Sa búi trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và những biến chứng bệnh

17/10/2023

Hằng Đàm

Sa búi trĩ là gì? Bài viết cung cấp mọi thông tin về khái niệm, dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân mắc bệnh, biến chứng, cách phòng và chữa.

Sa búi trĩ là một tình trạng phổ biến, thường thấy ở nhiều người. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dần trở nên nguy hiểm. Bởi những biến chứng như: nhiễm trùng, thiếu máu, hoại tử búi trĩ, nghẹt búi trĩ,… Hãy cùng Phòng khám Loukas đi tìm hiểu sâu hơn về tình trạng trên trong bài viết dưới đây.

1. Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ được dùng để chỉ tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn. Mỗi khi bệnh nhân vận động mạnh hay đi đại tiện. Mức độ sa ít hay nhiều tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh trĩ. Người bệnh có thể chưa thấy đau, khó chịu và lộm cộm nếu trĩ nhẹ. Trong trường hợp trĩ nặng, búi trĩ lòi hẳn ra ngoài và phát triển lớn. Khiến người bệnh đau đớn mỗi khi đi vệ sinh. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.
Tình trạng sa búi trĩ có thể gặp ở cả trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trĩ nội là hiện tượng các búi trĩ hình thành phía bên trong ống hậu môn, trên đường lược. Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược. Còn trĩ hỗn hợp là khi trĩ ngoại và trĩ nội cùng xuất hiện và liên kết với nhau.

đau rát hậu môn

2. Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ giới thiệu đến bạn những dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ ngay sau đây:

2.1. Khối u

Bệnh nhân có thể sờ thấy một khối u nhỏ ở hậu môn lúc đi đại tiện khi búi trĩ sa ra ngoài. Khối u khi chạm vào thường không đau và mềm. Người bệnh trong một số trường hợp có thể đẩy búi trĩ trở về bên trong hậu môn một cách dễ dàng.

2.2. Chảy máu

Trong giai đoạn đầu, trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu của người bệnh khi đi đại tiện có thể phát hiện các vệt máu tươi. Sau này, khi bệnh tiến triển, máu sẽ chảy thành tia, thành giọt với lượng đáng kể. Khiến bệnh nhân bị thiếu máu và mất máu.

Xem thêm:

2.3. Ngứa hậu môn

Bệnh nhân sẽ cảm thấy ẩm ướt và ngứa tại các vùng da xung quanh hậu môn khi bị trĩ. Triệu chứng này xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài, tiết dịch dẫn đến viêm da quanh hậu môn.

ngứa hậu môn

2.4. Khó chịu, đau

Búi trĩ phát triển lớn có thể gây đau đớn và khó chịu cả khi đi đại tiện lẫn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay cả việc đứng lên ngồi xuống cũng khiến người bệnh cảm thấy thiếu tự nhiên, không thoải mái.

3. Nguyên nhân gây sa búi trĩ

Khi lớp đệm mạch máu ở vùng trực tràng hay hậu môn bị suy yếu sẽ xảy ra sa búi trĩ. Một số yếu tố sau cũng là nguy cơ gây ra tình trạng này:

  • Tình trạng táo bón phải dùng lực khi đi đại tiện. Làm tăng áp lực lên lớp đệm hậu môn hay tình trạng tiêu chảy kéo dài và thường xuyên.
  • Tình trạng mang thai dẫn đến gia tăng trọng lượng cơ thể nhiều trong thai kỳ. Cùng lúc đó là tình trạng béo phì, thừa cân khiến các mạch máu vùng trực tràng bị tăng áp lực.
  • Một yếu tố khác đó là hành động hút thuốc là. Bởi các chất độc từ thuốc lá có thể khiến các mạch máu ở vùng hậu môn, trực tràng bị tổn thương.

người đàn ông hút thuốc lá

4. Biến chứng của sa búi trĩ

4.1. Gây tắc tĩnh mạch

Khi búi trĩ trở nên lớn hơn và sa xuống vùng hậu môn, nó sẽ chèn ép lên các mạch máu. Dẫn đến cản trở quá trình lưu thông máu. Các tế bào niêm mạc hậu môn cũng vì thế mà không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và oxy. Lâu ngày, tình trạng này khiến cho hậu môn bị hoại tử. Hay thậm chí là biến thành ung thư trực tràng.

4.2. Nghẹt búi trĩ

Sau một khoảng thời gian dài bị sa ra ngoài, phình to và phát triển, búi trĩ sẽ không thể đưa trở lại vào bên trong hậu môn. Dẫn đến tắc nghẽn hậu môn, bệnh nhân sẽ trở nên khó chịu, đau đớn. Và ảnh hưởng nhiều tới cơ chế bài viết với loại thải phân.

