Chọc sinh thiết u tuyến giáp là gì? Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp chính xác và an toàn nhất hiện nay.
Sinh thiết tuyến giáp được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Vậy chọc sinh thiết u tuyến giáp là gì? Khi nào bệnh nhân cần chọc sinh thiết tuyến giáp? Mọi thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Chọc sinh thiết tuyến giáp là gì?
Đây là một quá trình kỹ thuật thu thập mẫu mô của tuyến giáp nhằm kiểm tra dưới kính hiển vi. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc phân định các bệnh lý tuyến giáp. Đồng thời là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán ung thư.
Sự xuất hiện của các khối u không bình thường ở tuyến giáp là điều khá phổ biến. Mặc dù có thể gây ra các ảnh hưởng khác nhau nhưng hầu hết đều là lành tính. Tuyến giáp cũng có thể tăng kích thước do sự phì đại. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn là biểu hiện của tình trạng ác tính.
Xem thêm:
- U tuyến cận giáp là gì? Triệu chứng nhận biết chuẩn nhất cần lưu ý
- U tuyến giáp đa nhân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Trước khi thực hiện chọc sinh thiết tuyến giáp, người bệnh phải tiến hành các xét nghiệm máu. Cùng với đó là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Qua đó đánh giá tình trạng hoạt động của tuyến giáp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào, bác sĩ mới sẽ xem xét việc thực hiện sinh thiết tuyến giáp.
2. Khi nào cần tiến hành sinh thiết tuyến giáp?
Sinh thiết tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của các khối u bất thường. Hoặc sự phì đại của tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình trạng về tuyến giáp đều cần phải tiến hành sinh thiết. Ví dụ, trong trường hợp bệnh Basedow, việc chẩn đoán thường được thực hiện thông qua việc khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh. Vậy nên không cần thiết phải thực hiện chọc sinh thiết tuyến giáp.
Đối với các khối u bất thường có đường kính lớn hơn 1cm. Nhất là khi các kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy đó là khối đặc. Đồng thời có sự vôi hóa và ranh giới không rõ ràng thì việc chọc sinh thiết tuyến giáp là cần thiết.
Trường hợp dù không xuất hiện khối u bất thường nhưng người bệnh đau nhiều và phần tuyến giáp bắt đầu phình to lên. Thì cũng có thể được xem xét sinh thiết tuyến giáp.
3. Quy trình sinh thiết u tuyến giáp
Quy trình tiến hành sinh thiết tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Bác sĩ nội tiết cần phải sở hữu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Nhằm đảm bảo thực hiện quy trình này một cách đúng đắn và an toàn.
- Trước khi tiến hành chọc sinh thiết u tuyến giáp, bác sĩ phải đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong đó bao gồm việc xem xét các vấn đề về bệnh lý và lịch sử bệnh lý của bệnh nhân. Các thông tin này sẽ giúp bác sĩ nội tiết đưa ra quyết định xem liệu việc thực hiện sinh thiết tuyến giáp có thực sự phù hợp với tình trạng của bệnh nhân hay không.
- Bước đầu tiên trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp của bệnh nhân. Từ đó chắc chắn rằng tuyến giáp đang hoạt động bình thường.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành đưa kim sinh thiết vào trong tuyến giáp. Tuy là một thủ tục đơn giản nhưng nó đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng cao. Như vậy mới có thể đặt kim vào vị trí chính xác. Cũng như tránh các cơ quan xung quanh đó.
- Sau khi thu thập mẫu, các tế bào sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra và đánh giá. Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ xác định một cách chính xác liệu bệnh nhân có bị các bệnh liên quan đến tuyến giáp hay không.
4. Chọc sinh thiết tuyến giáp có nguy hiểm không?
Hầu hết các thủ thuật can thiệp trên cơ thể đều có nguy cơ tác động đến cơ thể ít nhiều. Dưới đây là một số ảnh hưởng mà người bệnh có thể bắt gặp khi sinh thiết tuyến giáp.
4.1 Nhiễm trùng
Một trong những tác động đơn giản nhất có thể đề cập đến là nguy cơ nhiễm trùng. Việc này xảy ra khi vi khuẩn thường trú hoặc có hại được ngăn chặn trên da xâm nhập vào cơ thể qua đường của kim. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm trùng rất hiếm gặp. Bởi quy trình sát khuẩn của các y bác sĩ được tiến hành rất nghiêm ngặt và cẩn thận.
4.2 Chảy máu
Chảy máu cũng có thể coi là một bất lợi có thể xảy ra khi thực hiện sinh thiết tuyến giáp. Việc lấy mẫu tế bào trong cơ thể tương đương với việc tạo ra một vết thương. Bởi vậy quá trình này có thể dẫn đến chảy máu. Thông thường, tình trạng này không nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bệnh nhân mắc rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông để điều trị bệnh cần phải được tư vấn cẩn thận trước khi tiến hành thủ thuật này.
4.3 Tổn thương các mô xung quanh tuyến giáp
Một tác động dù hiếm gặp nhưng có thể kể đến đó là tổn thương các mô xung quanh tuyến giáp. Tác động này có thể ở mức nhẹ đến nặng. Phụ thuộc vào cấu trúc bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nguy cơ tai biến thủ thuật này gần như rất hiếm xảy ra. Bởi ngày nay các bác sĩ thực hiện sinh thiết tuyến giáp đều có kỹ thuật chuyên môn cao. Cùng với đó là hệ thống máy siêu âm hiện đại, tiên tiến.
Xem thêm:
- Nang tuyến giáp là gì? Ai dễ mắc phải bệnh, nguyên nhân gây ra
- U nang tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì? Đảm bảo sức khoẻ
5. Hút dịch u nang tuyến giáp bao nhiều tiền?
Để biết được chi phí của hút dịch u nang tuyến giáp bao nhiều?
Chi phí sinh thiết tuyến giáp phụ thuộc vào một loạt các yếu tố như kỹ thuật thực hiện, cơ sở y tế, và trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Ví dụ, chi phí thường cao hơn khi thực hiện tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, điều này được bù đắp bởi việc có đội ngũ chuyên gia và bác sĩ có trình độ cao và sử dụng các thiết bị hiện đại trong quá trình sinh thiết.
Giá cụ thể cho một lần sinh thiết tuyến giáp có thể dao động từ 500.000 đến 3.500.000 VNĐ, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Bảng giá dịch vụ được cung cấp chỉ là một tham khảo tại thời điểm bài viết được cập nhật. Khách hàng nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết về chi phí tại thời điểm sử dụng dịch vụ.
6. Cần làm gì sau khi đã sinh thiết tuyến giáp?
- Do thực hiện chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ là kỹ thuật chính được áp dụng. Vậy nên bệnh nhân thường chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian ngắn là có thể xuất viện. Vị trí chọc hút có thể cảm thấy đau trong khoảng một hoặc hai ngày sau thủ thuật. Để giảm đau, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc được chỉ định. Nếu có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, hãy tuân thủ nghiêm ngặt.
- Trong trường hợp kết quả sinh thiết không phát hiện ung thư, hầu hết bệnh nhân sẽ không cần điều trị thêm. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ đề xuất hẹn tái khám để theo dõi tình trạng. Khi đó, bệnh nhân nên tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ.
- Trong trường hợp kết quả sinh thiết xác định là ung thư, bệnh nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật. Thực tế, hầu hết ung thư tuyến giáp có khả năng điều trị khỏi.
- Trong một số trường hợp, kết quả sinh thiết không xác định được có phải ung thư hay không. Bệnh nhân cần tiến hành sinh thiết lại lần nữa.
7. Lời kết
Trên đây là chi tiết các thông tin về phương pháp chọc sinh thiết u tuyến giáp mà Phòng khám Đa khoa Loukas muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về phương pháp này. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.