Dấu hiệu u tuyến giáp là gì? Biểu hiện u tuyến giáp thường gặp

05/06/2024

Nguyệt Anh

Dấu hiệu tuyến giáp là gì? Biểu hiện của u tuyến giáp như thế nào? Người bệnh nên làm gì khi bắt gặp các triệu chứng này?

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu tuyến giáp sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vậy các biểu hiện của u tuyến giáp như thế nào? Thắc mắc này sẽ được Loukas giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

1. U tuyến giáp là gì?

Bệnh u tuyến giáp hay còn được gọi là nhân tuyến giáp. Đây là sự hình thành các khối lỏng hoặc đặc bên trong nhu mô của tuyến giáp.
Hầu hết các trường hợp u tuyến giáp không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Mặt khác, bệnh lý này thường không có các biểu hiện cụ thể, rõ ràng. Bởi vậy, người mắc bệnh cũng rất khó để phát hiện. Thông thường, bệnh được phát hiện tình cờ trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng siêu âm vùng cổ. Đa số các khối u tuyến giáp thường lành tính. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp hiếm gặp là ung thư.

u tuyến giáp là gì

2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp

U tuyến giáp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này. Trong đó bao gồm những dấu hiệu tuyến giáp:

  • Người có người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh tuyến giáp thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất phóng xạ, chất độc hại. Bởi khi đó, tuyến giáp sẽ bị làm biến đổi chức năng hoạt động cũng như tính chất vốn có.
  • Tỷ lệ nữ giới mắc u tuyến giáp cao hơn so với nam giới. Mặt khác, bệnh tuyến giáp này cũng thường xuất hiện ở những người cao tuổi.
  • Người đã hoặc đang mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
  • Tiêu thụ iot không cân đối trong chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của u tuyến giáp. Bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
  • Các yếu tố khác như người bị thừa cân, hệ miễn dịch suy giảm, có lối sống không lành mạnh,…

người mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp

Xem thêm:

3. Top dấu hiệu của u tuyến giáp và các biểu hiện u tuyến giáp lành tính, ác tính điển hình nhất

Sau đây là danh sách những biểu hiện của u tuyến giáp lành tính và ác tính phổ biến nhất mà Phòng khám Loukas muốn giới thiệu đến bạn:

3.1. Dấu hiệu u tuyến giáp lành tính

  • Khối u xuất hiện tại vùng cổ: Người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được các khối u khi dùng tay sờ trực tiếp lên cổ.
  • Quá trình ăn uống khó khăn: Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống và nuốt, dẫn đến cảm giác đau và khó thở.
  • Cân nặng sụt nhanh chóng: Do khó khăn trong ăn uống, nhiều người mắc bệnh u tuyến giáp bị sụt cân nhanh chóng và giảm sức đề kháng.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Người bệnh có thể rơi vào tình trạng lo âu kéo dài, mệt mỏi và thiếu tỉnh táo, có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Khàn giọng, khàn tiếng: Hiện tượng khàn giọng, khàn tiếng xảy ra khi dây thanh quản bị chèn áp do khối u phát triển, kèm theo triệu chứng sốt, ho và đau họng.

xuất hiện u ở tuyến giáp

3.2. Dấu hiệu u tuyến giáp ác tính

  • Xuất hiện các khối u giáp trạng: Khác với các khối u lành tính, u ác tính có tính xâm lấn và làm cổ cứng hơn, không chuyển động theo nhịp nuốt.
  • Hạch cổ: Hạch bạch huyết xuất hiện ở xung quanh cổ cho thấy sự đột biến của các tế bào miễn dịch và cảnh báo về sự xuất hiện của u ác tính.
  • Vùng cổ chảy máu, lở loét: Utuyến giáp ác tính dễ thấy là vùng cổ bị lở loét, sần sùi, thâm nhiễm, chảy máu và viêm.
  • Một số biểu hiệu u tuyến giáp ác tính khác gồm: Sụt loét chảy máu, khối u to rắn, di căn đến các bộ phận khác gây gãy xương, đau nhức xương, buồn nôn, ho ra máu, rối loạn ý thức.

cổ sưng to

4. Tại sao bệnh u tuyến giáp ngày càng phổ biến?

Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh u tuyến giáp là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh và yếu tố môi trường là chủ yếu. Đây cũng là thủ phạm gây ra một loại căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng sức khỏe trầm trọng.
Mặt khác, việc ứng dụng các phương tiện chẩn đoán u tuyến giáp rộng rãi trong cộng đồng cũng khiến số ca phát hiện u tuyến giáp gia tăng. Nguyên nhân khác là do người dân đã ý thức hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Để tiện cho việc phát hiện các khối u sớm. Nhằm điều trị bệnh kịp thời.