4.3. Hoại tử búi trĩ

Sa búi trĩ khiến tiết dịch hậu môn tăng, khiến cho vị trí này luôn trong tình trạng ngứa ngáy và ẩm ướt. Cũng nhờ đó mà các vi khuẩn gây bệnh phát triển và sinh sôi. Dẫn tới viêm nhiễm hậu môn và gia tăng nguy cơ hoại tử.

4.4. Nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng máu là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng sa búi trĩ. Khi búi trĩ quá lớn, hậu môn sẽ bị nứt và áp xe. Giúp các vi khuẩn gây bệnh thông qua các vết rách và nứt, xâm nhập vào máu dẫn tới nhiễm trùng.

4.5. Gây thiếu máu trầm trọng

Tình trạng đi đại tiện ra máu tươi và sa búi trĩ kéo dài sẽ khiến cơ thể thiếu máu trầm trọng. Người bệnh sẽ dễ bị chóng mặt, hoa mắt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hay ốm vặt, da xanh xao, suy giảm sức khỏe,…

cơ thể thiếu máu

5. Cách chữa sa búi trĩ

5.1. Điều trị bằng thuốc

Người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống nhằm giúp búi trĩ có lại. Và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Thuốc giảm ngứa, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc nhuận tràng và thuốc tăng cường sức bền thành mạch,… là các loại thuốc được sử dụng. Bên cạnh đó, các y bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách dùng chất xơ tan và không tan, cách ngồi gối khoét lỗ và các bài tập đại tiện. Để cải thiện tình trạng sa búi trĩ.

thuốc trị sa búi trĩ

5.2. Can thiệp thủ thuật

Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị sa búi trĩ như: tiêm xơ hoá búi trĩ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su, đông máu búi trĩ bằng nhiệt đông hay quanh đông, đốt laser. Bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ để loại bỏ khối máu đông đối với các trường hợp trĩ ngoại tắc mạch. Các thủ thuật trên đều nhanh chóng và đem đến hiệu quả cao dù có quy trình thực hiện khá đơn giản. Tuy nhiên, một số biến chứng sau có thể sẽ xuất hiện như: nhiễm trùng, xuất huyết, viêm loét hậu môn,… Nhằm đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên thực hiện thủ thuật tại các cơ sở có chuyên khoa về tiêu hóa, uy tín và chất lượng.

5.3. Phẫu thuật sa búi trĩ

Trong trường hợp người bệnh mắc sa búi trĩ ở cấp độ nặng thì phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu. Có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ khác nhau như: phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler, phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo, cắt trĩ truyền thống theo phương pháp mổ mở sử dụng dao Plasma, cắt trĩ dưới niêm mạc, bốc hơi búi trĩ bằng Laser Diode.

Xem thêm:

6. Biện pháp phòng ngừa bệnh

Dù không quá nguy hiểm nhưng tình trạng sa búi trĩ khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút đáng kể. Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp hiệu quả sau để phòng ngừa tình trạng này:

  • Ăn uống lành mạnh hơn, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin, chất xơ như: trái cây, các loại rau củ quả, thực phẩm giàu collagen như: trứng, cá hồi, hạt lanh, bơ, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng cách uống nhiều nước.
  • Không trì hoãn việc đi vệ sinh, đặc biệt là đi đại tiện. Khiến cho ruột tái hấp thu nước từ phần, khiến phân cứng hơn.
  • Khi đi đại tiện, tuyệt đối không rặn mạnh khiến các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng bị căng. Làm búi trĩ phình to ra.
  • Giảm áp lực vùng trực tràng – hậu môn bằng cách thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu. Những người làm công việc đặc thù bắt buộc phải ngồi nhiều như: nhân viên văn phòng, tài xế,… có thể sử dụng gối nệm khoét lỗ. Để phòng bệnh trĩ.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Để ngăn ngừa táo bón và giảm cân.
  • Rèn luyện các bài tập đại tiện.

cô gái ăn trái cây

7. Tạm kết

Mong rằng với những chia sẻ trên, Phòng khám Đa khoa Loukas đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về tình trạng sa búi trĩ. Dù không quá nguy hiểm nhưng nhìn chung tình trạng trên khiến cho cuộc sống của người mắc bị ảnh hưởng không ít. Vậy nên, hãy xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Để giảm thiểu tình trạng trên. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Trĩ của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến Y khoa.

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch