Tìm hiểu chi tiết quy trình mổ u tuyến giáp từ A đến Z, bao gồm các bước chuẩn bị, phẫu thuật, và chăm sóc hậu phẫu để có sự chuẩn bị tốt nhất.
1. Những điều cần biết về u tuyến giáp
1.1 U tuyến giáp là gì?
Ung thư tuyến giáp là kết quả của sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào tuyến giáp. Điều đó dẫn đến sự hình thành khối u trong tuyến giáp. Hiện nay, u tuyến giáp có thể được phân loại thành các loại sau:
- U tuyến giáp thể nhú: Loại này phát triển từ tế bào nang và là dạng phổ biến nhất của u tuyến giáp, chiếm khoảng 70% – 80% trường hợp. Trường hợp này bệnh này thường tiến triển chậm.
- U tuyến giáp thể nang: Chiếm khoảng 10% – 15% các ca mắc bệnh. Loại này có tốc độ tiến triển nhanh hơn so với u tuyến giáp thể nhú.
- U tuyến giáp thể tủy: Đây là loại ung thư khá hiếm gặp. Nó chỉ chiếm khoảng 5% – 10% trường hợp. Thường có mối liên quan đến yếu tố di truyền và các vấn đề nội tiết.
- U tuyến giáp thể không biệt hóa: Loại này rất hiếm gặp, chỉ chiếm dưới 2% trường hợp. Tuy nhiên nó lại là dạng ung thư tuyến giáp nguy hiểm và khó điều trị.
- U tuyến giáp thể lympho: Đây là một loại hiếm gặp.
1.2 Các triệu chứng của u tuyến giáp
U tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Và nó rất khó để phát hiện. Khi kích thước của khối u lớn hơn, một số dấu hiệu mà bệnh nhân có thể trải qua như:
- U giáp trở nên cứng và di chuyển theo hoạt động nuốt của bệnh nhân. Có lúc, u có thể đạt kích thước lớn và cố định vùng trước cổ.
- Khàn tiếng.
- Có một số hạch nhỏ vùng cổ, di động cùng với khối u lớn.
- Khi nuốt có cảm giác nghẹn và vướng ở cổ.
- Khi khối u xâm lấn vào khí quản, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc thở.
- Da vùng cổ có thể xuất hiện sùi loét, chảy máu và bị nhiễm trùng.
- Sưng tuyến bạch huyết, đau cổ…
Xem thêm:
- Dấu hiệu u tuyến giáp là gì? Các triệu chứng u tuyến giáp thường gặp
- Khám u tuyến giáp gồm mấy bước? Tìm hiểu chi tiết các bước
2. Các bước chuẩn bị trước mổ u tuyến giáp
Mổ u tuyến giáp là một phương pháp điều trị phổ biến cho những bệnh nhân mắc u tuyến giáp. Việc quyết định mổ để loại bỏ khối u tuyến giáp phụ thuộc vào loại khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các bước chuẩn bị trước khi phẫu thuật u tuyến giáp bao gồm:
- Khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng sức khỏe, thảo luận về phương án phẫu thuật và giải đáp thắc mắc.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về thời gian nhịn ăn uống để đảm bảo an toàn trong quá trình gây mê và phẫu thuật.
- Chuẩn bị tâm lý và sức khỏe
- Nhịn ăn uống trước mổ theo chỉ định
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và đảm bảo sức khỏe tốt nhất trước phẫu thuật.
- Ngừng hút thuốc, hạn chế rượu bia: là để giảm nguy cơ biến chứng và hỗ trợ hồi phục nhanh chóng.
- Báo cáo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để điều chỉnh hoặc ngừng nếu cần.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Kiểm tra các chỉ số sức khỏe.
- Siêu âm, chụp CT, MRI (nếu cần): Xác định tình trạng khối u.
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: Đánh giá hoạt động của tuyến giáp.
3. Quy trình phẫu thuật mổ u tuyến giáp
Như đã đề cập ở trên, u tuyến giáp có bốn thể chính. Đó là ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa. Mặc dù đặc điểm khác nhau, song phương pháp điều trị chính cho cả bốn loại u này vẫn là mổ u tuyến giáp. Tùy thuộc vào từng loại khối u cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp mổ phù hợp nhất. Mổ u tuyến giáp có 2 loại chính, quy trình có sự khác biệt. Hãy cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại này nhé!
3.1 Cắt thùy tuyến giáp hay cắt một phần tuyến giáp
Với phương pháp này, chỉ có phần thùy chứa tế bào ung thư được loại bỏ. Thông thường, bác sĩ thường cắt bỏ luôn phần eo tuyến giáp (đóng vai trò như cầu nối giữa thùy trái và thùy phải).
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp u tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước nhỏ đến trung bình (không quá 4cm). Và tất nhiên là chưa có dấu hiệu lan rộng ra ngoài tuyến giáp. Đôi khi, phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn đoán u tuyến giáp. Đó là khi kết quả sinh thiết không rõ ràng.
Điểm cộng của cách này là có thể không cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp sau mổ. Ngoài ra, khả năng gây suy tuyến cận giáp là thấp, làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Nhưng sau mổ, phần tuyến giáp còn lại có thể gây trở ngại. Ví dụ như thực hiện một số xét nghiệm tầm soát ung thư tái phát, chẳng hạn là xét nghiệm thyroglobulin.
3.2 Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp
Phương pháp phổ biến nhất là việc loại bỏ toàn bộ tuyến giáp. Bao gồm cả các thùy và eo tuyến giáp, thông qua một vết rạch nhỏ khoảng 2,5cm phía trước cổ. Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
U tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước lớn hơn 4cm.
Có dấu hiệu lan ra bên ngoài bề mặt tuyến giáp.
Lan ra các hạch bạch huyết bên dưới tuyến giáp. Các hạch dọc theo hai bên cổ hoặc đã di căn đến các bộ phận khác như phổi, xương hoặc gan.
Sau phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxine) hàng ngày. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp này là có thể loại bỏ hết tế bào ung thư ở giai đoạn sớm. Hơn nữa là dễ kiểm tra tình trạng ung thư tái phát.
Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể loại bỏ các hạch bạch huyết gần đó nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận này. Điều này rất quan trọng trong điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa.
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, đa phần chỉ có các hạch bạch huyết to, các hạch bạch huyết gần tuyến giáp có chứa tế bào ung thư mới bị loại bỏ. Các hạch nhỏ chứa tế bào ung thư còn sót lại sau đó có thể được điều trị bằng phương pháp I-ốt phóng xạ.
4. Chăm sóc hậu mổ u tuyến giáp
4.1 Các vấn đề sau mổ
Sau mổ u tuyến giáp, quá trình phục hồi có thể mất 1-2 tuần hoặc hơn để hồi phục. Bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề và thay đổi sau:
- Cổ bị đau và khó chịu: Do vết mổ, cổ có thể trở nên đau và cứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau. Bệnh nhân cũng có thể thử massage cổ và tập vật lý trị liệu để giảm đau và thư giãn cơ bắp.
- Giọng khàn, khác thường: Dây thanh âm có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Tình trạng này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Cần ăn những thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt. Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi.
- Vết mổ và sẹo: Cần chú ý giữ vết mổ sạch sẽ, khô thoáng để tránh nhiễm trùng. Sau khi vết mổ lành, sẹo sẽ mờ dần nhưng có thể để lại dấu vết.
Xem thêm:
- U tuyến giáp kiêng ăn gì? U tuyến giáp nên ăn gì để cải thiện bệnh
- Mổ u tuyến giáp nên ăn gì? Top thực phẩm giúp phục hồi nhanh
4.2 Thói quen để nhanh hồi phục
- Tập luyện: Duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh và xoay cổ nhiều. Tránh đi bơi trong 2 tuần đầu sau mổ.
- Uống hormone tuyến giáp: Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bệnh nhân cần uống bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày. Cần thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu.
- Nồng độ canxi trong máu thấp hơn bình thường: Có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, ngứa, chuột rút. Cần uống thêm viên bổ sung canxi và vitamin D để khắc phục tình trạng này.
Sau phẫu thuật, các mô được loại bỏ sẽ được kiểm tra để xác định loại ung thư tuyến giáp và xem có cần điều trị tiếp hay không. Đôi khi cần phải mổ lần nữa để loại bỏ phần tế bào ung thư còn lại hoặc thực hiện các phương pháp điều trị khác.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1 Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?
U tuyến giáp là bệnh lý do sự tăng sinh bất thường của tế bào hoặc mô tuyến giáp, tạo thành khối u. Khối u có thể làm thay đổi chức năng và hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị dựa trên kích thước và tính chất của khối u. Phẫu thuật u tuyến giáp là phương pháp an toàn và hiệu quả, giúp loại bỏ tế bào ung thư, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành u ác tính và ngăn chặn sự di căn. Tuy nhiên, như mọi phẫu thuật, nó có thể gặp rủi ro nhất định.
5.2 Thời gian phục hồi sau mổ là bao lâu?
Người bệnh sẽ cần khoảng một đến hai tuần để phục hồi trước khi có thể quay lại làm việc và các hoạt động hàng ngày khác. Tốt nhất nên tránh nâng vật nặng trong khoảng thời gian hai tuần sau phẫu thuật để tránh gây căng thẳng cho vùng cổ.
5.3 Mổ u tuyến giáp có để lại sẹo không?
Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ sẽ tạo một đường cắt nhỏ ở nếp gấp trên cổ để loại bỏ nhân giáp, một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Vết khâu sử dụng chỉ tự tiêu hoặc keo dán sinh học, do đó không cần phải rút chỉ. Tuy nhiên, vẫn có khả năng hình thành sẹo trên vết mổ sau phẫu thuật tuyến giáp.
5.4 Sau mổ có cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp không?
Quá trình cắt bỏ tuyến giáp làm giảm đột ngột lượng hormone tuyến giáp, kích thích vùng hạ đồi tăng tiết hormone TSH (theo cơ chế điều hòa ngược) để thúc đẩy sản xuất hormone tuyến giáp vào máu. Việc sử dụng thuốc uống sau phẫu thuật sẽ giúp ổn định nồng độ TSH và ngăn ngừa các biến chứng, đặc biệt là tình trạng suy giảm hormone sau phẫu thuật.
6.Lời kết
Trên đây là những thông tin về quy trình mổ u tuyến giáp trong chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám Loukas. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Và đừng quên theo dõi các bài tương tự tại cùng chuyên mục Tuyến giáp nhé!