Trĩ ngoại là gì? Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm của bệnh

05/02/2024

Nguyệt Anh

Trĩ ngoại là gì? Tổng hợp tất tần tật thông tin cơ bản  mà người bệnh cần biết để có thể phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.

Trĩ ngoại là căn bệnh phổ biến liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Vậy bạn có biết trĩ ngoại là gì? Nguyên nhân và biểu hiện bệnh như thế nào? Cùng Loukas giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

1. Trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một tình trạng mà các búi trĩ hình thành dưới da xung quanh hậu môn. Búi trĩ thường gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Quá trình điều trị trĩ bao gồm việc thay đổi lối sống, sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc trị trĩ. Trong một số trường hợp cần phải phẫu thuật để loại bỏ các búi trĩ lớn.

hình ảnh bệnh trĩ ngoại

2. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại

Dưới đây là những nguyên nhân theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa  điển hình làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ mà bạn cần lưu ý:

  • Thói quen ngồi lâu, đứng nhiều, ít vận động và mang vác nặng.
  • Táo bón kéo dài: Táo bón làm phân trở nên khô cứng, khó đi cầu. Đồng thời khiến cơ vòng thắt hậu môn giãn ra và tạo áp lực tĩnh mạch trĩ.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Cũng như tiêu thụ nhiều đồ cay nóng, rượu, bia,…
  • Thói quen hàng ngày như ngồi xổm, rặn khi đi cầu cũng có thể gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trĩ.
  • Mắc các bệnh toàn thân như rối loạn tiêu hóa, bệnh hô hấp cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại.
  • Phụ nữ mang thai và sau khi sinh: Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ dễ bị táo bón do sức khỏe yếu hơn. Cũng như hệ thống tĩnh mạch trĩ trở nên yếu hơn.

Xem thêm:

3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ bạn nên biết

Người bệnh có thể phát hiện trĩ ngoại dựa theo các biểu hiện thường gặp sau đây:

dấu hiệu đi đại tiện ra máu khi bị trĩ

  • Đi đại tiện ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Máu chảy ra thường có màu đỏ tươi. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có máu khi bị trĩ.
  • Cảm giác nặng và tức ở hậu môn, cảm giác như muốn rặn.
  • Búi trĩ phình to và có màu đỏ sẫm tương tự như cục máu đông. Cùng với đó là các tĩnh mạch ngoằn nghèo, chồng chéo lên nhau. Trong một số trường hợp, búi trĩ còn có thể có mủ.
  • Đau rát ở vùng hậu môn: Dấu hiệu này thường xuất hiện rõ rệt trong và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đau âm ỉ suốt cả ngày. Đặc biệt khi ngồi xuống.
  • Khi đi tiêu, búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn.
  • Bệnh nhân có thể nhận thấy búi trĩ phồng lên ở hậu môn. Nó có hình dạng trông giống như một mẩu thịt thừa.

4. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài thì người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như sau:

4.1 Ung thư hậu môn – trực tràng

Đây được xem là biến chứng nguy hiểm nhất mà bạn có thể phải đối mặt nếu bị bệnh trĩ ngoại. Trong giai đoạn bệnh trở nặng, lượng dịch nhầy tiết ra sẽ tăng. Điều này làm cho hậu môn luôn ẩm ướt. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư. Từ đó có thể dẫn đến ung thư trực tràng ác tính. Thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

biến chứng ung thư hậu môn trực tràng

4.2 Gây mất máu, thiếu máu

Nếu không can thiệp hoặc xử lý kịp thời, hậu môn sẽ thường xuyên chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Điều này khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng mất máu. Sự mất máu kéo dài sẽ gây ra cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, da trở nên xanh xao. Không những vậy còn gây suy giảm trí nhớ, suy giảm thị lực. Đặc biệt có thể dẫn đến tụt huyết áp và ngất xỉu.

4.3 Gây sa nghẹt và hoại tử búi trĩ

Búi trĩ khi sa ra khỏi hậu môn thường tạo ra cảm giác bí bách. Đồng thời gây khó khăn trong việc đào thải chất thải ra ngoài. Cũng như dễ dẫn đến tình trạng búi trĩ sa nghẹt. Nếu bị kéo dài, điều này có thể gây tổn thương và hoại tử. Đặc biệt gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh.

biến chứng hoại tử búi trĩ khi bị trĩ ngoại

4.4 Nhiễm trùng máu

Khi trĩ ngoại đã đến giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ sưng to và nằm bên ngoài hậu môn. Đồng thời xuất hiện hiện tượng sung huyết hậu môn. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển. Hơn thế còn gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng.

4.5 Gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa

Hậu môn có cấu trúc nằm gần với các cơ quan sinh lý. Do đó, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa hoặc nam khoa.
Bên cạnh đó còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Điển hình như viêm nhiễm hậu môn. Hoặc thậm chí là ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.

Xem thêm:

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ ngoại

Cùng tìm hiểu một số biện pháp giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại mà bạn cần lưu ý:

chế độ ăn giàu chất xơ giúp phòng tránh bệnh trĩ

  • Duy trì chế độ ăn uống giàu chất xơ: Ăn nhiều rau củ, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường lượng chất xơ trong cơ thể. Đồng thời giúp phòng tránh tình trạng táo bón.
  • Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày. Điều này nhằm giữ cho phân không bị khô và dễ đi.
  • Duy trì lịch trình đi vệ sinh đều đặn: Không nên nhịn tiểu hoặc đi đại tiện khi cơ thể cảm thấy cần. Cũng như hạn chế thời gian ngồi trên bồn toilet quá lâu.
  • Tăng cường vận động: Thực hiện các hoạt động thể chất như tập yoga, đi bộ, hoặc chạy bộ. Như vậy sẽ giúp cải thiện sự lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Tránh căng thẳng khi đi vệ sinh: Không nên cố gắng rặn mạnh khi đi đại tiện. Cùng với đó là hạn chế sử dụng giấy vệ sinh cứng.
  • Điều trị táo bón kịp thời: Nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón, hãy đi thăm khám sớm để tìm phương pháp điều trị hiệu quả.

6. Lời kết

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, các bạn đã nắm rõ kiến thức về bệnh trĩ ngoại. Từ đó có thể phát hiện và điều trị bệnh Trĩ dứt điểm, kịp thời. Cũng như biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (3 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch