U tuyến giáp có uống được tảo biển không? Lời khuyên hữu ích. Mách bạn một số loại tảo biển tốt cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp.
Là thực phẩm tự nhiên có giá trị rất cao đối với sức khỏe người bệnh. Tảo biển thường được lựa chọn để cải thiện chức năng của tuyến giáp. Vậy thực chất u tuyến giáp có uống được tảo biển không? Hãy cùng Phòng khám Loukas đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
1. U tuyến giáp có uống được tảo biển không?
Bệnh nhân bị u tuyến giáp CÓ uống được tảo biển. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh trước xạ trị tuyến giáp cần hạn chế i-ốt trong 2 tuần thì không được uống.
Tảo biển (tên khoa học là Spirulina) là loại thực phẩm tự nhiên mang giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người. Trong tảo biển có chứa các chất chống oxy hóa. Như flavonoid và carotenoid. Giúp cơ thể tránh khỏi các gốc tự do. Ngoài ra còn giúp kháng viêm hiệu quả. 75% tảo biển được tạo nên. Bởi các chất hữu cơ (protid, lipid, vitamin, glucid). Và 25% là khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như: magie, i-ốt, fluo, molipden, kali,… Mà thiếu chất, thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân gây ra u tuyến giáp. Dẫn đến rối loạn miễn dịch.
Xem thêm:
- Giải đáp: Người bị u tuyến giáp có uống được collagen không?
- U tuyến giáp uống tam thất có hiệu quả không?
2. Tác dụng tảo biển đối với bệnh nhân u tuyến giáp
Việc bổ sung tảo biển vào khẩu phần ăn hàng ngày là vô cùng quan trọng. Với người bệnh u tuyến giáp không trong thời gian điều trị i-ốt phóng xạ. Bởi chúng mang đến nhiều dinh dưỡng như: selen, i-ốt, vitamin. Và các thành phần vi lượng khác. Có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân sau xạ trị, phẫu thuật hay hóa trị.
2.1. I-ốt
Tảo biển với 80% i-ốt khi được sử dụng sẽ giúp giải phóng rã i-ốt từ từ. Nhằm đáp ứng với nhu cầu của cơ thể. Làm điều hòa các chức năng của tuyến giáp. Và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, việc ăn tảo biển có thể hỗ trợ tuyến giáp thực hiện chức năng, tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nơi nó sinh ra. Và quá trình chế biến mà hàm lượng i-ốt có trong tảo biển sẽ khác nhau. Say đây là 3 loại tảo biển có chứa i-ốt cao mà Phòng khám Loukas muốn giới thiệu đến bạn:
- Tảo biển Nori: 37 mcg I-ốt/g (25% RDI).
- Tảo biển Wakame: 139 mcg I-ốt/g (93% RDI).
- Tảo biển Kombu: 2523 mcg I-ốt/g (1.682 RDI).
Bên trong tảo biển ngoài i-ốt còn chứa rất nhiều acid amin. Như: tyrosine rất quan trọng với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
2.2. Selen
Selen đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hormone tuyến giáp. Giúp tuyến giáp tránh khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Ngoài ra, selen còn giúp phòng chống ung thư và nâng cao hệ miễn dịch hiệu quả. Tuyến giáp có chứa nhiều selen hơn bất kỳ cơ quan nào khác. Vậy nên, việc thiếu hụt selen có thể dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp. Từ đó, gây ra một số bệnh lý như: viêm tuyến giáp Hashimoto, u tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp. Tạp chí Diagnostics từng đăng tải một nghiên cứu về selen rằng: Selen có tác dụng làm giảm các kháng thể chống lại enzyme peroxidase của tuyến giáp. Đối với những người bị suy giáp.
2.3. Vitamin
Có rất nhiều vitamin trong tảo biển như: vitamin A, C, E, D, K, B,… làm tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch của người bệnh. Nhất là vai trò trong việc tăng cường tình trạng sức khỏe tuyến giáp.
- Vitamin A: Ức chế hormone kích thích tuyến giáp TSH và điều chỉnh sự chuyển hóa của các hormone tuyến giáp. Bài tiết TSH tăng có thể dẫn đến kích thước của tuyến giáp tăng. Việc thiếu hụt vitamin A cũng làm rối loạn các chức năng của tuyến giáp và làm giảm hấp thu i-ốt.
- Vitamin E: Giúp loại bỏ tổn thương tuyến giáp với tác dụng chống oxy hóa. Đồng thời làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Cũng như ngăn chặn quá trình tăng trưởng và thu nhỏ kích thước khối u.
- Vitamin D: Ngoài tác dụng tăng cường sản xuất hormone TSH còn giúp chống viêm tuyến giáp. Vậy nên, việc thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tuyến giáp như Grave và Hashimoto.
2.4. Các thành phần vi lượng khác
Ngoài những chất trên, trong tảo biển còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoạt chất sinh học và alginate, hợp chất đa đường,… Với tác dụng bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, tăng cường sức khỏe và làm giảm cholesterol xấu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng alginate bên trong tảo biển có lợi với tuyến giáp. Cụ thể là làm giảm kích thước khối u. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột trong vòng 9 ngày cho thấy, những con chuột sau khi được tiêm natri alginate so với những con chuột chỉ tiêm nước muối sinh lý có kích thước khối u giảm tới 36,3%.
Xem thêm:
- Bị u tuyến giáp có nên uống vitamin E? Các loại vitamin E tự nhiên
- Người mắc bệnh u tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
3. Một số loại tảo biển tốt cho người mắc bệnh u tuyến giáp
- Tảo biển xoắn Spirulina Nhật Bản: chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, E, acid folic, protein, canxi,… giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Sau các cuộc xạ trị hay phẫu thuật. Bên trong tảo biển xoắn này còn chứa chất chống oxy hóa như phycocyanin với tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do.
- Tảo lục Chlorella Royal DX: Chứa tảo lam và beta caroten có tác dụng kích thích đại thực bào tiêu diệt các hóa chất và tế bào ung thư trong cơ thể. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị và phòng chống u tuyến giáp hiệu quả. Bên cạnh đó, những dưỡng chất khác có trong tảo lục còn giúp vết thương mau lành. Đồng thời, bảo vệ tim mạch và tăng tạo máu hiệu quả.
- Tảo xanh cao cấp Spirulina Nhật Bản: với 100% tảo xoắn nguyên chất và 35 loại acid amin khác nhau, người bệnh sẽ được bổ sung dưỡng chất. Từ đó, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Các bức xạ và kim loại nặng trong cơ thể cũng sẽ bị loại bỏ nhờ các diệp lục tố và vi chất khác.
4. Lưu ý khi uống tảo biển cho người bị u tuyến giáp
Người bệnh mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 150 mcg i-ốt theo cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA. Mà trong 1g tảo biển khô có chứa khoảng 5mcg i-ốt. Tuy nhiên, hàm lượng và thành phần trong mỗi viên uống tảo biển lại khác nhau. Vậy nên, người bệnh mắc u tuyến giáp chỉ nên sử dụng các viên uống tảo biển khi có sự hướng dẫn của các y bác sĩ. Đặc biệt, trong vòng 14 ngày trước điều trị, bệnh nhân u tuyến giáp đang điều trị bằng i-ốt phóng xạ không nên sử dụng tảo biển. Và các loại thực phẩm tương tự chứa nhiều i-ốt.
5. Tạm kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Phòng khám Loukas về vấn đề: “U tuyến giáp có uống được tảo biển không?”. Hy vọng rằng những thông tin trên phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tác dụng của tảo biển đối với u tuyến giáp. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để đón chờ những bài đọc hay và bổ ích khác.