ngày càng đông người bị u tuyến giáp

5. Các biểu hiện của bệnh u tuyến giáp gồm những gì?

Biểu hiện của bệnh u tuyến giáp như thế nào? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:

5.1 Bướu cổ/ Cổ sưng

Những bệnh liên quan đến tuyến giáp như bướu giáp hoặc viêm giáp thường xuất hiện dấu hiệu đặc trưng. Cụ thể như sưng cổ hoặc bướu cổ. Hơn thế , hiện tượng này thường gắn với tình trạng thiếu iốt. Gây ra khó khăn trong việc hô hấp và nói chuyện. Khác với các khối u lành tính,  u ác tính do sự phát triển có tính xâm lấn. Biểu hiện bệnh u tuyến giáp có thể thấy là phần cổ của người bệnh sẽ trở nên cứng hơn, không chuyển động theo nhịp nuốt, bờ rõ. Sự thay đổi của các khối u cũng dễ cảm nhận hơn.

triệu chứng bướu cổ của bệnh u tuyến giáp

5.2 Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp

Đau cơ khớp cũng thường xuất hiện trong các trường hợp bệnh liên quan đến tuyến giáp. Khi mắc bệnh suy giáp, người bệnh sẽ có cảm giác tê ngứa ở cánh tay. Nguyên nhân là do sự thiếu hụt hormone tín hiệu. Từ đó dẫn đến việc truyền thông tin từ não tới các cơ bị chậm hơn so với bình thường. Trong trường hợp cường giáp, người bệnh sẽ dễ mắc cứng khớp. Đồng thời gặp khó khăn trong việc điều phối các chi.

5.3 Tóc và da suy yếu

Khi mắc suy giáp, tóc thường trở nên yếu, xơ và dễ gãy. Không chỉ vậy, da cũng sẽ gặp tình trạng khô, bong tróc. Điều này xuất phát từ sự rối loạn hormone tuyến giáp.

tình trạng tóc yếu ở người bị u tuyến giáp

5.4 Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh

Suy giáp có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng kỳ kinh đến sớm thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về suy giáp. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn và không đều đặn thì khả năng cao là bạn đã mắc cường giáp. Sự biến đổi nồng độ hormone là nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Đồng thời ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển nang trứng. Điều này có thể làm trở ngại cho quá trình thụ tinh và gây khó khăn trong việc mang thai.

5.5 Giảm ham muốn

Theo các chuyên gia đến từ Phòng khám Đa khoa Loukas, tất cả các bệnh liên quan đến tuyến giáp đều có mối liên hệ trực tiếp với hormone. Do đó khi bệnh kéo dài, nó có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố estrogen. Dẫn đến việc mất ham muốn và vô sinh ở người bệnh. Các bệnh liên quan đến tuyến giáp cũng có thể có tác động đặc biệt đến chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng.

5.6 Lượng cholesterol thay đổi

Tỷ lệ cholesterol trong máu của những người mắc bệnh tuyến giáp thường biến đổi bất thường. Do đó, nếu bạn không đang dùng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị các bệnh liên quan mà nồng độ này vẫn cao. Thì bạn nên xem xét đến việc đi thăm khám bộ phận tuyến giáp.

lượng choresterol thay đổi khi mắc u tuyến giáp

5.7 Gặp vấn đề về đường ruột

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không phải ngoại lệ. Người bị bệnh liên quan tới tuyến giáp rất dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau bụng.

5.8 Huyết áp tăng

Hormone từ tuyến giáp có tác động lớn đến hệ tim mạch. Nó thể gây ra tình trạng kích thích gây biến đổi nhịp tim và lượng máu được bơm ra. Vì vậy, nếu bạn thấy huyết áp của mình không ổn định thì có khả năng bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Cường giáp có thể dẫn đến việc huyết áp bị chậm. Trong khi đó, suy giáp có thể làm huyết áp tăng nhanh.

dấu hiệu huyết áp tăng khi mắc bệnh u tuyến giáp

5.9 Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu

Nếu bạn gặp tình trạng trầm cảm và lo sợ kéo dài mà không thấy cải thiện sau quá trình điều trị thì có khả năng bạn đang gặp các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Với những người mắc bệnh này, hormone sẽ bị suy giảm. Bởi vậy, cơ không được thucds đẩy dẫn đến hiện tượng mệt mỏi. Trong trường hợp mắc cường giáp, người bệnh còn có thể bị mất ngủ. Hoặc ngủ không được sâu giấc.
Serotonin là một loại hormone giúp cơ thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ. Sự giảm sản xuất hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Vì vậy, khi tuyến giáp hoạt động bất thường, lượng serotonin trong não có thể giảm. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi và chán nản kéo dài.

5.10 Cân nặng thay đổi

Khi mắc cường giáp, người bệnh thường cảm thấy đói. Bởi khi đó các hormone được sản xuất liên tục. Dù ăn bao nhiêu đi chăng nữa, bạn vẫn có thể phải đối diện với tình trạng giảm cân đột ngột. Trong trường hợp suy giáp, bạn có thể không có cảm giác muốn ăn. Tuy nhiên dù vậy, người bệnh vẫn trải qua việc tăng cân bất thường. Vì vậy, nếu cân nặng của bạn bắt đầu biến đổi không theo trình tự dù đã thay đổi chế độ ăn uống thì có thể bạn đang mắc phải vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

bệnh nhân u tuyến giáp bị thay đổi cân nặng bất thường

Xem thêm:

6. Các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp theo từng loại

6.1 Dấu hiệu ung thư tuyến giáp thể nhú

Ung thư thể nhú thường biểu hiện bằng hiện tượng khối u phình to dần ở phần cổ mà không gây đau đớn. Kèm theo đó là khản giọng theo nhiều mức độ khác nhau. Ung thư tuyến giáp thể nhú thường được phát hiện tình cờ bởi bệnh nhân hoặc bác sĩ. Do đó, thường không được phát hiện sớm. Đặc biệt rất dễ dẫn đến việc bị chẩn đoán nhầm là khối u lành tính. Tuyến giáp của người bệnh mắc ung thư thể nhú thường không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể phát triển thành tình trạng cường giáp.

6.2 Dấu hiệu ung thư tuyến giáp thể tủy

Khi đưa ra chẩn đoán ban đầu cho bệnh nhân, biểu hiện chủ yếu là khối u cứng, không gây đau đớn. Và có sưng to ở vùng hạch bạch huyết cục bộ. Nếu khối u xâm lấn vào dây thần kinh ở vùng cổ họng có thể dẫn đến tình trạng khàn giọng. Quá trình kiểm tra bằng siêu âm có thể xác định kích thước, vị trí, và số lượng của khối u trong tuyến giáp. Ngoài ra còn có khả năng phát hiện tình trạng hạch bạch huyết xung quanh.

ung thư tuyến giáp thể tủy

6.3 Dấu hiệu ung thư tuyến giáp không biệt hóa

Hầu hết bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp không biệt hóa đều có khối u ở vùng cổ. Trường hợp người có tiền sử mắc ung thư tuyến giáp lâu năm, khối u sẽ phát triển nhanh và trở nên rất cứng. Ngoài ra có thể kèm theo một số biểu hiện như: khó thở, khó nuốt, khó nói, các hạch bạch huyết nổi lên ở xung quanh cổ.

6.4 Dấu hiệu ung thư tuyến giáp thể nang

Hiện tượng u tuyến giáp thể nang cũng có những điểm dễ dàng nhận biết. Dấu hiệu đầu tiên có thể nhận biết chính là sự xuất hiện của khối u ở tuyến giáp. Khối u này phát triển nhanh chóng, tính chất khối u trung bình. Nhìn từ ngoài, u tuyến giáp biểu hiện có bề mặt không nhẵn bóng, không có ranh giới rõ ràng. Và có mức độ hoạt động tốt. Khối u có thể xâm lấn vào các mô cố định gần tuyến giáp. Từ đó gây ra khàn giọng. Một số bệnh nhân có thể trải qua tình trạng di căn.

ung thư tuyến giáp thể nang

7. Nên làm gì khi có những dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp?

Dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Vậy nên nếu trải qua các triệu chứng như trên thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời và chính xác. Sau quá trình thăm khám, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện các kiểm tra chuyên sâu. Từ đó nhằm chẩn đoán có mắc bệnh ung thư tuyến giáp hay không. Trong đó bao gồm:

7.1 Siêu âm tuyến giáp

Bạn cần thăm khám bác sĩ và được siêu âm nhằm xác định bệnh. Siêu âm có thể giúp xác định vị trí, kích thước, số lượng khối u tuyến giáp, mức độ xâm lấn của khối u. Cũng như xác định liệu các hạch cổ có bị di căn hay không. Bên cạnh đó, bước này cũng có thể được sử dụng để hướng dẫn quá trình thực hiện sinh thiết chọc hút tế bào từ khối u tuyến giáp. Qua đó xác định xem khối u đó là lành tính hay ác tính.

siêu âm tuyến giáp

7.2 Nội soi thanh quản

Ngoài ra, khi triệu chứng u tuyến giáp, bạn cần kiểm tra nội soi thanh quản. Đây là cách kiểm tra thanh quản bằng cách sử dụng một ống soi. Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các dây thanh quản. Cụ thể là kiểm tra xem chúng có bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng bởi sự xâm lấn của u không.

7.3 Chụp CT/MRI

Việc chụp CT hoặc MRI giúp đánh giá khối u, xác định vị trí, kích thước, độ ngấm thuốc, mức độ xâm lấn. Cũng như sự di căn của hạch và tình trạng các cơ quan lân cận. Từ đó giúp bác sĩ xác định chính xác giai đoạn bệnh tuyến giáp trước khi quyết định phương pháp điều trị phù hợp.

7.4 Sinh thiết chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ

Đây là phương pháp sử dụng một kim nhỏ để tiến hành sinh thiết khối u tuyến giáp. Kim sẽ được tiến vào khối u tuyến giáp thông qua da. Bác sĩ sẽ lấy một ít tế bào từ khối u và đặt chúng lên lam kính. Sau đó tiến hành phân tích dưới kính hiển vi để tìm ra tế bào ung thư.

8. Cách điều trị bệnh u tuyến giáp

U tuyến giáp có thể được điều trị bằng nhiều phương thức khác nhau. Phù hợp với mức độ bệnh tình của người mắc phải. Sau đây là 4 cách điều trị u tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay:

8.1. Bóc, mổ u tuyến giáp

Phương pháp bóc, mổ u tuyến giáp chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Khối u ác tính hay nghi ngờ ác tính.
  • Kích thước khối u lớn, có nhân đơn hay nhân đa dễ bóc tách, có ranh giới rõ ràng.

8.2. Tiêm cồn tuyệt đối

Đối với các trường hợp u tuyến giáp có chứa dịch bên trong, người bệnh thường được chỉ định tiêm cồn tuyệt đối. Phương pháp này thực hiện nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u. Mà không cần phải sử dụng các thủ thuật xâm lấn. Cũng như tránh ảnh hưởng đến các chức năng của tuyến giáp. Khối u dưới tác dụng của cồn tuyệt đối sẽ bị xơ hóa và hoại tử. Phương pháp tiêm cồn tuyệt đối sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn. Do không bị chảy máu và cũng không để lại sẹo.

tiêm cồn tuyệt đối

8.3. Đốt sóng cao tần RFA

Phương pháp đốt sóng cao tần hầu hết sẽ được áp dụng đối với các khối u có kích thước từ 1.5 cm trở lên. Gây ra tình trạng khó nuốt, khó nói, khó thở hoặc có dấu hiệu chèn ép. Cách điều trị này mang lại hiệu quả điều trị tối đa cho nhân u giáp. Vì đây là phương pháp xử lý xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ sau khi đã thu nhận hình ảnh có được từ quá trình siêu âm sẽ bắt đầu sử dụng tần số cao. Nhằm làm nóng nhân giáp để kích thước của khối u được thu nhỏ.

đốt sóng cao tần rfa

8.4. Điều trị bằng thuốc kháng giáp/ Bổ sung hormon

Để bổ sung các hormon giáp thiếu hụt trong cơ thể, người ta thường sử dụng thuốc kháng giáp. Ví dụ như levothyroxine. Việc dùng liều lượng thuốc phù hợp sẽ giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng. Chất lượng cuộc sống cũng nhờ đó mà cải thiện hơn.

9. Những lưu ý trong việc phòng và điều trị u tuyến giáp

Nhìn chung, nếu người bệnh cải thay đổi và cải thiện các thói quen sinh hoạt xấu, các triệu chứng của bệnh u tuyến giáp hoàn toàn có thể được phòng ngừa. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh nên bổ sung các loại củ quả, rau xanh giàu vitamin C. Nhằm duy trì hoạt động ổn định của các tế bào trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
  • Nạp đủ lượng I ốt trong mỗi bữa ăn. Thông qua các món ăn như hải sản, sữa, trứng, rong biển, bột canh hoặc muối chứa I ốt,..
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ hay quá mặn.
  • Chăm chỉ tập luyện thể dục, thoải mái đầu ốc, tránh mệt mỏi căng thẳng.
  • Tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Không được ngưng sử dụng thuốc khi chưa được chỉ định.
  • Mỗi 6 tháng nên đi khám định kỳ sức khỏe một lần. Và thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng u tuyến giáp bất ổn.

cô gái ăn salad

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được các bạn đọc thắc mắc “Dấu hiệu u tuyến giáp?”. Đồng thời có thêm thông tin hữu ích về bệnh u tuyến giáp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp trên website Phòng khám Đa khoa Loukas.

1/5 - (1 vote)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch