Lương y chữa u tuyến giáp, điều trị bằng y học cổ truyền

23/05/2024

Thu Vân

Hiện nay, có một số lương y chữa tuyến giáp bằng các phương pháp y học cổ truyền. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!

1. Lương y chữa u tuyến giáp

Lương y chữa u tuyến giáp là một lĩnh vực trong y học cổ truyền. Chủ đề này đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ phía những người mắc. Các lương y thường sử dụng các cách truyền thống, thảo dược để điều trị các bệnh về tuyến giáp. Đó có thể là các rối loạn tuyến giáp, bao gồm cả tình trạng cường giáp và u tuyến giáp.

Các lương y chữa u tuyến giáp thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ nhiều thế hệ. Qua đó để xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tuyến giáp. Từ đó đưa ra và phát triển các phương pháp điều trị phù hợp dựa trên thuốc thảo dược. Họ thường sử dụng các loại thảo dược, thực phẩm chức năng và phương pháp trị liệu tự nhiên. Đó có thể là châm cứu, áp dụng nhiệt đới, và các biện pháp tâm linh để cân bằng cơ thể và cải thiện sức khỏe của bệnh nhân.

Mặc dù chưa được công nhận rộng rãi trong y học hiện đại, nhưng nhiều người vẫn tìm đến các lương y truyền thống để tìm kiếm sự giúp đỡ trong việc điều trị các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là khi họ muốn kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại để đạt được kết quả tối ưu.

2. U tuyến giáp – tiềm ẩn ung thư tuyến giáp

U tuyến giáp là một trong những bệnh lý phổ biến ngày nay, chiếm tỷ lệ từ 4-13% dân số toàn quốc. Theo báo cáo từ Bộ Y tế, mỗi năm có hơn 6000 người mắc bệnh u tuyến giáp trong 3 năm gần đây, con số này cao gấp 3 lần so với giai đoạn 2015 trở về trước.

Hầu hết các trường hợp u tuyến giáp lành tính, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ bệnh phát triển thành u tuyến giáp ác tính hoặc ung thư tuyến giáp là rất cao, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

U tuyến giáp thường phát sinh ở phụ nữ với tỷ lệ cao hơn gấp 1-5 lần so với nam giới, do cấu trúc và hoạt động của tuyến giáp. Độ tuổi thường mắc bệnh từ 35 đến 50 tuổi.

U tuyến giáp có thể chia thành hai loại: đơn nhân và đa nhân. Thường thấy người bệnh chỉ cảm nhận được những u lớn, nằm gần bề mặt; trong khi các u nhỏ có đường kính dưới 1 cm thường khó phát hiện và cần sử dụng phương pháp siêu âm hoặc sinh thiết để xác định.

ung thư tuyến giáp

Xem thêm:

3. Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh

3.1 Dấu hiệu u tuyến giáp

Có hai dạng chính của u tuyến giáp: u lành tính và u ác tính. Ta hoàn toàn có thể phân biệt rõ ràng giữa chúng. U tuyến giáp lành tính không phải ung thư.
Khoảng 90% bệnh nhân mắc u tuyến giáp thường có khối u lành tính. Các triệu chứng phổ biến của u tuyến giáp lành tính bao gồm khó nuốt, cảm giác đau và cảm thấy nặng ở cổ, khó thở, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, có thể có biến động cân nặng không rõ nguyên nhân và thay đổi tâm trạng.
Bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu xuất hiện khi có khối u tuyến giáp, bao gồm:

  • Một cục u cảm nhận được ở vùng cổ. Có thể cảm nhận được độ cứng hoặc có dấu hiệu của chất lỏng. Về mặt thị giác, vùng cổ có thể sưng to.
  • Sự thay đổi trong giọng nói có thể xảy ra. Đó là khi kích thước của khối u tăng lên, gây áp lực lên dây thanh quản.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt. Tình trạng này có thể kéo dài và đi kèm với khó thở và mất cân nhanh chóng.
  • Sự mệt mỏi và suy nhược do ăn uống bị cản trở, làm giảm sức đề kháng. Có thể dẫn đến trạng thái bệnh nhân lơ mơ và dần dần làm suy giảm tinh thần.

triệu chứng u lành tính

3.2 Nguyên nhân gây u tuyến giáp

U tuyến giáp thường xuất phát từ sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả như thường lệ. Bình thường, hệ miễn dịch giám sát sự sống và chết của triệu triệu tế bào mỗi giây. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch yếu đi, các tế bào lão hóa và lỗi không được loại bỏ. Từ đó tạo điều kiện cho sự tăng sinh tế bào không bình thường và hình thành các khối u. Trong đó bao gồm u tuyến giáp hoặc bướu giáp.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra u tuyến giáp, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có người trong gia đình đã từng mắc bệnh này hoặc các bệnh về nội tiết khác, nguy cơ mắc u nang tuyến giáp sẽ cao.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu thường có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các khối u tuyến giáp.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc u nang tuyến giáp cao hơn nam giới. Các biến đổi về hormone sinh dục trong thời kỳ sinh sản có thể gây ra rối loạn nội tiết.
  • Tiếp xúc với tia X: Tia phóng xạ có thể làm thay đổi gen trong cơ thể, gây ra sự không ổn định trong chu trình của tế bào và dẫn đến hình thành các khối u.

lối sống không lành mạnh

Xem thêm:

4. Điều trị u tuyến giáp

Cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu một số hướng điều trị phổ biến nhé:

4.1 Một số phương pháp điều trị phổ biến

Người bệnh cần thực hiện các cuộc thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của khối u. Khi các triệu chứng của u tuyến giáp đã xuất hiện, có một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng:

  • Đối với các khối u có kích thước nhỏ từ 1-2 cm. Thường chỉ cần thăm khám và theo dõi định kỳ. Đồng thời, việc kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Việc này có thể giúp kiểm soát sự phát triển của khối u.
  • Đối với các khối u có kích thước khoảng 2-3 cm. Có thể điều trị bằng cách sử dụng liệu pháp hormone. Thuốc Levothyroxine thường được sử dụng để giảm lượng hormone kích thích sự phát triển của tuyến giáp, từ đó cải thiện tình trạng tăng sinh của nó.
  • Đối với các khối u lớn hơn 4 cm. Có thể cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ khối u. Ngoài ra, các khối u nhỏ hơn nhưng gây ra các triệu chứng như khó nuốt, khó thở hoặc bướu giáp đa nhân cũng có thể được xem xét để thực hiện phẫu thuật.
  • Kỹ thuật đốt sóng cao tần. Đây là một phương pháp kỹ thuật tiên tiến để loại bỏ các khối u tuyến giáp lành tính mà không cần phải thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này sử dụng nhiệt độ để dần dần làm nhỏ và tiêu biến các khối u. Mặc dù phương pháp này mang lại hiệu quả cao và an toàn, thời gian thực hiện có thể khá dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ bệnh nhân.

phương pháp đốt sóng cao tần rfa

4.2 Điều trị u tuyến giáp bằng y học cổ truyền

Có một sô lương y chữa u tuyến giáp theo phương pháp này ví dụ như ương y Bùi Bích Liên chữa u tuyến giáp. Theo Y học cổ truyền, bệnh u tuyến giáp chủ yếu là kết quả của sự suy giảm can khí uất, tỳ hư không vận hoá được nước, thấp trệ hoá đàm, dẫn đến sự tích tụ lâu dài và hình thành khối u ở vùng cổ. Khi sự trì trệ của khí huyết tăng lên, khối u cũng phát triển lớn hơn. Hơn nữa trong y học dân gian lại có một số điều khá thú vị. Một số loại thảo dược được cho là có thể hỗ trợ trong điều trị u tuyến giáp và các khối u lành tính.

  • Khúc khắc trắng: có khả năng tiêu độc, giải nhiệt, giảm viêm, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào u, loại bỏ toàn bộ mọi thể u, đặc biệt là u tuyến giáp.
  • Dây trâu cổ: tăng cường hỗ trợ hoạt động của tuyến giáp, kích thích tuần hoàn máu, loại bỏ viêm nhiễm, tiêu diệt tế bào u.
  • Chàm mèo: giảm sưng, giảm viêm, tăng cường tuần hoàn máu.
  • Cải trời: tiêu u, cải thiện sự lưu thông của khí huyết, tăng cường sức đề kháng.
  • Lạc tiên: giải nhiệt, làm mát gan, tiêu độc, an thần, giảm đau, cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Ké đầu ngựa: có tác dụng kháng viêm, làm dịu tổn thương tuyến giáp, giảm sưng.
  • Bình vôi đỏ: tăng cường tuần hoàn máu, có tác dụng an thần hiệu quả.

các thảo dược y học cổ truyền

Việc điều trị bằng Y học cổ truyền đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian từ phía người bệnh khi sử dụng các loại thảo dược.

5. Lời kết

Trên đây là những thông tin về lương y chữa tuyến giáp và một số cách điều trị theo y học cổ truyền. Hi vọng bài viết đã giúp quý bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích nhất về tuyến giáp. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục nhé!

 

 

 

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch