Đốt sóng cao tần tuyến giáp là gì? Khái niệm, ưu điểm, đối tượng, quy trình của phương pháp điều trị u tuyến giáp hàng đầu hiện nay.
Đốt sóng cao tần là một trong những phương pháp điều trị u tuyến giáp tiên tiến nhất hiện nay. Vừa mang lại hiệu quả cao vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần là gì? Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, hãy cùng Loukas tham khảo ngay bài viết dưới đây.
1. U tuyến giáp là gì?
Đây là một trong những bệnh lý về tuyến giáp phổ biến nhất. Đặc biệt là đối với phụ nữ ngoài 30 tuổi. Khối u xuất hiện làm thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời gây nên một số triệu chứng ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Cụ thể như: Khó thở, khó nuốt, ho,… Không chỉ vậy nó còn gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân. Bởi vậy ngay khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đi khám kịp thời. Nhằm xác định phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Cũng như tránh gây ra nhiều biến chứng do để lâu dài.
2. Mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần là gì?
Trước kia, bệnh u tuyến giáp hầu hết được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Gây ra nhiều đau đớn trong quá trình mổ. Đồng thời dẫn đến nguy cơ xảy ra biến chứng cao. Và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Tuy nhiên hiện nay đã có những phương pháp hiện đại hơn có thể khắc phục được điểm thiếu sót của phương pháp truyền thống. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến phương pháp mổ u tuyến giáp bằng sóng tần và được chỉ định đốt sóng cao tần tuyến giáp theo lời của bác sĩ có chuyên môn.
Đây là phương pháp dùng nhiệt để tiêu hủy khối u. Dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao, sự ma sát của ion trong mô tạo ra nhiệt. Lúc đó, một điện cực được đưa vào trung tâm khối u. Đồng thời duy trì ở nhiệt độ từ 60-100°C. Thông qua một điện cực dạng kim, dòng điện từ máy phát được truyền vào khối u. Dẫn đến sinh nhiệt và làm mất nước trong tế bào. Từ đó làm hoại tử khối u tuyến giáp.
Xem thêm:
3. Tại sao nên mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần?
Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của phương pháp đốt sóng cao tần mà bạn nên tham khảo:
3.1 Không mổ, không đau
Với kỹ thuật RFA tuyến giáp đốt sóng cao tần tuyến giáp tuyến giáp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn phần khối u. Trái lại, mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần sẽ hạn chế xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ chỉ cần gây tê và sử dụng mũi kim để tác động đến khối u. Bởi vậy không cần rạch da mà vẫn có thể dễ dàng loại bỏ khối u. Quá trình đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh gọn.
Thực tế, một số trường hợp bệnh nhân mắc tâm lý sợ mổ, ngại mổ. Từ đó dẫn đến việc trì hoãn gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Song hiện nay, giải pháp mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần hoàn toàn có thể giải quyết được những lo ngại trên. Giúp người bệnh giữ được tâm lý ổn định và thoải mái trong cả quá trình điều trị.
3.2 Đốt u tuyến giáp bằng sóng cao tần không để lại sẹo
Đây là vấn đề được người bệnh vô cùng quan tâm. Đặc biệt là với các chị em phụ nữ. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của mỗi người.
Đốt sóng cao tần tuyến giáp RFA không cần mổ, hạn chế mức độ xâm lấn tối thiểu. Do đó đảo bảo không để lại sẹo sau khi điều trị. Bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
3.3 Bảo vệ chức năng tuyến giáp, tỷ lệ biến chứng thấp
Phương pháp đốt sóng cao tần chỉ tác động trực tiếp đến khối u. Nó không ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Do đó vừa loại bỏ được khối u vừa bảo tồn nguyên vẹn phần tuyến giáp khỏe mạnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sau điều trị.
Bên cạnh đó, điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần không gây ra các biến chứng thường gặp. Cụ thể như: nhiễm trùng, chảy máu, tác dụng phụ của thuốc mê,… Thực tế các trường hợp xảy ra biến chứng sau điều trị là rất hiếm gặp. Vậy nên, người bệnh không cần phải quá lo lắng khi điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần.
3.4 Không nằm viện, thời gian phục hồi nhanh chóng
Thông thường, quá trình điều trị u tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần sẽ diễn ra trong khoảng từ 30-45 phút. Sau điều trị, bệnh nhân không cần nằm viện. Chỉ cần nghỉ ngơi và theo dõi thêm khoảng 1 tiếng là đã có thể xuất viện ngay trong ngày. Do đó có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm:
- Chi phí đốt sóng cao tần RFA trong điều trị u tuyến giáp là mấy?
- Đốt sóng cao tần u tuyến giáp bao nhiêu tiền? Báo giá tại Loukas
4. Những đối tượng được chỉ định đốt sóng cao tần trong điều trị u tuyến giáp
Phương pháp mổ u tuyến giáp này được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Người bệnh có khối u tuyến giáp có kích thước từ 15mm trở lên.
- Người bệnh bị bướu giáp lành tính nên đốt u tuyến giáp lành tính bằng sóng cao tần.
- Người bệnh bị đau vùng cổ, khó khăn trong việc nói và nuốt do khối u chèn ép các vùng cơ quan xung quanh.
- Người bệnh có nhân độc tuyến giáp gây ra các triệu chứng cường giáp.
5. Những đối tượng không được chỉ định đốt sóng cao tần trong điều trị u tuyến giáp
Lưu ý phương pháp đốt tuyến giáp bằng sóng cao tần không áp dụng cho các đối tượng sau:
- Người bệnh được chẩn đoán bị u tuyến giáp ác tính
- Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
- Người mắc các bệnh về tim mạch.
6. Quy trình điều trị u tuyến giáp bằng sóng cao tần
Việc nắm rõ các bước điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động hơn khi thăm khám. Dưới đây, Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ chia sẻ cho bạn quy trình mổ u tuyến giáp bằng đốt u nang tuyến giáp bằng sóng cao tần chi tiết, chuẩn xác nhất:
- Bước 1: Bệnh nhân hoàn tất các thủ tục thăm khám. Sau đó, nhận kết lâm sàng, chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cam kết làm can thiệp sau khi được bác sĩ tư vấn.
- Bước 2: Siêu âm nhằm xác định vị trí khối u một cách chính xác. Cũng như bước đầu chẩn đoán đặc tính và kích thước khối u.
- Bước 3: Sử dụng phương pháp chọc hút tế bào để khẳng định khối u tuyến giáp lành tính
- Bước 4: Sát khuẩn vùng cổ bằng dung dịch cồn và gây tê tại chỗ
- Bước 5: Tiến hành điều trị u tuyến giáp bằng đốt sóng cao tần
Sau điều trị, bệnh nhân được nghỉ ngơi và theo dõi khoảng 1 tiếng. Qua quan sát nếu như không xảy ra gì bất thường, người bệnh có thể xuất viện luôn trong ngày.
Khối u sau khi đốt sẽ không biến mất hoàn toàn ngay lập tức. Nó sẽ giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, với trường hợp sau 9-12 tháng, khối u vẫn không giảm đi đáng kể thì bệnh nhân nên đi thăm khám lại. Và rất có thể sẽ phải điều trị lần hai.
Ngoài ra sau điều trị, người bệnh cần đi khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo quá trình hồi phục của bạn sẽ được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
7. Lời kết
Trên đây, Loukas đã chia sẻ cho bạn tất tần tật kiến thức xoay quanh chủ đề “Mổ u tuyến giáp bằng sóng cao tần”. Hy vọng qua đó, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về phương pháp điều trị u tuyến giáp hiện đại này. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.