Trĩ nội độ 1 2: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách chữa trị. Cập nhật những thông tin chính xác nhất
Bệnh trĩ nội độ 1 2 có thể dù không quá nghiêm trọng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Và cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ bệnh phát triển biến chứng, bệnh nhân cần hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, có cách điều trị bệnh hiệu quả và kịp thời.
1. Trĩ nội độ 1 2 là gì?
Trĩ nội là từ ngữ dùng để chỉ tình trạng búi trĩ xuất hiện trên bề mặt của lớp niêm mạc nằm trong ống hậu môn. Do hậu môn, trực tràng bị sưng tây, giãn nở và phình to quá mức. Bệnh trĩ nội được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Trĩ nội độ 1 2 được coi là những giai đoạn đầu tiên của bệnh:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ hình thành.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện nhưng tự co lên được.
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1 2
Bệnh trĩ nội độ 1 2 có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, Phòng khám Loukas sẽ liệt kê danh sách những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1 2 phổ biến nhất ngay sau đây:
-
Ngồi nhiều
Khả năng mắc bệnh trĩ nội ở những người làm việc văn phòng hoặc phải ngồi lâu cao hơn bình thường. Bởi nếu không đi lại, vận động thường xuyên, lượng máu lưu thông tới hậu môn bị giảm sút. Dẫn đến tĩnh mạch hậu môn bị tăng áp lực và gây bệnh trĩ.
-
Tuổi già
Các cơ ở hậu môn sẽ bị suy yếu theo thời gian. Đây cũng là nguyên do tại sao trĩ nội độ 1 2 thường xuất hiện nhiều ở những người 45 tuổi trở lên.
-
Sau sinh
Có đến 50% phụ nữ mắc bệnh trĩ sau sinh. Bởi khi tử cung mở rộng, các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng phải chịu áp lực dẫn đến giãn nở.
-
Táo bón hoặc tiêu chảy
Bệnh nhân bị táo bón hay tiêu chảy lâu ngày sẽ khiến các mạch máu ở hậu môn bị phình giãn, tổn thương. Từ đó, hình thành các búi trĩ.
-
Khiêng vác vật nặng
Việc bê vác các vật nặng khiến xương chậu phải chịu một lực rất lớn. Các mạch máu ở trực tràng lâu ngày sẽ phình to và tạo ra búi trĩ.
-
Ăn uống không khoa học
Uống không đủ nước, ăn ít chất xơ sẽ dẫn tới tình trạng táo bón kéo dài. Khiến cho quá trình đi đại tiện trở nên khó khăn hơn. Bệnh cũng hình thành bắt đầu từ khi đó.
-
Các nguyên nhân khác
Ngồi đi đại tiện quá lâu, nhịn đi cầu, không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, lười vận động,…
Xem thêm:
- Trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không? Mức độ nguy hiểm của bệnh
- Trĩ nội độ 2 là gì? Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất
3. Dấu hiệu trĩ nội độ 1 2
Ở mỗi giai đoạn bệnh trĩ, người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
Dấu hiệu trĩ nội độ 1: Xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu
- Búi trĩ vừa mới hình thành và nằm hoàn toàn bên trong ống hậu môn.
- Xuất hiện cảm giác khó chịu khi đi đại tiện. Và phát hiện máu dính trong phân hoặc trên giấy vệ sinh.
- Hậu môn có cảm giác ngứa ngáy.
- Máu chảy khá ít ở giai đoạn này, do đó việc phát hiện bệnh gặp nhiều khó khăn.
Dấu hiệu trĩ nội độ 2: Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài
- Tình trạng ra máu khi đi đại tiện xảy ra thường xuyên hơn. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và bắt đầu phát triển kích thước.
- Có máu tươi khi đi đại tiện.
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lại.
- Người bệnh cảm giác hậu môn bị đau rát, ngứa ngáy và vướng víu.
4. Trĩ nội độ 1 2 có nguy hiểm không?
Dựa trên những chia sẻ trên, có thể đánh giá bệnh trĩ nội độ 1 2 vẫn còn ở mức độ nhẹ. Dù vậy, bệnh nhân có thể sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý. Dần cảm thấy tự ti do cảm giác khó chịu mà bệnh trĩ mang lại. Cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như: thiếu máu, đau rát kéo dài, hậu môn viêm nhiễm, sa nghẹt búi trĩ.
5. Cách chữa trĩ nội độ 1 2 mà không cần phẫu thuật
Trong những giai đoạn đầu khi bệnh còn khá nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị trĩ nội độ 1 2 thông qua các phương thuốc, lối sống sinh hoạt. Mà không cần áp dụng phương pháp phẫu thuật.
5.1. Sử dụng thuốc
Để điều trị trĩ nội những giai đoạn đầu, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng những loại thuốc sau đây:
- Thuốc có công dụng tăng cường sức bền cho bộ phận thành tĩnh mạch trĩ nhằm giúp co búi trĩ.
- Nhóm thuốc nhuận tràng.
- Các loại thuốc cầm máu trĩ.
5.2. Thay đổi thói quen sống lành mạnh
Chế độ ăn uống
Người bệnh thực sự cần hấp thu hàm lượng chất xơ lớn. Thông qua việc ăn các loại rau củ quả và những loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, bệnh nhân cần nạp đủ lượng nước cần trong một ngày. Để quá trình chuyển hóa chất xơ trở nên nhanh hơn. Đồng thời, loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Song song với đó, người bệnh cần tránh ăn các loại đồ cay nóng, các chất kích thích hay đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê,…
Xem thêm:
- Trĩ nội: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Trĩ nội độ 1: Các triệu chứng nhận biết bệnh chính xác nhất
Chế độ sinh hoạt
Để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Nhưng không nên tìm tới các bộ môn thể thao yêu cầu nhiều sức lực như Gym, Yoga hay điền kinh. Đồng thời, tạo thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cụ thể mỗi ngày. Hành động này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Bạn cũng cần lau chùi hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện.
6. Tạm kết
Nhìn chung, khi tình trạng trĩ nội độ 1 2 còn nhẹ, người bệnh không nhất thiết phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh trĩ bằng các cách thức khác nhau. Hai phương án phổ biến đó là sử dụng thuốc uống và thuốc đặt. Ngoài ra, người bệnh cũng cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Để cải thiện tình trạng bệnh lý. Nếu thấy những thông tin trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi tại chuyên mục Trĩ.