Trĩ ngoại độ 2 là gì? 6 điều nhất định bạn phải biết về bệnh trị ngoại

23/10/2023

Hằng Đàm

Trĩ ngoại độ 2 là gì? Tổng hợp danh sách 6 thông tin chính xác về bện, giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng này.

So với giai đoạn 1, trĩ ngoại độ 2 có mức độ nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng cũng trở nên dễ nhận biết hơn. Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này dù không gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhưng nó có thể tiến triển sang giai đoạn nguy hiểm hơn khi không được điều trị kịp thời. Trong bài viết này, Phòng khám Loukas sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

1. Trĩ ngoại độ 2 là gì?

1.1. Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là từ ngữ dùng để chỉ các búi trĩ xuất hiện ở vùng mép hậu môn, người mắc có thể dễ dàng nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn khi búi trĩ hình thành ở vùng ria mép hậu môn. Bởi nơi đây tập trung nhiều dây thần kinh.

trĩ ngoại

1.2. Trĩ ngoại độ 2 là gì?

Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ khác nhau, tăng dần từ 1 – 4 dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau giai đoạn 1 phát bệnh, bệnh sẽ tiến triển thành trĩ ngoại độ 2. Với triệu chứng rõ rệt hơn so với giai đoạn 1. Búi trĩ độ 2 cũng có kích thước to hơn so với trĩ độ 1. Vậy nên, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy vướng víu ở vùng hậu môn. Và có thể sẽ phát hiện vết máu mỗi khi đi đại tiện.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại độ 2

Khi bệnh trĩ ngoại độ 1 không được kiểm soát và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mắc phải trĩ ngoại độ 2. Những nguyên nhân chính khiến trĩ ngoại phát triển nhanh chóng được Phòng khám Loukas liệt kê ngay sau đây:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Người bệnh khi táo bón thường có thói quen rặn nhiều, dẫn đến tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ. Khiến hậu môn giãn nở và sa búi trĩ. Tiêu chảy cũng là lý do khiến búi trĩ sưng tấy và bị sa ra ngoài hậu môn.
  • Mang vác vật nặng: Vùng chậu sẽ bị tăng áp lực khi bạn mang vác nặng. Từ đó, tăng áp lực lên mạch trĩ.
  • Đứng lâu, ngồi nhiều: Đứng lâu, ngồi nhiều sẽ gây áp lực lên vùng chậu. Dẫn đến tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu chất xơ khiến phân trở nên cứng hơn. Dẫn đến tình trạng táo bón, đi đại tiện khó khăn. Và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh trĩ ở người già cao hơn bình thường.
  • Thừa cân: Tĩnh mạch trĩ sẽ bị tăng áp lực khi bạn mắc bệnh béo phì. Do vùng chậu chịu áp lực lớn.
  • Phụ nữ mang thai: Chủ yếu do thay đổi nội tiết và áp lực lên vùng chậu mà phụ nữ mang bầu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.
  • Tiền sử phẫu thuật vùng trực tràng: Tĩnh mạch trĩ có thể bị tổn thương nếu bạn từng phẫu thuật vùng trực tràng.

bước chân lên cân

3. Triệu chứng trĩ ngoại độ 2

Các triệu chứng trĩ ngoại độ 2 thường xuất hiện khi người bệnh đi đại tiện hay ngồi xổm. Triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi nhiều hoặc đứng lâu.

  • Đi ngoài ra máu tươi: Người bệnh có thể thấy máu bám theo phân, chảy từng giọt hoặc chảy thành tia khi đi đại tiện.
  • Ngứa rát hậu môn: Việc búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và cọ sát với quần áo và da sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy ngứa rát.
  • Cảm thấy tức và nặng nề ở hậu môn: Khi các búi trĩ sa ra ngoài và chèn ép vào các cơ vòng hậu môn, người bệnh sẽ cảm thấy tức và nặng nề tại hậu môn.
  • Vùng da xung quanh hậu môn trở nên sưng tấy: Vùng da xung quanh hậu môn có thể bị sưng tấy khi búi trĩ sa ra ngoài và chèn ép lên các cơ vòng hậu môn.

Xem thêm:

gãi hậu môn

4. Trĩ ngoại độ 2 có tự khỏi không?

Trĩ ngoại độ 2 KHÔNG thể tự khỏi. Bởi một khi búi trĩ đã hình thành và sa ra ngoài, bạn sẽ không thể triệt tiêu nó. Mà không áp dụng phương án điều trị đúng cách do các y bác sĩ chỉ định.

5. Phương pháp điều trị trĩ ngoại độ 2

Thông thường, các phương pháp điều trị được ưu tiên lựa chọn cho người mắc bệnh trĩ ngoại độ gồm có:

  • Thuốc uống: Các loại thuốc uống sẽ tác động trực tiếp đến tĩnh mạch trĩ. Giúp lớp tĩnh mạch bền chắc hơn. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm sưng, giảm đau và giúp nhuận tràng. Bệnh nhân không được tự ý uống thuốc nếu không có đơn và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Viên đặt hoặc kem bôi ở hậu môn: Nhóm thuốc này giúp người bệnh giảm ngay những triệu chứng ngứa rát, đau đớn do trĩ gây ra. Từ đó, giảm bớt và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn. Thuốc được kê thường là thuốc đặt, thuốc mỡ. Tuy nhiên, vì sử dụng trực tiếp, bạn nên lựa chọn mua thuốc ở những địa chỉ uy tín. Và tuyệt đối không tự mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có khả năng sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu bệnh trở nặng. Bệnh không có chuyển biến tích cực, búi trĩ vẫn sa ra ngoài mặc dù đã sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

các loại thuốc

6. Những điều cần lưu ý khi mắc trĩ ngoại độ 2

Chế độ chăm sóc, ăn uống và sinh hoạt với bệnh trĩ là rất quan trọng. Việc sử dụng thuốc sẽ không có tác dụng. Nếu bệnh nhân không có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Điều cần thiết nhất là bổ sung rau xanh, uống nhiều nước và tập thể dục mỗi ngày. Đừng quên lau chùi vùng hậu môn sạch sẽ và nếu có thể hãy ngâm nước ấm. Để hậu môn cảm thấy dễ chịu hơn.

7. Tạm kết

Nhìn chung, trĩ ngoại độ 2 dù không phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần điều trị đúng cách và kịp thời. Để ngăn ngừa bệnh Trĩ phát triển sang những giai đoạn tiếp theo, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng và ngăn nhiễm trùng. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi chuyên mục Trĩ của chúng tôi ngay bây giờ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch