Khám u tuyến giáp gồm mấy bước? Tìm hiểu chi tiết các bước

31/03/2024

Nguyệt Anh

Quy trình khám u tuyến giáp bao gồm 3 bước chính: khám lâm sàng, xét nghiệm tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp.

Triệu chứng của u tuyến giáp thường không rõ ràng. Do đó phải đến bệnh đã nghiêm trọng thì người bệnh mới phát hiện. Vì vậy ngay khi gặp phải các triệu chứng điển hình, bạn cần tiến hành việc thăm khám ngay. Vậy quy trình khám u tuyến giáp bao gồm những bước gì? Làm thế nào để lựa chọn được địa chỉ khám chữa bệnh uy tín? Trong bài viết này, Loukas sẽ giúp bạn trả lời các thắc mắc trên một cách chính xác và chi tiết nhất.

1. Tìm hiểu về u tuyến giáp

1.1 U tuyến giáp là gì?

Các nốt/khối hình thành và phát triển trong tuyến giáp được gọi là u tuyến giáp. Đây là các vấn đề thường gặp trong nhu mô của tuyến giáp. Tình trạng này có thể gây ra sự suy giảm chức năng của tuyến giáp.
Phần lớn u tuyến giáp là những khối u lành tính. Trong đó chỉ có khoảng 5% trường hợp được chẩn đoán là u ác tính. Các triệu chứng của u tuyến giáp thường biểu hiện rõ ràng khi khối u đã phát triển lớn. Khi đó nó sẽ gây áp lực lên các cơ quan lân cận. Đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động thở và nuốt của người bệnh.

hình ảnh khối u tuyến giáp

1.2 Các dấu hiệu cảnh báo u tuyến giáp

Theo các bác sĩ, hầu hết các khối u tuyến giáp không gây ra triệu chứng rõ ràng. Điều này làm cho việc nhận biết chúng trở nên khó khăn hơn. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bệnh u tuyến giáp mà người bệnh cần lưu ý:

  • Có thể cảm thấy hoặc sờ thấy khối u ở vùng cổ
  • Khối u lớn có thể gây chèn ép dây thanh quản. Do đó, người bệnh thường gặp tình trạng khàn tiếng kéo dài.
  • Khối u chèn ép khí quản và thực quản gây khó thở, khó nuốt.
  • Mắc tình trạng cường giáp. Cùng với đó là các triệu chứng như giảm cân không rõ nguyên nhân, tăng tiết mồ hôi, lo lắng, suy nhược, tim đập nhanh,…
  • Người bệnh bị suy giáp. Đồng thời xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, hay quên, khô da, khô tóc, táo bón, …

dấu hiệu sưng cổ

1.3 Nguyên nhân gây u tuyến giáp

Hiện nay, nguyên nhân của các u tuyến giáp vẫn chưa xác định được một cách chính xác. Tuy nhiên có một số yếu tố góp phần vào sự hình thành và phát triển của bệnh này. Bao gồm:

  • Mất cân bằng i-ốt: Sự thiếu hoặc thừa i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày có thể dẫn đến sự hình thành của u tuyến giáp.
  • Bức xạ ion hóa: Các loại bức xạ ion hóa được biết là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp. Cụ thể như tia X và tia gamma. Thực tế cho thấy có khoảng 2% trường hợp tiếp xúc với bức xạ ion hóa có thể có nguy cơ cao mắc u tuyến giáp. Trong đó có khoảng 20-50% là khối u ác tính.
  • Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp. Điển hình như béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, u xơ tử cung,…

2. Các bước khi khám tuyến giáp

Thông thường, một buổi thăm khám u tuyến giáp tại cơ sở y tế gồm có 3 bước chính. Đó là khám lâm sàng, xét nghiệm tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp.

2.1 Khám lâm sàng

Bước đầu tiên trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành trao đổi thông tin về tình trạng sức khỏe. Cũng như tiền sử bệnh của bệnh nhân. Nếu bạn đang phải đối diện với các tình trạng như khó nuốt, đau cổ, thường cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, đầy hơi,… Thì hãy chia sẻ thông tin này với bác sĩ. Qua đó họ sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bạn một cách chính xác hơn. Đặc biệt là khi bệnh nhân hoặc các thành viên trong gia đình đã từng mắc các bệnh như tiểu đường, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp. Việc thông báo với bác sĩ về những vấn đề này là rất quan trọng.

khám lâm sàng u tuyến giáp
Sau khi thu thập thông tin về tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát vùng cổ của bệnh nhân. Từ đó phát hiện các biểu hiện bất thường. Điển hình như sưng hoặc cứng cổ. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng cách sờ nắn vùng cổ. Điều này giúp đánh giá chính xác về kích thước và độ cứng của bướu giáp. Đồng thời kiểm tra khả năng di chuyển của khối u.
Ngoài ra, việc nghe bướu giáp là một phần không thể thiếu trong quá trình kiểm tra lâm sàng. Nếu bướu giáp phát ra âm thanh, có thể thấy rằng cơ và dây thần kinh tại vùng này đang bị nén lại.

2.2 Xét nghiệm tuyến giáp

Các xét nghiệm tuyến giáp thường được thực hiện để kiểm tra chức năng tuyến giáp. Đồng thời đánh giá khả năng hoạt động của các hormone từ tuyến giáp. Trong quá trình xét nghiệm máu, bác sĩ thường tập trung vào nồng độ hormone tuyến giáp. Đặc biệt, có ba yếu tố chính được chú ý trong các xét nghiệm tuyến giáp. Bao gồm nồng độ thyroxine (T4), triiodothyronine (T3) và thyroid-stimulating hormone (TSH).

các chỉ số quan trọng khi xét nghiệm tuyến giáp
Trường hợp chỉ số TSH nằm trong khoảng từ 0,4 – 5 mlU/L, T3 từ 80 – 200 ng/dL, và T4 từ 5 – 12 mcg/dL. Điều này cho thấy rằng tuyến giáp đang hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu các chỉ số này tăng cao hoặc giảm đột ngột thì có thể chức năng của tuyến giáp đang bị ảnh hưởng xấu. Khi đó người bệnh cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

2.3 Siêu âm tuyến giáp

Việc chẩn đoán tình trạng bệnh chuẩn xác còn phụ thuộc nhiều vào kết quả siêu âm tuyến giáp. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng hẳn sang một bên. Đồng thời giữ cho cổ được thẳng. Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được cấu tạo, kích thước và hình dạng của tuyến giáp. Trường hợp phát hiện có sự xuất hiện của khối u, các đốm sáng hoặc vùng đen bất thường, bệnh nhân sẽ được tiến hành các kiểm tra bổ sung. Từ đó xác định tình trạng sức khỏe của mình một cách chính xác nhất.

siêu âm tuyến giáp

3. Tiêu chí lựa chọn bệnh viện, phòng khám u tuyến giáp

Ngày nay có rất nhiều địa chỉ thăm khám u tuyến giáp. Do đó khi đứng trước nhiều lựa chọn, bệnh nhân thường phân vân không biết nên lựa chọn như thế nào. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn tìm được một cơ sở y tế khám chữa bệnh u tuyến giáp uy tín:

  • Đội ngũ bác sĩ lành nghề, dày dặn kinh nghiệm trong vấn đề Nội tiết. Đồng thời tận tình trong quá trình thăm khám và điều trị cho bệnh nhân.
  • Bệnh viện, phòng khám có trang thiết bị và máy móc đầy đủ. Trong đó ít nhất là cần có hệ thống máy siêu âm và xét nghiệm. Đáp ứng được điều kiện này mới có thể chẩn đoán và đánh giá đúng tình trạng của tuyến giáp.
  • Cơ sở y tế uy tín, được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra còn nhận được phản hồi tích cực từ bệnh nhân đã từng thăm khám.

4. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về các bước khi khám u tuyến giáp. Hy vọng qua đó các bạn đã có cái nhìn rõ hơn về quy trình khám u tuyến giáp. Đồng thời lựa chọn được một cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Tuyến Giáp để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

4.8/5 - (6 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch