U tuyến cận giáp là gì? Triệu chứng nhận biết chuẩn nhất cần lưu ý

17/06/2023

loukas

U tuyến cận giáp là bệnh lại nhiều di chứng cho người bệnh. Việc phát hiện sớm rất có ý nghĩa trong quá trình điều trị bệnh.

1. Tìm hiểu về tuyến cận giáp

Cận giáp là các tuyến nhỏ nằm gần tuyến giáp, có dạng hình thoi. Kích thước tuyến cận giáp xấp xỉ 6x4x2mm. Mỗi tuyến nặng khoảng 0,5g.
Theo thống kê có khoảng 85% bệnh nhân có 4 tuyến cận giáp. Trong đó bao gồm hai tuyến cận giáp trên và hai tuyến cận giáp dưới. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp hiếm hoi có thể có từ 5 đến 6 tuyến cận giáp. Hoặc thậm chí là chỉ có 3 tuyến cận giáp.

khái niệm tuyến cận giáp

Thông thường, tuyến cận giáp trên sẽ nằm ở phía sau, mặt trên hoặc giữa tuyến giáp. Tuy nhiên cũng có trường hợp nằm ở vị trí khác. Cụ thể như trung thất, cạnh thực quản hoặc dưới hàm. Tuyến cận giáp dưới thường nằm ở phía sau. Khoảng chừng 1/3 dưới của hai thùy giáp. Hoặc cũng có thể thấp hơn. Các tuyến cận giáp này có vỏ bọc riêng. Đồng thời tách rời hoàn toàn khỏi tuyến giáp chính.

Xem thêm:

2. Bệnh u tuyến cận giáp là gì?

Bệnh u tuyến cận giáp là một dạng khối u phát triển từ một hoặc nhiều tuyến cận giáp. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều là u lành tính. Những khối u này thường nhỏ. Tuy nhiên có khả năng gây ra tăng chế tiết hormone tuyến cận giáp PTH (ParaThyroid Hormone). Dẫn đến tăng nồng độ canxi và làm hạn chế phospho trong máu. Điều này có thể gây hại cho nhiều cơ quan. Cụ thể là thận tiết niệu, hệ cơ xương khớp, tâm thần kinh, tiêu hóa. Do đó dẫn đến sự suy giảm sức khỏe. Cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thống kê chỉ ra rằng u tuyến cận giáp xếp thứ ba trong số các bệnh nội tiết. Chỉ đứng sau bệnh đái tháo đường và các bệnh lý tuyến giáp. Tỉ lệ mắc bệnh thường dao động từ 0,1% đến 0,4% tổng dân số. Bệnh có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp nhất ở độ tuổi từ 50-60. Đặc biệt, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh tuyến giáp này cao gấp 3 lần nam giới.

bệnh u tuyến cận giáp là gì

3. U lành tuyến cận giáp là gì?

Đây là một loại khối u phát triển từ một hoặc nhiều tuyến cận giáp. Các khối u thường nhỏ và có thể gây ra tăng chế tiết của hormon tuyến cận giáp PTH. Từ đó dẫn đến việc tăng hàm lượng canxi. Cũng như giảm hàm lượng phospho trong máu. Điều này có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Bao gồm hệ thống thận tiết niệu, hệ thống cơ xương khớp, tâm thần kinh, hệ tiêu hóa.Điều này có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo thống kê, u lành tuyến cận giáp là một trong ba bệnh nội tiết phổ biến nhất. Chỉ xếp sau bệnh đái tháo đường và các bệnh lý về tuyến giáp. Loại bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên thường bắt gặp nhất đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 50 đến 60.

4. Nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến cận giáp

Đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính gây ra bệnh lý tuyến giáp này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hầu hết các trường hợp là u đơn độc. Và có xuất phát từ một dòng tế bào bị đột biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra một số yếu tố có thể tạo điều kiện thuận lợi gây ra bệnh u tuyến giáp. Điển hình như tiền sử bị chiếu xạ ở vùng cổ, dùng thuốc (estrogen, lợi tiểu thiazide, lithium), yếu tố di truyền,…

5. Triệu chứng bệnh u tuyến cận giáp

Theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Loukas, đặc trưng của căn bệnh này là quá trình phát triển thầm lặng, kéo dài theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, người bệnh hầy như không có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng nào. Bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Khi đó, kết quả chỉ ra rằng có sự tăng PTH và canxi. Đến giai đoạn sau, bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đa dạng. Từ đó gây ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan khác nhau. Cụ thể như sau:

triệu chứng của bệnh u tuyến cận giáp

5.1 Triệu chứng cơ năng

  • Các triệu chứng không đặc hiệu: Đây là triệu chứng phổ biến, không cụ thể cho cơ quan nào. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, khát nước, sụt cân nhanh chóng.
  • Triệu chứng về thận tiết niệu: Người mắc bệnh này thường tiểu nhiều. Đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này hay còn được gọi là đái nhạt. Nguyên nhân là do sự mất khả năng cô đặc nước tiểu của thận. Bên cạnh đó, cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu máu hoặc tiểu buốt. Điều này là do sỏi di chuyển gây viêm nhiễm.
  • Triệu chứng về cơ xương khớp: Do canxi lắng đọng ở sụn nên bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau khớp mạn tính. Một số trường hợp có triệu chứng giống của bệnh gút. Người bệnh sẽ bị đau liên tục ở phần xương dài. Đồng thời cảm thấy mỏi cơ, teo cơ vùng gốc chi, cơ lực bị giảm. Từ đó gây ra khó khăn trong việc đi lại, hoạt động hàng ngày.
  • Triệu chứng về tâm thần kinh: Bao gồm mất ngủ, giảm trí nhớ và run tay.

5.2 Triệu chứng thực thể

Khác với các triệu chứng cơ năng đa dạng, thăm khám lâm sàng thường không cho thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Triệu chứng này này chỉ có thể cảm nhận được khi khối u đã trở nên lớn. Cũng như có những đặc điểm khi khối u nằm xung quanh tuyến giáp. Cụ thể như mật độ chắc và có thể di động khi nuốt. Trong nhiều trường hợp u lành tuyến cận giáp sẽ có ít dấu hiệu.

triệu chứng thực thể của u tuyến cận giáp

5.3 Triệu chứng cận lâm sàng

  • Sinh hóa máu: Xét nghiệm có thể thấy sự tăng canxi và PTH máu. Ngoài ra, cũng chỉ ra được tình trạng giảm nồng độ phospho máu. Cũng như tăng enzym phosphatase kiềm. Khi suy thận xuất hiện, xét nghiệm ure và creatinin máu tăng.
  • Siêu âm cổ: Phương pháp này có thể phát hiện u đối với 50-95% trường hợp. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với hạch cổ hoặc nhân tuyến giáp. Độ nhạy của siêu âm phụ thuộc vào sự kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện.
  • Chụp xạ hình tuyến cận giáp: Thường sử dụng dược chất phóng xạ Tc99m Sestamibi để thực hiện chụp xạ hình. Phương pháp này tương đối đặc hiệu đối với mô cận giáp. Tuy nhiên, độ nhạy thấp, chỉ khoảng từ 55 – 70%.
  • Chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ vùng cổ: Hai phương pháp này thường được sử dụng kết hợp nhau. Qua đó xác định vị trí của khối u, mối liên quan u, cấu trúc xung quanh và lập bản đồ phẫu thuật. Độ nhạy của cả hai phương pháp này xấp xỉ nhau. Thường dao động từ 50 – 70%.
  • Đo mật độ xương: Kết quả đo mật độ xương thường cho thấy sự giảm mật độ xương. Hoặc loãng xương ở nhiều vị trí. Đặc biệt là ở phần cột sống và xương đùi.
  • Siêu âm bụng: Thường có thể phát hiện sỏi thận và vôi hóa thận.
  • Chọc hút tế bào: Do khó phân biệt với tế bào tuyến giáp nên phương pháp này thường ít được sử dụng. Mặt khác, quá trình chọc hút tế bào có thể gây ra chảy máu và xơ hóa. Từ đó dẫn đến khó khăn trong quá trình phẫu thuật.

Xem thêm:

6. Hậu quả của bệnh u tuyến cận giáp

Tình trạng nồng độ canxi và PTH máu cao diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác. Tổn thương thận kéo dài có thể dẫn đến viêm thận, suy thận, bể thận mạn. Không những vậy, xương bị tiêu dần sẽ gây ra gãy xương bệnh lý. Thậm chí làm mất khả năng vận động. Đặc biệt, việc nồng độ canxi máu tăng cao còn khiến người bệnh bị rối loạn ý thức. Trường hợp nặng sẽ dẫn tới hôn mê, rối loạn dẫn truyền tim và ngừng tim.

bệnh u tuyến cận giáp gây viêm thận

Do quá trình tiến triển bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng nên đa số trường hợp bệnh đều phát hiện khá muộn. Điều này làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý biến chứng lên các bộ phận liên quan. Khi nồng độ canxi trong máu duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian dài, nó có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

6.1 Tổn thương thận

Thận là một trong những cơ quan chịu ảnh hưởng lớn từ lượng canxi trong máu. Nếu thận không hoạt động hiệu quả trong thời gian dài, chúng có thể bị tổn thương. Kết quả là người bệnh có thể mắc viêm thận, bể thận mạn hoặc suy thận.

6.2 Tổn thương xương khớp

Nếu tình trạng đau xương khớp, teo cơ bị kéo dài sẽ có thể dẫn đến gãy xương, vận động bị hạn chế. Thậm chí nếu để lâu, người bệnh có khả năng sẽ mất đi khả năng vận động hoàn toàn.

hệ quả tổn thương xương khớp

6.3 Tổn thương tim mạch

Hiện tượng cường tuyến do u tuyến cận giáp gây ra sẽ khiến hệ thống tim mạch bị ảnh hưởng đáng kể. Ngoài ra, điều này còn có thể gây ra rối loạn ý thức và hôn mê ở người bệnh. Kết quả là hệ thống tim mạch bị chịu tác động. Dẫn đến tình trạng ngừng tim.

7. Các phương pháp điều trị u tuyến cận giáp hiệu quả nhất

Dưới đây là thông tin chi tiết về những phương pháp điều trị u tuyến giáp tốt nhất hiện nay:

7.1 Theo dõi định kỳ

Đây là phương pháp được áp dụng đối với các trường hợp u tuyến cận giáp không có triệu chứng rõ ràng. Cũng như không đủ tiêu chuẩn để phẫu thuật. Khi đó, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng định kỳ. Qua đó, thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra độ loãng xương. Đồng thời siêu âm thận 12 tháng/lần.

7.2 Điều trị nội khoa

Mục đích của phương pháp này là tạm thời làm giảm nồng độ canxi máu. Cùng với đó là hạn chế các triệu chứng bệnh trong thời gian chờ phẫu thuật. Phương pháp điều trị nội khoa được thực hiện bằng việc truyền tĩnh mạch Calcitonin, truyền dịch và thuốc lợi tiểu.

7.3 Phẫu thuật

Đây là biện pháp điều trị tối ưu và hiệu quả nhất giúp điều chỉnh cân bằng nồng độ PTH và canxi máu. Từ đó chấm dứt tình trạng cường cận giáp.

phương pháp phẫu thuật điều trị u tuyến cận giáp
Bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời sẽ có thể hồi phục hoàn toàn. Hiện nay có ba phương pháp phẫu thuật phổ biến điều trị u tuyến cận giáp. Bao gồm: phẫu thuật can thiệp tối thiểu, phẫu thuật thăm dò một bên cổ và phẫu thuật thăm dò hai bên cổ. Bên cạnh đó, còn có các phương pháp khác. Cụ thể như: phẫu thuật bằng robot, phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của đầu dò phóng xạ và phẫu thuật nội soi.

8. Lời kết

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được các di chứng, biến chứng mà bệnh để lại. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn sẽ có thêm những thông tin chi tiết, chính xác về bệnh u tuyến cận giáp. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Tuyến giáp.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch