Bệnh u tuyến giáp điều trị sao cho hiệu quả và an toàn nhất? Cùng tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp trong bài viết của Loukas nhé!
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp khác nhau. Tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh u tuyến giáp hiệu quả, an toàn? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.
1. Bệnh u tuyến giáp là gì?
Cùng tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp. U tuyến giáp là tình trạng xuất hiện các khối u đặc hoặc lỏng bên trong tuyến giáp. Các khối u này có thể làm thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khu vực này cho người bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tỷ lệ mắc bệnh u tuyến giáp tại Việt Nam chiếm khoảng 10-15% trong tổng số các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Đặc biệt, u tuyến giáp phổ biến hơn ở phụ nữ. Tỷ lệ mắc bệnh hiện nay ước tính là 5,3% đối với nữ giới và 0,8% với nam giới.
2. Phân loại và cách nhận biết u tuyến giáp là gì?
Sau khi tìm hiểu về u tuyến giáp, hãy cùng Phòng khám Đa khoa Loukas hiểu và phân loại chúng. Các khối u ở tuyến giáp có thể xuất hiện dưới dạng đơn nhân hoặc đa nhân. Chúng thường khó có thể phát hiện bằng cách sờ tay. Đặc biệt khi chúng có kích thước nhỏ hơn 1cm ở giai đoạn đầu. Đa số các trường mắc bệnh đều có nhân ở dạng đặc. Dạng dịch lỏng chỉ chiếm khoảng 15-25%. U tuyến giáp có hai dạng chính, bao gồm:
- Khối u tuyến giáp lành tính (Adenoma tuyến giáp): Đây là sự hình thành và phát triển bất thường của tuyến giáp về kích thước và hình dạng. Bệnh lý này thường xuất hiện dưới dạng các khối u cục hoặc các nốt tuyến giáp. Do là khối u lành tính vậy nên không quá nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên khối u này có thể làm sản sinh ra một lượng lớn hormone tuyến giáp bất thường. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến cường giáp.
- Khối u ác tính: Chiếm khoảng 4-7% tổng số trường hợp mắc bệnh u tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót có thể lên tới 90-95%.
Xem thêm:
- Chọc sinh thiết tuyến giáp và những điều cần biết
- U tuyến giáp thùy trái và tất tần tật những điều cần biết
3. Dấu hiệu bệnh lý u tuyến giáp
Bệnh u tuyến giáp thường rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi khối u đã lớn. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh u tuyến giáp kịp thời? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của u tuyến giáp:
Các dấu hiệu bao gồm:
- Tăng kích thước của tuyến giáp: Tuyến giáp sẽ trở nên phình to và gây cảm giác khó chịu ở cổ.
- Khó thở hoặc khàn giọng: Tuyến giáp lớn có thể gây chèn ép lên các cơ quan lân cận như khí quản và dây thanh giọng. Từ đó gây khó thở hoặc khàn giọng.
- Thay đổi về cân nặng: Người mắc u tuyến giáp có thể sẽ gặp phải tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Mệt mỏi và suy nhược: Nguyên nhân là do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone. Dẫn đến sự mất cân bằng hormone.
- Rối loạn giấc ngủ: Sự thay đổi hormone tuyến giáp sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi ngủ. Hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm.
- Thay đổi tâm trạng: Cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc kích động bất thường có thể xuất hiện.
4. Phương pháp điều trị bệnh u tuyến giáp
Trước khi xác định phương pháp điều trị u tuyến giáp, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm và khám lâm sàng. Trong đó bao gồm: xét nghiệm hormone tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp và chọc hút tế bào nhân tuyến giáp. Qua đó đánh giá tính chất của u tuyến giáp. Đồng thời phân biệt xem nó là u lành tính hay ác tính. Sau đó, bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị phù hợp với từng tình trạng bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp đó như sau:
4.1 Đốt sóng cao tần
Hiện nay, phương pháp đốt sóng cao tần đã được áp dụng thành công trong điều trị u tuyến giáp. Kỹ thuật này đã được thực hiện thành công tại nhiều quốc gia phát triển. Điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là không cần phẫu thuật, không gây mê. Sau điều trị, người bệnh có thể xuất viện ngay trong ngày. Hơn nữa, áp dụng phương pháp này sẽ không gây ra biến chứng. Đặc biệt là giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh.
Phương pháp này sử dụng nhiệt để hủy bỏ khối u. Dưới tác động của dòng điện xoay chiều, nhiệt được tạo ra bởi sự ma sát của các i-on trong mô. Quá trình này được thực hiện thông qua một điện cực đặt ở trung tâm của khối u tuyến giáp. Nhiệt độ được duy trì trong khoảng từ 60 – 100 độ C. Sau đó, dòng điện từ này sẽ được truyền vào khối u. Từ đó làm hoại tử của mô xung quanh khối u. Đồng thời làm mất nước bên trong các tế bào. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng một mũi kim để thực hiện đốt sóng cao tần mà không cần phải rạch da. Thời gian thực hiện phương pháp này chỉ từ 10 đến 30 phút. Người bệnh gần như không cảm thấy đau đớn gì trong suốt quá trình.
Hiện tại, khi thăm khám và đặt lịch đốt sóng cao tầng RFA tại Phòng khám Đa khoa Loukas trong tháng 6 này, bạn sẽ được giảm đến 25% chi phí trọn gói. Đồng thời, Loukas cũng hỗ trợ trả góp 0% để san sẻ nỗi lo tài chính, giúp bạn dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế tiên tiến.
4.2 Đốt u bằng vi sóng
Đây là một phương pháp phổ biến trong điều trị u tuyến giáp. Và được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn. Điểm cộng của phương pháp đốt u tuyến giáp bằng vi sóng là tính tự động hóa cao. Cùng với đó là độ chính xác và an toàn mang lại hiệu quả như mong đợi.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ điều trị sẽ luồn một kim phát điện cực qua lớp da của bệnh nhân. Qua đó đi vào bên trong khối u. Dưới sự hướng dẫn của máy cắt lớp vi tính và máy siêu âm, quá trình đốt bằng nhiệt vi sóng sẽ được diễn ra. Do đó, quá trình điều trị này luôn được thực hiện một cách chính xác. Đồng thời không gây tổn thương cho các cơ quan xung quanh đó. Thiết bị vận hành tự động hóa cũng sẽ đảm bảo mang lại kết quả điều trị tối ưu.
4.3 Phẫu thuật
Trường hợp khối u có kích thước lớn hơn 4cm hoặc có các dấu hiệu bất thường, phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng. Phương pháp này cũng được đề xuất đối với các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm sắc thể lớn. Gây ra co thắt đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu. Hoặc dẫn đến vấn đề khó khăn trong nuốt thức ăn. Khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật, các khối u sẽ được cắt bỏ hoàn toàn.
Xem thêm:
- U xơ tuyến giáp là gì? Bệnh lý tuyến giáp phổ biến mà bạn nên biết
- U tuyến giáp bị vôi hóa nguy hiểm tới mức nào?
4.4 Chọc hút dịch
Đây là phương pháp phù hợp đối với người bệnh có tuyến giáp nhân lỏng. Với phương pháp hút dịch, bệnh nhân sẽ phải tiến hành chọc u. Qua đó thu thập tế bào xét nghiệm sau khi dịch được hút ra hoàn toàn. Thống kê chỉ ra rằng có đến 50% trường hợp điều trị theo phương pháp này được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, các nang nước tự biến mất sau khi vài lần chọc hút dịch. Trong một số trường hợp khác, nhân tuyến giáp tự giảm kích thước sau quá trình điều trị.
5. Lời kết
Trên đây là thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị bệnh u tuyến giáp hiệu quả và an toàn nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về bệnh lý tuyến giáp phổ biến này. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.
Ưu đãi lớn
Phòng khám Đa khoa Loukas gửi đến chương trình ưu đãi hấp dẫn – TẶNG ĐẾN 30% chi phí đốt sóng cao tần RFA tiêu u tuyến giáp.
Gọi 0936477799 – 1900 0202 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch ngay, nhận ưu đãi hấp dẫn!