Nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không? Chữa được không?

05/06/2024

Thu Vân

Nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không? Tăng nguy cơ mắc bệnh nhân thùy trái tuyến giáp do đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tổng quan về nhân thùy trái tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể và đóng vai trò quan trọng với nhiều chức năng. Nó tiết ra các hormone giáp trạng như Thyroxine (T4) và Tri-iodo-thyronine (T3). Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, có hình dạng giống con bướm. Vị trí của tuyến giáp tương đương với các đốt sống từ cổ thứ 5 đến ngực thứ 1. Tuyến giáp nặng khoảng 10 – 20 gram. Tuyến giáp trong cơ thể người có hai thùy: thùy trái và thùy phải. Khi có khối u ở thùy trái của tuyến giáp, tình trạng này được gọi là bướu giáp thùy trái. Dựa vào loại tế bào hình thành nhân giáp, khối u có thể là ác tính hoặc lành tính. Nhân giáp có thể có cấu trúc đặc hoặc rỗng và có thể xuất hiện dưới dạng đơn nhân hoặc đa nhân.

Hormone tuyến giáp có các chức năng:

  • Tăng cường hoạt động tế bào, đẩy mạnh chuyển hóa glucid làm tăng đường huyết, và tăng cường chuyển hóa lipid để tạo năng lượng cho cơ thể, từ đó giúp giảm cân.
  • Ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sinh dục và tuyến sữa.
  • Tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu qua tim. Tăng cường hô hấp để cung cấp oxy cho các mô cơ quan.
  • Thúc đẩy hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
  • Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đặc biệt là não bộ.
  • Duy trì ổn định lượng canxi trong máu.

tuyến giáp

2. Bị nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không?

2.1 Nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không?

Nhân tuyến giáp có thể là một nang giáp lành tính hoặc một khối u ác tính. Phần lớn các nhân giáp không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên một số nhân giáp có thể hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều hormone giáp dẫn đến cường giáp. Bệnh này biểu hiện qua các triệu chứng như sụt cân, hồi hộp, tay run, và yếu cơ. Xuất huyết trong nang giáp có thể gây đau ở vùng cổ, hàm, và tai.

Nhân tuyến giáp đủ lớn có thể chèn ép đường thở hoặc thực quản. Từ đó gây khó khăn khi thở, nuốt, hoặc gây ngứa họng và ho. Trong một số ít trường hợp, nhân giáp chèn ép thần kinh thanh quản gây khàn giọng. Cái này thường liên quan đến ung thư tuyến giáp. Để xác định khối u lành tính hay ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp nhân thùy trái tuyến giáp là lành tính. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp chỉ khoảng 5%.

nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không

Dù lành tính, người bệnh không nên chủ quan và cần thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu không được phát hiện và điều trị, khối u có thể tăng kích thước và số lượng, chèn ép khí quản. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc nuốt và thở, và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến ho cấp tính và tử vong.

Xem thêm:

2.2 Dấu hiệu người bị nhân tuyến giáp

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh nhân thùy trái tuyến giáp không được phát hiện. Cho đến khi người bệnh tình cờ khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra các bệnh lý khác thì mới phát hiện bệnh. Đó là vì bướu giáp thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Phòng khám Loukas chỉ ra một số dấu hiệu sau:

  • Khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, nấc, sụt cân, cảm giác nóng, cảm giác bị đè ở cổ hoặc vùng tuyến giáp.
  • Thường xuyên cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, tay run, mắt lồi. Có thể sờ thấy nhân thùy trái tuyến giáp chắc, di động nhưng không đau.
  • Khi bướu giáp lớn lên, có thể gây tắc nghẽn ở ngực. Các triệu chứng như nghẹt thở, khó thở, hụt hơi, ho, sưng phù cổ và mặt, khàn giọng, ù tai.
  • Một số trường hợp hiếm gặp do bướu giáp chèn ép dây thần kinh thanh quản. Việc này có thể dẫn đến tê liệt dây thần kinh, liệt dây thanh âm.

3. Tăng nguy cơ mắc bệnh nhân thùy trái tuyến giáp do đâu?

Cho đến nay, nguyên nhân chính gây nhân thùy trái tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bướu giáp hoặc có sự không đồng nhất trong chức năng của tế bào nang tuyến giáp.
  • Môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với chất phóng xạ, hút thuốc lá, và chế độ ăn thiếu iốt làm tăng nguy cơ phát triển nhân thùy trái tuyến giáp.
  • Các bệnh lý: Người mắc bệnh cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm trùng hoặc đang sử dụng một số loại thuốc điều trị các bệnh khác có nguy cơ mắc bướu giáp cao hơn.
  • Rối loạn trong giai đoạn bẩm sinh hoặc trưởng thành: Quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp bị sai lệch từ khi bẩm sinh hoặc có bất thường trong cấu trúc và chức năng của bướu giáp khi trưởng thành, cũng như sự tăng hoạt tự nhiên của chất tuyến giáp, đều làm tăng nguy cơ hình thành nhân thùy trái tuyến giáp.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân thùy trái tuyến giáp, các bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật sau:

  • Thăm khám lâm sàng
  • Siêu âm tuyến giáp: xác định vị trí, kích thước và số lượng khối u.
  • Xét nghiệm tế bào: Lấy mẫu từ nhân giáp và kiểm tra dưới kính hiển vi. Từ đó để xác định tính chất lành hay ác của bướu giáp.

 

Dựa trên kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp:

  • Nhân giáp lành tính: Nếu nhân giáp lành tính và nhỏ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc. Hoặc có thể không cần điều trị ngay, nhưng cần tái khám và siêu âm định kỳ 3-6 tháng để kiểm tra. Nếu nhân giáp lớn và gây chèn ép, khó nuốt, khó thở, hoặc sưng cổ, phẫu thuật có thể được yêu cầu.
  • Nhân giáp ác tính (ung thư tuyến giáp): Phương pháp điều trị bắt buộc là phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, tiếp theo là điều trị bằng iod phóng xạ và dùng hormon tuyến giáp thay thế.

Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn cao với trang thiết bị hiện đại, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cao. Thời gian xét nghiệm và phẫu thuật nhanh chóng, bệnh nhân hồi phục nhanh và không để lại sẹo.

chẩn đoán nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không bằng phương pháp thăm khám lâm sàng

Xem thêm:

5. Lời kết

Với câu hỏi Nhân thùy trái tuyến giáp có nguy hiểm không thì câu trả lời là không nguy hiểm nếu nhân giáp là lành tính và người bệnh được phát hiện, điều trị kịp thời. Phần lớn các trường hợp nhân giáp thùy trái đều lành tính. Hãy đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục Tuyến giáp của Phòng khám Loukas nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch