Cách trị bệnh trĩ hiệu quả? Các phương pháp hiện đại hiện nay

06/02/2024

Nguyệt Anh

Cách trị bênh trĩ hiệu quả ra sao? Tìm hiểu các cách trị bệnh trĩ dứt điểm, hiệu quả nhất hiện nay và được nhiều người áp dụng.

Bệnh trĩ không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để điều trị trĩ dứt điểm? Trong bài viết này, Loukas sẽ giới thiệu cho bạn các cách trị bệnh trĩ hiệu quả được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một tình trạng lành tính ở hậu môn. Các búi trĩ phát triển do áp lực gia tăng thường xuyên. Điển hình như khi rặn trong quá trình đi cầu. Kèm theo đó là sự xuất hiện của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch trong khu vực hậu môn và trực tràng trở nên giãn ra. Đồng thời dẫn đến sự hình thành các đám tĩnh mạch phình to do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Búi trĩ có thể xuất hiện bên trong ống hậu môn hoặc bên ngoài. Nó tạo ra các triệu chứng khó chịu và đau rát cho người bệnh.

hình ảnh trĩ ngoại và trĩ nội

2. Phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí của búi trĩ, bệnh sẽ được phân theo 2 loại. Đó là trĩ ngoại và trĩ nội:

  • Trĩ ngoại: Đây là loại trĩ nằm ở ngoài khu vực hậu môn. Các búi trĩ ngoại thường gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Đặc biệt là khi ngồi hoặc đứng.
  • Trĩ nội: Loại trĩ này nằm bên trong hậu môn. Do đó người mắc trĩ nội sẽ khó phát hiện bệnh hơn. Ngoài ra, trĩ nội thường không gây ra cảm giác đau rát. Nhưng có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu hoặc cảm giác khó chịu.

Ngoài ra, trĩ nội có thể được phân loại thành 4 cấp độ. Điều này dựa vào mức độ phình to và vị trí của búi trĩ:

  • Trĩ độ 1: Các búi trĩ nằm bên trong hậu môn.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ phình to ra ngoài hậu môn khi áp lực tăng lên. Tuy nhiên có thể tự động rút lại sau khi áp lực giảm.
  • Trĩ độ 3: Khi đi cầu hoặc làm việc nặng, búi trĩ sẽ phình to ra ngoài hậu môn. Đồng thời chỉ có thể được đẩy vào bên trong bằng cách sử dụng tay.
  • Trĩ độ 4: Các búi trĩ phình to ra ngoài hậu môn và không thể được đẩy vào bên trong.

các cấp độ của trĩ nội

Việc phân loại bệnh trĩ giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm:

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Thực tế, mọi đối tượng đều có khả năng mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên thông thường tỷ lệ những người có độ tuổi trong khoảng từ 30 – 60, đặc biệt là nữ có nguy cơ mắc cao hơn. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ mà bạn cần biết:

  • Thường xuyên ngồi nhiều, đứng lâu, vận động mạnh. Điển hình đó là những người làm văn phòng, lái xe,…
  • Áp lực tĩnh mạch tăng cao cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc trĩ. Khi áp lực tĩnh mạch tăng lên trong các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, có thể dẫn đến sự phình to của các búi trĩ.
  • Tình trạng táo bón và tiêu chảy kéo dài có thể gây ra áp lực lên khu vực hậu môn. Từ đó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ.
  • Thói quen rặn khi đi cầu có thể tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Điều này góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ.
  • Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc trĩ. Bởi sự tăng trưởng tử cung trong thai kỳ có thể gây ra áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn.

ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc trĩ

4. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả nhất

Dưới đây, Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ bật mí những phương pháp điều trị bệnh trĩ được áp dụng phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay:

4.1 Điều trị nội khoa

Thay đổi lối sinh hoạt, chế độ ăn khoa học:
  • Chế độ ăn giàu chất xơ: Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ giúp cải thiện tình trạng trĩ xuất huyết. Cũng như tăng cường chức năng ruột và giảm nguy cơ táo bón. Đặc biệt, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu và ớt.
  • Thay đổi thói quen và sinh hoạt: Tránh các hoạt động cường độ cao. Đồng thời hạn chế thời gian ngồi và đứng lâu. Ngoài ra, cần điều chỉnh thói quen đi cầu để tránh tình trạng táo bón.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Sử dụng phương pháp này có thể giúp giảm đau và sưng phồng.
  • Tránh rặn khi đi tiêu: Hạn chế việc rặn khi đi tiêu giúp giảm nguy cơ sa trĩ.

chế độ ăn giàu chất xơ

Dùng thuốc:

Có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thuốc nhét tại chỗ để giảm triệu chứng. Ngoài ra, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch cũng có thể được sử dụng. Điều này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu trong khu vực trĩ.

4.2 Điều trị ngoại khoa

Cắt bỏ huyết khối:

Trong trường hợp trĩ phát triển biến chứng huyết khối, việc can thiệp sớm là rất quan trọng. Người bệnh sẽ được chỉ định cắt bỏ huyết khối theo các phương pháp truyền thống. Hoặc kết hợp cắt bỏ huyết khối cùng với loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp khác.

Phương pháp Longo:

Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị trĩ hiện nay. Với phương pháp này, người bệnh sẽ cảm thấy ít đau và ít biến chứng hơn sau phẫu thuật. Ngoài ra, thời gian hồi phục cũng nhanh hơn so với phương pháp thông thường. Không chỉ vậy, quy trình thực hiện phương pháp Longo còn giúp người bệnh giảm bớt tình trạng mất máu đáng kể.

phương pháp cắt trĩ longo

Thắt bằng dây thun hoặc vòng thắt cao su:

Đây là một trong những phương pháp điều trị trĩ phổ biến nhất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đặt vòng thắt xung quanh búi trĩ. Từ đó tạo ra sự hạn chế tuần hoàn máu cục bộ. Điều này dẫn đến việc búi trĩ bị xơ, teo lại và tự động rụng đi. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật. Điển hình như dễ thực hiện, đơn giản, chi phí thấp. Đặc biệt là có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân mắc trĩ ở mức độ 2 và 3.

Xem thêm:

Khâu triệt mạch THD:

Đây là phương pháp điều trị trĩ mà không cần phải cắt bỏ búi trĩ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi. Từ đó định vị và đánh giá các mạch máu cụ thể gây ra triệu chứng trĩ. Sau đó sử dụng một thiết bị đặc biệt để khâu và ngắt đứt các mạch máu cung cấp máu cho các búi trĩ. Từ đó làm giảm áp lực và làm giảm kích thước của chúng.

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin mà Loukas vừa chia sẻ trên, các bạn đã có cái nhìn rõ nét hơn về bệnh trĩ. Đặc biệt là có thêm những kiến thức hữu ích về cách trị bệnh trĩ hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.

5/5 - (5 votes)
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch