U tuyến giáp có vi vôi hoá: Nguyên nhân và cách điều trị là gì?

02/05/2024

Thu Vân

U tuyến giáp có vi vôi hóa hầu hết là lành tính, nhưng vẫn có thể gây ra những tác động đến cuộc sống của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tổng quan về u tuyến giáp có vi vôi hóa

1.1 U tuyến giáp có vi vôi hóa là gì?

Tuyến giáp là gì và u tuyến giáp có vi vôi hóa là gì? Tuyến giáp, một phần quan trọng của hệ thống nội tiết. Nó có hình dạng giống cánh bướm và nằm ở phía trước của cổ, gần với thanh quản và khí quản. Chức năng chính của tuyến giáp là sử dụng iot được hấp thụ từ thức ăn tạo hormone. Đó là 2 hormone quan trọng triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Các hormone này kết hợp với hormone calcitonin (cũng được sản xuất bởi tuyến giáp). Mục tiêu là giúp duy trì sự cân bằng canxi trong máu. Mất cân bằng các hormone này có thể dẫn đến sự tích tụ canxi thừa. Từ đó sinh ra u tuyến giáp có vi vôi hóa (hay vôi hóa).

u tuyến giáp có vi vôi hóa

Vôi hóa là quá trình mà các muối canxi dư thừa bị lắng đọng và tích tụ trong các mô, mạch máu hoặc cơ quan trong cơ thể. Tích tụ lâu dần có thể làm cho canxi trở nên cứng hơn. Từ đó gây ra rối loạn chức năng của các cơ quan.

1.2 Phân loại vôi hóa tuyến giáp

U tuyến giáp vôi hóa xảy ra khi canxi tích tụ tại các nhân tuyến giáp, làm cho chúng trở nên cứng và khó di chuyển. Vôi hóa tuyến giáp thường được phân loại thành hai loại. Cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu hai loại này nhé!

  • Microcalcification: các hạt canxi nhỏ, có kích thước dưới 1mm. Cúng tích tụ trong nhân tuyến giáp. Khi siêu âm có thể được nhìn thấy được dưới dạng các vệt sáng nhỏ trên hình ảnh. Sự xuất hiện của microcalcification thường là dấu hiệu của ung thư tuyến giáp thể nhú.
  • Macrocalcification: các hạt canxi lớn, có kích thước lớn hơn 1mm. Chúng tích tụ trong nhân giáp. Khi siêu âm chúng xuất hiện dưới dạng các đốm sáng lớn trên hình ảnh siêu âm. Macrocalcification xuất hiện có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Nó gây ra các vấn đề như cường giáp hoặc suy giáp, và có thể mang lại nhiều rủi ro.

2. Vì sao u tuyến giáp lại bị vôi hóa?

Các nguyên nhân gây vôi hóa tuyến giáp bao gồm:

  • Nhiễm trùng.
  • Rối loạn chuyển hoá canxi: Hormone T3, T4 và calcitonin được sản xuất để điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu. Khi có vấn đề với ba hormone này, có thể dẫn đến rối loạn chuyển hoá canxi tại tuyến giáp. Sự tích tụ canxi dư thừa sẽ tạo thành vôi hóa trong nhân tuyến giáp.
  • Di truyền: Nếu có tiền sử trong gia đình về u vôi hóa tuyến giáp, nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn so với người không có tiền sử.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý: Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ… có thể ảnh hưởng đến xương và các mô liên kết.
  • Viêm tuyến giáp mạn tính.

Xem thêm:

triệu chứng u tuyến giáp

3. Dấu hiệu nhận biết vôi hóa tuyến giáp

3.1 Dấu hiệu thường gặp

Khi tuyến giáp bị vôi hóa, đặc biệt là khi những nốt vôi hóa còn nhỏ, thường không có triệu chứng đặc biệt. Bệnh nhân thường phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm vùng cổ. Tuy nhiên, theo thời gian, những nốt vôi hóa trong tuyến giáp phát triển và có thể gây ra các triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các khối u cứng và có thể di động ở khu vực cổ.
  • Khi các khối u lớn lên, chúng có thể chèn ép vào các cơ quan xung quanh, bao gồm cả khí quản. Kết quả là gây khó thở cho bệnh nhân.
  • Chèn ép vào thực quản gây cảm giác nghẹt ở cổ và khó nuốt cho bệnh nhân.
  • Chèn ép vào thanh quản gây ra hiện tượng khàn tiếng hoặc mất tiếng.

3.2 Các dấu hiệu khác

Vôi hóa trong tuyến giáp cũng có thể khiến tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến các biểu hiện như:

  • Nhịp tim nhanh kèm theo đau ngực và khó thở.
  • Sụt cân đột ngột, thường là giảm cân nhanh chóng.
  • Tâm trạng thất thường, cáu gắt không rõ nguyên nhân, lo lắng, hoặc căng thẳng quá mức.
  • Tiết mồ hôi nhiều.
  • Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ thường xuyên.

khó thở

Tuy nhiên, chỉ dựa trên các triệu chứng trên thì chưa hẳn là đủ. Bác sĩ không thể chẩn đoán bệnh ngay lập tức và có thể yêu cầu các xét nghiệm bổ sung như:

  • Chụp X-quang tuyến giáp để xác định rõ tình trạng tích tụ canxi trong tuyến giáp.
  • Xét nghiệm máu để phát hiện các biểu hiện bất thường về nồng độ canxi máu. Nếu nồng độ này tăng cao, nguy cơ bị vôi hóa tuyến giáp có thể cao.
  • Sinh thiết: Bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành sinh thiết, nếu nghi ngờ về u ác tính

4. U tuyến giáp có vôi hóa có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp vôi hóa u tuyến giáp đều là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhỏ chứa các tế bào ung thư (ác tính) trong nhân tuyến giáp. Tổng thể, vôi hóa tuyến giáp có thể thay đổi hoạt động nội tiết của tuyến giáp, gây ra các triệu chứng của hội chứng Basedow. Các nốt vôi hóa lớn có thể gây ra sưng cổ, mất đi tính thẩm mỹ hoặc chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Từ đó gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Vôi hóa tuyến giáp có thể xuất hiện dưới dạng đơn nhân hoặc đa nhân, và có thể là lành tính hoặc ác tính. Trong trường hợp là u lành tính, bệnh thường phát triển khá chậm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán là ung thư (ác tính), người bệnh cần được điều trị sớm. Việc này là để tránh tiến triển thành ung thư tuyến giáp và nguy cơ di căn.

vôi hóa tuyến giáp có nguy hiểm không

5. Điều trị u tuyến giáp vôi hóa

U tuyến giáp chia làm nhiều mức độ trường hợp khác nhau. Căn cứ vào từng trường hợp lại có phác đồ điều trị khác nhau:

  • Đối với bệnh nhân bị cường giáp: Bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc kháng giáp, liệu pháp iốt phóng xạ, hoặc phẫu thuật để điều trị tình trạng này.
  • U vôi hóa lành tính: Phương pháp điều trị bao gồm việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Thêm vào đó là theo dõi bệnh tình thường xuyên. Bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật nếu khối u trở nên quá lớn, gây áp lực lên các cơ quan lân cận.
  • U vôi hóa ác tính: Bệnh nhân cần được điều trị kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hoặc hóa trị,…
    Việc điều trị tình trạng u tuyến giáp có vi vôi hóa cần được tiến hành sớm để ngăn chặn các biến chứng tiềm ẩn. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường hoặc thuộc vào nhóm nguy cơ cao, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

điều trị u tuyến giáp vôi hóa

Xem thêm:

6. Lời kết

Trên đây là bài viết về U tuyến giáp có vôi vi hóa trong chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám Loukas. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn. Hãy cùng đón đọc những thông tin khác cùng chuyên mục nhé!

 

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch