghiệm.
  • Bước 3: Sau khi nghe lời tư vấn của bác sĩ cần đăng ký lịch xét nghiệm.
  • Bước 4: Lấy mẫu xét nghiệm tại bệnh viện hoặc trung tâm sức khỏe. Đó có thể là mẫu máu hay niêm mạc miệng.
  • Bước 5: Nhận kết quả và nghe tư vấn của y bác sĩ về kết quả xét nghiệm.

xét nghiệm gen

2.3. Cơ sở xét nghiệm gen

  • Người có từ 3 người thân trở lên từng mắc các dạng bệnh gần giống hoặc giống nhau.
  • Một người thân trong gia đình từng mắc từ 2 bệnh u trở lên.
  • Trong gia đình có 2 người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư từ nhỏ.
  • Người thân trong gia đình từng được chẩn đoán mắc bệnh lý hiếm gặp hoặc ung thư nguy hiểm.
  • Những cơ sở xét nghiệm gen trên sẽ giúp bạn dễ dàng nhìn nhận lại hoàn cảnh. Và quyết định xem có nên đi xét nghiệm hay không.

3. Những loại bệnh u tuyến giáp nào có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái?

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh ung thư tuyến giáp có thể có yếu tố di truyền. Nhất là đột biến ở gen RET được di truyền từ cha mẹ sang con cái. Dẫn đến ung thư tuyến giáp trong khoảng 5% tổng số các loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, bệnh ung thư tuyến giáp tổng thể không phải là bệnh di truyền. Mà là các đột biến gen gây ra ung thư có thể được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhìn chung, chưa có khẳng định rõ ràng nào cho tất cả các loại bệnh. Dù ung thư tuyến giáp vẫn có thể có yếu tố di truyền.

ung thư tuyến giáp thể tủy

Xem thêm:

4. Phương pháp phòng ngừa bệnh u tuyến giáp di truyền

  • Kiểm tra chính định và sàng lọc bệnh tuyến giáp xoang: Việc kiểm tra và sàng lọc bệnh tuyến giáp sớm có thể giúp người có nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp di truyền cao phát hiện. Và điều trị bệnh kịp thời.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh: Một trong những cách hữu hiệu giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp là ăn uống đủ chất. Hạn chế hấp thu các thực phẩm nhiều đường và giàu chất béo. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất và giảm áp lực cho bản thân.
  • Không hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại: Việc tiếp xúc với thuốc lá và các chất độc hại gây ung thư là một trong những nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp.

Trên đây là các cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp. Tuy nhiên, chúng không thể ngăn ngừa bệnh hoàn toàn. Vậy nên, việc duy trì sức khỏe tốt và khám sàng lọc định kỳ là điều cần thiết. Giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh.

không uống bia

5. Tạm kết

Trên đây là một số thông tin liên quan giúp bạn trả lời câu hỏi: “Bệnh u tuyến giáp có di truyền không?”. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình. Từ đó, có thể tìm giải pháp điều trị kịp thời và phù hợp với bản thân. Chuyên mục Tuyến giáp là nơi cập nhật những thông tin hữu ích về y khoa mà bạn có thể tham khảo, hãy cùng chúng tôi đón đọc nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch