Tiêm xơ búi trĩ: Ưu và nhược điểm của phương pháp tiêm xơ búi trĩ

25/11/2023

Nguyệt Anh

Cung cấp những thông tin cơ bản về tiêm xơ búi trĩ: Khái niệm, quy trình thực hiện, ưu, nhược điểm và những đối tượng chống chỉ định.

Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp điều trị bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả không cần phẫu thuật. Bởi vậy ngày nay thay vì phẫu thuật, người bệnh thường lựa chọn thủ thuật này. Vậy tiêm xơ búi trĩ là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Loukas tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

1. Tiêm xơ búi trĩ là gì?

Tiêm xơ búi trĩ là một phương pháp điều trị phổ biến có thể thay thế việc phẫu thuật cắt trĩ ngoại. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc gây xơ vào tĩnh mạch. Từ đó kích thích phản ứng viêm nhiễm trong tĩnh mạch. Đồng thời, quy trình tiêm xơ này kết hợp với áp lực nén để tạo sự liên kết giữa các tĩnh mạch bên trong búi trĩ. Thông qua đó làm giảm lưu lượng máu đến các tĩnh mạch trong búi trĩ. Điều này khiến cho búi trĩ tự co lại và dần dần tự rụng.
Phương pháp này làm cho búi trĩ trở nên cứng hơn thông qua việc sử dụng thuốc gây xơ và áp lực nén. Các trường hợp bệnh trĩ nội thường được chỉ định sử dụng phương pháp này.

phương pháp tiêm xơ làm teo búi trĩ

Xem thêm:

2. Quy trình tiêm xơ búi trĩ

Cùng tìm hiểu chi tiết quy trình tiêm xơ ngay sau đây:

2.1. Chuẩn bị

  • Thuốc tiêm xơ búi trĩ : Polidocanol, Urea hydrochloride, Natri tetradecyl sulfate, Phenol 5%, …
  • Kim tiêm, kim cầm máu, đầu đốt nhiệt, máy thở và phương tiện gây mê hồi sức, …
  • Người bệnh cần thực hiện việc làm sạch ruột trước khi thực hiện phương pháp này.

2.2. Quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ

Bước 1: Gây mê

Người bệnh nằm nghiêng về phía bên trái. Đồng thời đặt chân theo góc 90 độ với đùi. Lưu ý giữ cho đùi thẳng và vuông góc với bụng. Sau đó, tiến hành quá trình gây mê toàn thân cho bệnh nhân.

Bước 2: Xác định vị trí cuống trĩ

Thông qua việc thăm khám, có thể xác định vị trí cuống trĩ theo hai phương pháp như sau:

thủ thuật tiêm xơ búi trĩ

Phương pháp 1: Sử dụng gel trơn KY bôi lên vùng hậu môn. Tiếp theo đưa đèn nội soi vào ống hậu môn và tiến vào trực tràng. Bác sĩ sẽ thực hiện việc bơm khí và quan sát niêm mạc trực tràng. Khi áp lực khí bơm vào, phần gốc của búi trĩ sẽ có sắc màu thẫm. Hoặc màu tím so với các vùng khác.

Phương pháp 2: Sử dụng ống cứng chuyên dụng để soi vào hậu môn. Đồng thời xác định vị trí cuống trĩ. Ống cứng được đưa sâu vào bên trong và hoàn toàn che phủ bởi niêm mạc. Lúc này, toàn bộ niêm mạc sẽ có màu hồng tự nhiên.
Cuống trĩ được phát hiện khi rút ống cứng soi niêm mạc ra khỏi hậu môn. Khi rút ống soi, nếu có phần niêm mạc nào đổi từ màu hồng sang màu tím thẫm hoặc có thể là màu đen. Đó chính là vị trí cuống trĩ.

Bước 3: Tiêm thuốc xơ vào cuống trĩ

Sau khi xác định chuẩn xác vị trí của búi trĩ, bác sĩ sẽ thực hiện việc tiêm chất làm xơ vào gốc búi trĩ ở vùng dưới niêm mạc. Số lượng thuốc tiêm sẽ phụ thuộc vào kích thước của búi trĩ lớn hay nhỏ. Nếu khi rút kim ra khỏi búi trĩ mà có xuất hiện máu chảy, bác sĩ có thể sử dụng dao đốt nhiệt. Qua đó kiểm soát máu cho đến khi máu chảy từ búi trĩ dừng lại. Sau đó tiếp tục tiêm chất làm xơ vào búi trĩ khác.
Quá trình tiêm chất làm xơ vào búi trĩ nên được thực hiện tối đa cho 3 búi trĩ trong một lần điều trị. Lưu ý tránh tiêm ở cùng một vị trí trong vòng 12 giờ. Đặc biệt là nên để khoảng cách giữa các lần tiêm từ 1 đến 2 tuần.

3. Tiêm xơ búi trĩ có ưu và nhược điểm gì?

Theo Phòng khám Đa khoa Loukas, dưới đây là những ưu nhược điểm của việc thực hiện phương pháp tiêm xơ:

quy trình thực hiện tiêm xơ búi trĩ

3.1 Ưu điểm

  • Quy trình thực hiện đơn giản, ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • Chi phí điều trị hợp lý.
  • Thời gian tiến hành khá nhanh, chỉ khoảng từ 1 đến 2 giờ mỗi lần tiêm.
  • Nguy cơ gặp phải biến chứng thấp.
  • Bệnh nhân có thể về nhà ngay sau tiêm và tự chăm sóc tại nhà.

3.2 Nhược điểm

  • Bác sĩ gặp khó khăn trong việc kiểm soát liều lượng thuốc tiêm. Bởi búi trĩ được đặt sâu bên trong ống trực tràng.
  • Một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng không phản ứng với thuốc và không cải thiện tình trạng sa búi trĩ.
  • Nguy cơ tái phát của bệnh cao hơn so với phẫu thuật cắt trĩ.

Xem thêm:

4. Những đối tượng không nên thực hiện phương pháp tiêm xơ búi trĩ

Sau đây, phòng khám Loukas sẽ chỉ ra một số trường hợp không nên áp dụng phương pháp tiêm xơ làm teo búi trĩ mà bạn cần lưu ý:

người bị viêm đại tràng không nên thực hiện tiêm xơ búi trĩ

  • Người có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh viêm đại tràng.
  • Người mắc bệnh liên quan đến hệ thống đường máu. Điển hình như tiểu đường, máu khó đông, bệnh bạch cầu, loạn sản tủy, …
  • Người bị trĩ nội sa ra ngoài kéo dài làm niêm mạc xơ hóa. Bởi khi thực hiện tiêm xơ có thể gây co giật dẫn đến phù nề. Thậm chí đau rát và tắc động mạch.
  • Người bệnh mắc viêm ống hậu môn, nứt hậu môn, rò hậu môn. Đặc biệt là người bị trĩ cấp độ 4.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai không nên sử dụng phương pháp này.

5. Lời kết

Tiêm xơ búi trĩ là phương pháp hiệu quả, có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với thủ thuật này. Bởi vậy hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ hơn về phương pháp tiêm xơ. Đồng thời đưa ra lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch