Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E hay không? Hướng dẫn cách uống vitamin E đúng cách cho người mắc bệnh tuyến giáp.
Vitamin E là một dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó mang lại nhiều lợi ích và tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào. Giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, có nhiều người đặt câu hỏi liệu khi bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E hay không? Để biết đáp án, hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Vai trò của vitamin E đối với người bệnh u tuyến giáp
Vitamin E có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể:
- Chuyển hóa tế bào, bảo vệ vitamin A và chất béo trong màng tế bào khỏi quá trình oxy hóa.
- Tạo ra hồng cầu.
- Hỗ trợ cơ thể sử dụng vitamin K.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách bảo vệ các protein tan trong mỡ không bị oxy hóa.
- Ngăn chặn bệnh tim mạch, sự kết tủa của cholesterol xấu trong máu. Và chứng tai biến mạch máu não.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách tăng sức chống chịu của tế bào.
- …
Ngoài i-ốt thì bệnh nhân suy giáp cũng cần bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin E. Nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Thông qua những thực phẩm có nguồn gốc thực vật như: dầu hướng dương, dầu đậu nành, quả ô liu, hạt có vỏ cứng,… Hay các loại rau củ có lá màu xanh đậm.
Xem thêm:
- Giải đáp: Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
- U tuyến giáp uống tam thất có hiệu quả không? Lưu ý khi uống
2. Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E?
Để trả lời cho câu hỏi: “Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E?” thì câu trả lời của Phòng khám Loukas là CÓ. Bởi đây là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể. Chúng chủ yếu tồn tại dưới dạng alpha-tocoferol có tác dụng chống oxy hóa. Vitamin E giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đồng thời loại bỏ các tổn thương tuyến giáp. Và giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, vitamin E còn giúp thu nhỏ kích thước khối u và ngăn chặn quá trình phát triển của nó. Một nghiên cứu thử nghiệm khác trên chuột còn cho thấy, vitamin E có tác dụng bảo vệ tuyến giáp. Và giảm nguy cơ ngộ độc iod. Việc cơ thể thiếu hụt vitamin E còn kích thích tuyến giáp sản sinh hormone T3, T4. Tuy nhiên lại sản xuất lượng hormone tuyến yên TSH rất ít. Dẫn đến các bệnh tuyến giáp như: suy giáp, bướu cổ, cường giáp,…
3. Cách uống vitamin E cho bệnh nhân u tuyến giáp
Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, bệnh nhân mắc u tuyến giáp vẫn nên lưu ý về cách uống vitamin E:
- Người bệnh cần tuân thủ liều lượng phù hợp, thường là 400 IU/ ngày. Việc sử dụng quá liều có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng và nôn mửa. Vì vậy cần hết sức cẩn trọng trong việc bổ sung vitamin E.
- Vitamin E có lợi cho người bị u tuyến giáp, nhưng bạn không nên lạm dụng sử dụng trong thời gian dài. Vì điều này có thể gây hại và dẫn đến phản tác dụng đối với u tuyến giáp. Sử dụng liều cao thường xuyên có thể làm giảm hoặc tiêu diệt tác dụng chống oxy hóa của vitamin E. Cũng như kích thích hoạt động của các gốc tự do có hại cho tế bào.
- Bổ sung vitamin E trong thời gian dài và liên tục có thể dẫn đến tích trữ lượng dư thừa ở gan và gây nhiễm độc. Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng vitamin E một cách đều đặn trong khoảng 1 – 2 tháng. Sau đó nghỉ một thời gian trước khi quay lại sử dụng.
- Thời điểm thích hợp để uống vitamin E là sau bữa ăn. Vì nó giúp cải thiện khả năng hấp thu của cơ thể. Việc tuân thủ đúng thời gian uống thuốc có thể tối ưu hóa hiệu quả của vitamin E.
4. Các cách bổ sung vitamin E cho người bị u tuyến giáp
Ngoài thuốc uống trực tiếp, bạn có thể hấp thu vitamin E qua một số cách khác như:
4.1. Bổ sung qua rau củ quả
Một trong những cách hiệu quả giúp bổ sung vitamin E cho người bị u tuyến giáp là tăng cường tiêu thụ rau củ quả. Dưới đây là một số ví dụ về những loại thực phẩm cần thiết mà bạn nên ưu tiên. Để cung cấp vitamin E cho cơ thể:
- Cải bó xôi: Loại rau này cung cấp khoảng 1,5mg vitamin E trong mỗi 100g sau khi đã nấu chín. Ngoài ra, cải bó xôi cũng chứa nhiều magie. Và các khoáng chất khác hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp.
- Cà chua: Loại quả này chứa các thành phần chống oxy hóa như: vitamin E và vitamin C. Đặc biệt tốt cho người bị u tuyến giáp.
Kiwi: Trong loại trái cây này có khoảng 1,5mg vitamin E. Và nhiều hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh. - Mâm xôi: Trong mỗi 100g mâm xôi, bạn có thể tìm thấy 0,9mg vitamin E cùng với các chất chống oxy hóa khác. Do đó, việc bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày của người mắc bệnh u tuyến giáp là vô cùng quan trọng.
4.2. Các loại thịt cá
Thịt và hải sản là những nguồn thực phẩm giúp bạn bổ sung vitamin E một cách hiệu quả. Trong 100g thịt, cá và hải sản, bạn có thể tìm thấy từ 1,1 đến 2,9 mg vitamin E. Ngoài ra, hải sản cũng cung cấp lượng lớn iod và selen, rất tốt cho người bị u tuyến giáp. Các loại cá như: cá hồi, cá tuyết và cá thu có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt dồi dào. Vậy nên, hãy tích hợp chúng vào chế độ ăn của bạn khoảng 3 bữa mỗi tuần. Đây được coi là lượng hấp thu vừa đủ. Để cung cấp vitamin E cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ chức năng hoạt động của tuyến giáp.
4.3. Bổ sung qua các loại hạt
- Hạnh nhân: Trong 100mg hạt hạnh nhân, bạn có thể tìm thấy khoảng 26mg vitamin E. Ngoài ra, chúng cũng chứa một lượng không nhỏ các khoáng chất như: magie, kẽm, đồng,… giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp.
- Hạt điều: Mỗi 100g hạt điều chứa 0,9mg vitamin E. Hạt điều cũng có chứa nhiều thành phần khác có lợi cho tuyến giáp như: vitamin B, đồng, kẽm, protein thực vật, mangan,…
Xem thêm:
- U tuyến giáp có uống được tảo biển không? Lợi ích của tảo biển
- Người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
5. Một số tác dụng phụ của vitamin E
Những bệnh nhân mắc u tuyến giáp sử dụng vitamin E trong thời gian dài. Có thể dẫn đến các tác dụng phụ như:
- Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
- Nôn ói.
- Da dẻ mẩn đỏ, phát ban nhẹ.
- Rối loạn tiêu hóa, đau bụng.
- Dễ bị bầm tím, cơ thể suy nhược.
- Thị lực kém.
6. Lời kết
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: “Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E?”. Hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin E đối với tuyến giáp. Hãy tiếp tục đón đọc những bài viết mới của chúng tôi để có thêm nhiều thông tin mới về bệnh tuyến giáp.