Thế nào là bệnh u xơ tuyến giáp? Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
U xơ tuyến giáp là bệnh lý thường bắt gặp ở nữ giới. Người mắc bệnh này bị ảnh hưởng cà về sức khỏe lẫn thẩm mỹ. Vậy u xơ tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Loukas giải đáp các thắc mắc trên trong bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về bệnh u xơ tuyến giáp
Bệnh u xơ tuyến giáp là sự biến đổi bất thường trong cấu trúc và chức năng của tuyến giáp. Nguyên nhân là do sự phát triển không đều của các tế bào. Cụ thể đó là tuyến giáp hình thành các khối u. Từ đó dẫn đến sự phình to và mất cân đối ở vùng cổ. Sự biến đổi này làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa và nhiều quá trình khác trong cơ thể.
Hiện nay, u xơ tuyến giáp là một bệnh lý khá phổ biến. Trong đó, người mắc bệnh này chiếm 4-7% tổng dân số. Đặc biệt, bệnh tuyến giáp này thường gặp phải ở những người từ 36-55 tuổi. Đáng chú ý, tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao hơn gấp 5 lần so với nam giới.
Ngoài ra, bệnh này gồm có hai loại chính. Đó là đơn nhân và đa nhân. Trong đó, u xơ tuyến giáp đơn nhân được hiểu là một khối u chỉ chứa một tế bào bướu duy nhất. Mặt khác, u đa nhân là một khối u chứa nhiều tế bào bướu.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều thuộc dạng u lành tính. Tuy nhiên, nếu kích thước của nhân ngày càng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân thì người bệnh cần được điều trị sớm. Từ đó tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem thêm:
- Chọc sinh thiết tuyến giáp và những điều cần biết
- U tuyến giáp thùy trái và tất tần tật những điều cần biết
2. Nguyên nhân gây bệnh u xơ tuyến giáp
Hiện nay, vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác nào gây ra bệnh u xơ tuyến giáp. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Cụ thể như sau:
2.1 Viêm tuyến giáp
Bệnh viêm tuyến giáp sẽ dẫn đến tình trạng sản xuất quá nhiều hormone. Hoặc không đủ hormone. Từ đó gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể. Bởi vậy, đây là một nguyên do quan trọng liên quan đến bệnh u xơ tuyến giáp.
2.2 Bệnh lý tuyến giáp khác
Các bệnh lý khác liên quan đến tuyến giáp cũng có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của u xơ tuyến giáp. Điển hình như khối u, ung thư và bệnh Hashimoto,…
2.3 Thuốc
Một số loại thuốc như lithium, amiodarone, interferon và interleukin-2 có thể tác động đến hormone của tuyến giáp. Đồng thời gây ra sự mất cân bằng trong sản xuất hormone tuyến giáp.
2.4 Yếu tố di truyền
Theo các chuyên gia Loukas, đây cũng là một trong những yếu tố liên quan đến bệnh u xơ tuyến giáp. Các biến đổi trong các gen làm ảnh hưởng chức năng tuyến giáp. Đồng thời có thể gây ra sự mất cân bằng hormone.
2.5 Yếu tố môi trường
Nhiễm độc kim loại, tiếp xúc với thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Không những vậy, còn gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
3. Triệu chứng bệnh u xơ tuyến giáp
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý tuyến giáp này thường không có triệu chứng cụ thể, rõ ràng. Vấn đề này là do các trường hợp mắc bệnh đều thuộc loại u nang chứa dịch và ở dạng nằm im. Vậy nên chỉ khi các nhân phát triển lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc sờ thấy thì người bệnh phát hiện bệnh.
Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời:
- Khàn tiếng và khó nuốt: Đây là những biểu hiện thường gặp khi khối u phát triển lớn. Cũng như gây chèn ép lên các cơ quan quanh vùng cổ.
- Sưng vùng cổ phía trước: Khi khối u xơ tuyến giáp phát triển, vùng trước cổ của bệnh nhân có thể sưng to. Điều này có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh Basedow.
- Rối loạn chuyển hóa: Theo chuyên gia y tế, một số trường hợp mắc bệnh này có thể gây ra rối loạn chuyển hóa. Dẫn đến các dấu hiệu như mệt mỏi, run chân tay, giảm cân đột ngột và các vấn đề về giấc ngủ.
4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh u xơ tuyến giáp
Cùng tìm hiểu một số nhóm người có nguy cơ dễ mắc bệnh u xơ tuyến giáp sau đây:
- Nữ giới: Bệnh lý này thường phổ biến hơn ở nữ giới. Thống kê cho thấy khoảng 5% phụ nữ ở độ tuổi 60 trở lên mắc bệnh này.
- Người thừa cân hoặc béo phì: Nhóm đối tượng này thường đối diện với nguy cơ cao mắc bệnh u xơ tuyến giáp. Nguyên nhân là do tác động tiêu cực của mỡ béo đến hoạt động của tuyến giáp.
- Người có tiền sử bệnh lý về tuyến giáp: Những người có tiền sử về các bệnh như tăng tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp và bệnh celiac sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh tuyến giáp này.
- Người có người thân mang tiền sử bệnh u xơ tuyến giáp: Nếu trong gia đình có người từng bị u xơ tuyến giáp thì nguy cơ cao bạn cũng có thể mắc bệnh lý này.
- Người trưởng thành và người cao tuổi: Bệnh tuyến giáp này thường bắt gặp ở những người trưởng thành và người cao tuổi hơn.
Xem thêm:
- Bệnh u tuyến giáp là gì? Phương pháp điều trị tốt nhất hiện nay
- U tuyến giáp bị vôi hóa nguy hiểm tới mức nào?
5. Điều trị bệnh u xơ tuyến giáp như thế nào?
Quá trình điều trị bệnh này sẽ được xác định thông qua việc thăm khám. Hoặc các xét nghiệm sinh hóa, xạ hình và siêu âm.
Trong trường hợp bệnh lành tính, liệu trình điều trị sẽ được xác định tùy theo kích thước của nhân tuyến giáp:
- Nhân tuyến giáp nhỏ (khoảng 1 – 2 cm): Thông thường sẽ không cần phải điều trị. Thay vào đó, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống. Đồng thời theo dõi chặt chẽ và thực hiện khám, xét nghiệm định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Nhân tuyến giáp trung bình (khoảng 2 – 3 cm): Với trường hợp này, người bệnh thường được chỉ định dùng hormone để điều trị.
- Nhân tuyến giáp lớn và gây chèn ép: Người bệnh có nhân tuyến giáp lớn thường sẽ phải thực hiện phẫu thuật.
Trong trường hợp là u ác tính, nhân tuyến giáp sẽ có các đặc tính như: cứng, đặc, phát triển nhanh. Đồng thời gây tác động xấu liên quan đến hoạt động thở, nuốt, nói. Đặc biệt là có nguy cơ cao phát triển thành tế bào ung thư. Vậy nên, người mắc u xơ tuyến giáp ác tính sẽ phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u này.
6. Những lưu ý cần biết để phòng ngừa bệnh u xơ tuyến giáp
U xơ tuyến giáp là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra đối với mọi đối tượng. Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh lý này? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây:
6.1 Kiểm tra tuyến giáp định kỳ
Bệnh u xơ tuyến giáp thường phát triển khá chậm. Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng có thể kéo dài. Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự thay đổi của cơ thể là biện pháp hiệu quả nhất. Nhằm đề phòng và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra lâm sàng tuyến giáp. Qua đó theo dõi các biểu hiện bất thường của bệnh. Sau đó, bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm tuyến giáp để đánh giá kích thước và tính chất của khối u.
Kết quả từ cuộc xét nghiệm sẽ là cơ sở để các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh. Đồng thời xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
6.2 Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý khoa học là điều cần thiết giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Từ đó nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mặt khác, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp bạn tránh xa các thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tuyến giáp. Điển hình như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Hoặc các đồ uống chứa chất kích thích.
Những thực phẩm này có thể gây ra sự rối loạn trong chức năng của tuyến giáp. Từ đó gây mất cân bằng trong việc sản xuất hormone tuyến giáp.
6.3 Lối sinh hoạt lành mạnh
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phthalates và bisphenol trong một số sản phẩm nhựa, có khả năng gây ra sự rối loạn nồng độ hormone tuyến giáp. Bởi vậy nên hạn chế việc sử dụng các đồ dùng làm từ nhựa. Thay vào đó là dùng các loại làm từ thủy tinh, gốm, sứ,…
Ngoài ra, cần tránh tiếp xúc với môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc gây ra các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
7. Lời kết
Hy vọng với thông tin trên, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về bệnh u xơ tuyến giáp. Cũng như nắm được các lưu ý phòng bệnh Tuyến giáp hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.