Búi trĩ lòi ra nhưng không đau có sao không? Tip xử lý hiệu quả

29/02/2024

Nguyệt Anh

Búi trĩ lòi ra nhưng không đau có bị làm sao không? Tình trạng này có gây nguy hiểm cho người bệnh không? Thông tin chính xác

Sa búi trĩ là một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh trĩ. Búi trĩ phát triển lớn và lòi ra ngoài thường gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, búi trĩ lòi ra nhưng không đau. Vậy liệu điều này có phải bất thường không? Tham khảo ngay bài viết sau đây để được Loukas giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhất.

1. Tại sao búi trĩ bị lòi ra ngoài?

Sa búi trĩ hay còn được gọi là búi trĩ lòi ra ngoài. Đây là hiện tượng khi búi trĩ bị lòi ra khỏi khu vực hậu môn. Sự nghiêm trọng của tình trạng này thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh có thể không cảm nhận được sự khó chịu do búi trĩ. Chúng có thể lòi ra sau khi đi đại tiện và sau đó tự co lại. Tuy nhiên, khi búi trĩ phát triển, chúng có thể trở nên lớn hơn và lòi ra nhiều hơn. Từ đó gây ra cảm giác vướng víu và đau đớn cho người bệnh.

tình trạng sa búi trĩ
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch và cơ nâng đỡ ở vùng hậu môn. Bên cạnh đó có nhiều yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các yếu tố này bao gồm tiêu hóa kém, yếu tố genetic tiêu hóa kém, cơ nâng vùng trực tràng yếu. Cùng với đó là thói quen rặn mạnh khi đi tiêu. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như béo phì, mang thai, tuổi cao, ít vận động,…

Xem thêm:

2. Vì sao búi trĩ lòi ra ngoài nhưng không đau, không chảy máu?

2.1 Do người bệnh mắc trĩ nội cấp độ nhẹ

Nguyên nhân điển hình nhất cho tình trạng này là do người bệnh mắc trĩ nội ở giai đoạn đầu.Cụ thể là bệnh trĩ độ 1, độ 2 hoặc mới bắt đầu chuyển sang độ 3. Trong trường hợp này, búi trĩ còn nhỏ, chỉ lòi ra khi đi đại tiện. Hoặc khi người bệnh ngồi lâu và vận động mạnh. Tuy nhiên nó có thể tự co lại ngay sau đó. Búi trĩ trong giai đoạn này thường có màu hồng nhạt. Đồng thời nằm thò ra ngay ở đầu hậu môn giống như một cục thịt thừa. Đi cùng với tình trạng sa búi trĩ là triệu chứng chảy máu và đau đớn nhẹ.

bệnh trĩ nội độ 1

2.2 Dấu hiệu của trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp

Một nguyên nhân khác khi gặp tình trạng sa búi trĩ mà không đau có thể là do bị trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, trường hợp này thường không phổ biến. Búi trĩ trong trường hợp này thường xuất hiện ở rìa hậu môn. Điều này gây ra cảm giác vướng víu và không thoải mái cho người bệnh. Dù vậy, tình trạng này thường không gây ra hiện tượng chảy máu như trĩ nội.
Khi búi trĩ mới lòi ra ngoài, có thể không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ ngày càng lớn dần. Kèm theo đó là việc tiết ra dịch nhầy ở hậu môn. Điều này có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời, búi trĩ sẽ sưng to và bắt đầu xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:

3. Hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài không đau có nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng sa búi trĩ trong giai đoạn đầu không gây ra cảm giác đau đớn và không có nguy cơ nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng hơn, có thể gây ra đau đớn. Cũng như xuất hiện nhiều biến chứng của bệnh trĩ, bao gồm:

búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn

3.1 Nghẹt búi trĩ

Trong giai đoạn tiếp theo của bệnh, búi trĩ sẽ phình to và lòi ra nhiều hơn. Đặc biệt lúc này nó không thể tự co lại được. Do đó có thể dẫn đến tắc nghẽn ở vùng hậu môn. Tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn nghiêm trọng. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến quá trình đi đại tiện của người bệnh.

3.2 Hoại tử

Việc búi trĩ lòi ra gây ra sự tiết nhiều dịch nhầy từ hậu môn. Chính vì vậy, khu vực này thường xuyên gặp phải tình trạng ẩm ướt và ngứa ngáy. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Trường hợp nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu môn. Thậm chí là gây ra tình trạng hoại tử.

biến chứng hoại tử búi trĩ

3.3 Tắc tĩnh mạch

Việc búi trĩ phình to và lòi ra ngoài có thể gây ép lên các mạch máu xung quanh vùng hậu môn. Từ đó gây ra hiện tượng tắc tĩnh mạch trĩ. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu đến các niêm mạc ở vùng trực tràng – hậu môn. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng hoại tử. Trong một số trường hợp, bệnh sẽ bị biến chứng thành ung thư trực tràng.

3.4 Mất máu

Theo Phòng khám Đa khoa Loukas, đi kèm với tình trạng sa búi trĩ là máu tươi chảy nhiều trong quá trình đi đại tiện. Việc thiếu máu có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, suy nhược,… Thậm chí có thể làm suy giảm sức khỏe cho người bệnh.

mất máu khi bị trĩ

3.5 Nhiễm trùng máu

Biến chứng này được đánh giá là nguy hiểm nhất của sa búi trĩ. Thông qua các vết nứt hậu môn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tuần hoàn máu. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng. Biến chứng nhiễm trùng máu có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.

4. Lời kết

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc “Búi trĩ lòi ra nhưng không đau”. Đồng thời có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng sa búi trĩ. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch