Trĩ nội: Khái niệm, phân loại, nguyên nhân và phương pháp điều trị

05/02/2024

Nguyệt Anh

Giải đáp khái niệm trĩ nội là gì? Tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh trĩ nội mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

Trĩ nội là bệnh lý khó phát hiện nhất trong các loại trĩ. Do đó việc nắm rõ các kiến thức liên quan đến trĩ nội là điều vô cùng trong quan trọng góp phần điều trị bệnh kịp thời. Hãy cùng Loukas tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này trong bài viết sau đây.

1. Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là một bệnh lý xảy ra khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng (trên đường lược) bị sưng to do co giãn quá mức. Trĩ nội có thể gây ra một số vấn đề khó chịu cho người bệnh. Thông thường, các búi trĩ này không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được bằng tay. Trừ khi búi trĩ bị sa ra bên ngoài.

hình ảnh bệnh trĩ nội

2. Phân loại bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội có thể được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và các triệu chứng đi kèm. Dưới đây là các cấp bậc của bệnh trĩ nội:

  • Trĩ nội độ 1: Trĩ nội ở cấp độ này thường không gây ra triệu chứng nào. Thông thường chỉ được phát hiện trong quá trình kiểm tra. Hoặc điều trị các vấn đề hậu môn khác.
  • Trĩ nội độ 2: Cấp độ này có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu sau khi đi đại tiện. Hay cảm giác đau hoặc không thoải mái. Búi trĩ lúc này vẫn còn ở bên trong hậu môn.
  • Trĩ nội độ 3: Giai đoạn này thường gây ra triệu chứng đau đớn và không thoải mái rõ rệt hơn. Búi trĩ có thể bị sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Tuy nhiên sau đó nó sẽ tự động rút vào.
  • Trĩ nội độ 4: Đây là mức độ trĩ nội nghiêm trọng nhất. Ở giai đoạn này, búi trĩ sẽ không tự rút vào. Đặc biệt gây ra nhiều cảm giác đau và khó chịu. Người bệnh cần can thiệp y tế để giảm đau và điều trị.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nội

Dưới đây, Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ chia sẻ một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội:

3.1 Táo bón và tiêu chảy

Khi bị táo bón, phân sẽ trở nên cứng và khô. Do đó người bệnh thường phải rặn mạnh hơn khi đi đại tiện. Điều này tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng. Nó góp phần vào việc phình to và sưng của búi trĩ.

táo bón làm tăng nguy cơ mắc trĩ nội

Trong trường hợp tiêu chảy, phân không được hấp thụ đầy đủ nước. Từ đó làm cho chúng trở nên lỏng. Cũng như dễ dàng trượt qua hậu môn mà không tạo ra đủ áp lực cần thiết để giữ các tĩnh mạch ở dạng bình thường. Điều này cũng có thể gây ra trĩ nội trong một số trường hợp.
Do đó, người bệnh nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh. Đồng thời giữ cho quá trình đi tiêu được đều đặn.

3.2 Mang thai và sinh nở

Mang thai cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trĩ nội. Nguyên nhân là bởi tỷ lệ dịch chuyển cơ thể và tăng cường sự áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Đặc biệt là trong các giai đoạn cuối của thai kỳ. Khi đó áp lực từ tử cung mở rộng. Đồng thời trọng lượng của thai nhi có thể gây ra sự căng thẳng lớn hơn cho các mạch máu xung quanh khu vực này. Bên cạnh đó, sự căng thẳng khi sinh nở cũng có thể khiến phụ nữ dễ bị mắc bệnh trĩ hơn.

Xem thêm:

3.3 Béo phì

Khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, nó có thể tạo ra áp lực lên khu vực hậu môn và trực tràng. Đặc biệt là vùng bụng. Sự áp lực này có thể làm tăng nguy cơ phình to và sưng của các tĩnh mạch xung quanh. Đồng thời làm tăng nguy cơ vào việc phát triển bệnh trĩ.
Hơn nữa, béo phì thường đi kèm với các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra trĩ nội. Đồng thời, lối sống ít vận động của những người béo phì cũng có thể gây ra bệnh lý này.

béo phì dẫn đến trĩ nội

3.4 Ngồi lâu

Việc ngồi trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên khu vực hậu môn và trực tràng. Dẫn đến việc làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch xung quanh khu vực này. Hơn nữa, khi ngồi lâu mà không di chuyển, sự lưu thông máu trong khu vực hậu môn cũng bị giảm. Từ đó có thể gây nên tình trạng sưng tĩnh mạch.

Xem thêm:

4. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp cụ thể thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc uống và thuốc đặt theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng mà không cần phải tiến hành phẫu thuật.

điều trị trĩ nội bằng thuốc
Bên cạnh đó, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học cũng là một lưu ý quan trọng trong việc điều trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm khó tiêu, đồ ăn nhanh. Đặc biệt không uống rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Trong các trường hợp có biến chứng như huyết khối, việc can thiệp sớm là rất quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ huyết khối. Hoặc phối hợp giữa việc lấy huyết khối và cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
Một số phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến hiện nay bao gồm chích xơ, đốt, thắt dây thun, phẫu thuật cắt trĩ và phẫu thuật Longo. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ được bác sĩ đề xuất sau khi đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về bệnh trĩ nội. Qua đó có thể phát hiện, điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

4.8/5 - (6 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch