U tuyến giáp kiêng ăn gì? Bệnh nhân u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để quá trình điều trị được hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm.
U tuyến giáp là một trong những bệnh lý nội tiết thường gặp. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, xạ trị,… thì chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng quan trọng đến việc điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Vậy người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp
Bệnh u tuyến giáp là hiện tượng xuất hiện những nốt hoặc khối hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp. Khi đó nó sẽ làm thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của bộ phận tuyến giáp.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa phần người bệnh mắc bệnh u tuyến giáp đều là các u lành tính. Thực tế, tỷ lệ bệnh nhân mắc u tuyến giáp ác tính chỉ chiếm khoảng 5%. Ngoài ra, căn bệnh này thường bắt gặp phổ biến hơn ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Các triệu chứng của u tuyến giáp thường không rõ ràng. Thậm chí là không có triệu chứng gì. Do vậy, bệnh thường được phát hiện khá muộn khi nhân khối u đã lớn.
Để chẩn đoán bệnh u tuyến giáp một cách chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm máu. Qua đó nhằm kiểm tra mức độ hormone trong cơ thể. Đồng thời tiến hành siêu âm để xác định hình dạng và kích thước khối u. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút tế bào tuyến giáp. Sau đó quan sát kĩ càng, chính xác dưới lớp kính hiển vi.
2. Vai trò của chế độ ăn uống trong điều trị u tuyến giáp
Ngày nay, có nhiều phương pháp điều trị u tuyến giáp an toàn, hiệu quả. Trong số đó phải kể đến như: phẫu thuật, điều trị bằng thuốc, nội soi,… Tuy nhiên dù áp dụng bất cứ phương pháp nào thì chế độ ăn uống vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị u tuyến giáp.
Theo các chuyên gia, người mắc bệnh này cần phải xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Để từ đó có thể kiểm soát tốt việc tuyến giáp tiết ra lượng hormone vừa phải, ổn định. Bởi bộ phận tuyến giáp rất nhạy cảm bởi các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Đặc biệt là i-ốt, gluten và selen. Đây là những chất ảnh hướng đến việc tiết ra lượng hormone tuyến giáp. Mặt khác nó còn ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Vậy nên, người bệnh cần phải hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống của mình trong quá trình điều trị u tuyến giáp.
Xem thêm:
- Giải đáp: Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
- U tuyến giáp uống tam thất có hiệu quả không? Lưu ý khi uống
3. Người mắc bệnh u tuyến giáp nên kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả hơn. Đồng thời tránh bệnh chuyển biến nặng hoặc tái phát. Cùng Phòng khám Loukas liệt kê những thực phẩm người mắc bệnh u tuyến giáp nên kiêng ngay sau đây
3.1 Đậu nành
Người có bướu giáp – nhân giáp nên kiêng đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành. Cụ thể như: sữa đậu nành, đậu hũ, nước tương,… Trong đậu nành có chứa goitrogens. Chất này làm hạn chế sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp. Điều này dẫn đến tình trạng cổ phình to. Không những vậy, nó còn gây cản trở sự hấp thu thuốc tuyến giáp từ ruột.
Mặt khác, đậu nành còn chứa chất phytoestrogen. Giống với estrogen, chất này cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp. Vậy nên trong quá trình điều trị u tuyến giáp, người bệnh tuyệt đối nên kiêng các thực phẩm từ đậu nành.
3.2 Các loại đồ hộp và thực phẩm chế biến sẵn, đồ đông lạnh
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa calo rỗng. Đặc biệt là một số chất phụ gia gây hại cho sức khỏe. Các chất này có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn. Mặt khác trong thành phần của thức ăn nhanh có chứa lượng chất béo cao. Khiến cho quá trình sản xuất thyroxin trong tuyến giáp bị hạn chế. Thậm chí làm mất tác dụng của một số loại thuốc điều trị
3.3 Thực phẩm giàu xơ
Các thực phẩm giàu chất xơ thường không được khuyến khích đối với bệnh nhân u tuyến giáp. Điển hình như: bông cải xanh, súp lơ, củ cải, cải ngọt,… Nguyên nhân là do chất xơ có thể làm cản trở đến việc sản xuất hormone tuyến giáp. Cũng như làm hạn chế sự hấp thu thuốc đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh không nên loại bỏ hoàn toàn chất xơ trong chế độ ăn uống thường ngày. Bởi như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa.
3.4 Thực phẩm béo
Việc ăn các thực phẩm béo, chiên rán,… sẽ làm cản trở đến quá trình điều trị u tuyến giáp của người bệnh. Bởi chất béo sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu thuốc của cơ thể. Đặc biệt, nó còn làm gián đoạn việc sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, người mắc bệnh u tuyến giáp nên kiêng các thực phẩm béo để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
3.5 Thực phẩm có chứa đường
Khi mắc bệnh u tuyến giáp, lượng hormone trong cơ thể sẽ bị thay đổi. Một trong những lý do gây nên tình trạng này chính là do chức năng trong cơ thể bị suy giảm. Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường sẽ khiến cơ thể không thể chuyển hóa đường thành năng lượng. Dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng cao và việc thừa cân ở người bệnh.
3.6 Thực phẩm chứa gluten
Người bị u tuyến giáp nên hạn chế lượng gluten nạp vào cơ thể. Bởi lẽ, chất gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động. Do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp hoặc cường giáp. Mặt khác, chất này còn gây kích ứng ruột non làm cản trở sự hấp thu thuốc. Vậy nên, người bệnh cần tránh các thực phẩm chứa gluten như: lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen, ngũ cốc, mì ống,…
3.7 Nội tạng
U tuyến giáp nên kiêng gì? Trong nội tạng động vật có chứa hàm lượng axit lipoic khá cao. Vậy nên gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của tuyến giáp. Cũng như làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị tuyến giáp. Do đó, bệnh nhân nên loại bỏ các thực phẩm từ nội tạng động vật như gan, lòng, tim,… trong chế độ ăn thường ngày.
3.8 Đồ uống có cồn, chất kích thích
Người mắc u tuyến giáp không nên ăn gì? Các đồ uống có cồn hay chất kích thích được xem là “kẻ thù” đối với người bệnh u tuyến giáp. Những chất này khiến cho hoạt động của tuyến giáp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra còn làm rối loạn quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Cũng như hạn chế khả năng hấp thu thuốc.
4. Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?
U tuyến giáp ăn gì? Bên cạnh những thực phẩm nên kiêng, người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì? Họ cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm tốt cho cơ thể. Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả và nhanh chóng hơn. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho người bị u tuyến giáp mà bạn có thể tham khảo
Xem thêm:
- U tuyến giáp có uống được tảo biển không? Lợi ích của tảo biển
- Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E? Các loại vitamin E tự nhiên
4.1 Thực phẩm giàu i-ốt
U tuyến giáp nên ăn gì? Việc bổ sung i-ốt vào chế độ ăn sẽ giúp cho việc sản xuất hormone của tuyến giáp được hiệu quả hơn. Đồng thời có khả năng cân bằng nội tiết tố tuyến giáp. Và hạn chế sự phát triển của khối u tuyến giáp.
Người bị u tuyến giáp nên kiêng ăn gì? Người bị bệnh có thể bổ sung các thực phẩm chứa i-ốt như rong biển, sữa, muối tinh, trứng,… Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Đặc biệt là các bệnh nhân cường giáp. Ngoài ra không nên quá lạm dụng i-ốt. Hãy bổ sung lượng i-ốt ở mức hợp lý để quá trình điều trị được hiệu quả.
4.2 Rau lá xanh
Trong các loại rau lá xanh chứa nhiều magie, khoáng chất. Do đó giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất của tuyến giáp. Đặc biệt là một số loại rau như: rau muống, rau diếp cá, rau mồng tơi,… Lưu ý khi chế biến, tốt nhất chỉ nên chần sơ qua nước sôi. Tránh việc nấu quá nhừ và kỹ làm hụt đi lượng dưỡng chất có trong rau.
4.3 Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, điều,… có tác dụng vô cùng tốt đối với người mắc bệnh u tuyến giáp. Nó cung cấp nhiều dưỡng chất như magie, protein thực vật, vitamin E, vitamin B, omega – 3… Nhờ đó giúp hỗ trợ hiệu quả hoạt động của tuyến giáp.
4.4 Sữa chua ít béo
U tuyến giáp không nên ăn gì? Trong sữa chua ít béo chứa nhiều vitamin D và i-ốt. Do đó sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Đồng thời hỗ trợ điều hòa hệ thống miễn dịch hiệu quả. Vậy nên, đừng quên bổ sung sữa chua ít béo vào chế độ ăn hàng ngày.
4.5 Thịt gà
U tuyến giáp lành tính nên ăn gì? Thịt gà là thực phẩm tuyệt vời giàu protein và kẽm tốt cho sức khỏe. Giúp bổ sung hormone tuyến giáp trong cơ thể. Bởi vậy, thịt gà là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn của người bị u tuyến giáp.
Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện cần để quá trình điều trị u tuyến giáp được hiệu quả hơn. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho các bạn được thắc mắc “Người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?”. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích được cho quá trình điều trị của những bệnh nhân bị u tuyến giáp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám Loukas nhé.