Tổng hợp những thông tin cần biết về bệnh trĩ nặng và những cách chữa bệnh trĩ nặng hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ lỡ.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên đối với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì không phải phương pháp nào cũng áp dụng hiệu quả. Trong bài viết này, Loukas sẽ bật mí những cách chữa bệnh trĩ nặng phổ biến nhất hiện nay.
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ nặng
Trĩ là một căn bệnh phổ biến mà nhiều người cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ khi phải đối diện. Dẫn đến việc khám bệnh bị trì hoãn. Từ đó khiến cho tình trạng trĩ ngày càng trở nên xấu đi. Đồng thời có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thống kê cho thấy, có tới 50% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh trĩ. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến vùng hậu môn và trực tràng. Các biểu hiện khó chịu từ căn bệnh này ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh.
Bệnh trĩ nặng là khi bệnh đã phát triển đến giai đoạn 4. Đây chính là mức độ cao nhất của bệnh trĩ. Khi đó, bệnh sẽ gây đau đớn nghiêm trọng và có thể gây ra các vấn đề như chảy máu và nhiễm trùng. Từ đó làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh.
Các triệu chứng ở giai đoạn này trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Do đó, việc điều trị trĩ nặng cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Đặc biệt là trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở giai đoạn nặng
Theo các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Loukas, các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ gồm:
- Búi trĩ phát triển lớn, bị thụt ra ngoài ống hậu môn. Từ đó gây khó khăn trong việc đi tiêu, sinh hoạt và công việc.
- Khi đi tiêu, gặp tình trạng chảy máu nhiều. Máu thường chảy theo tia và khó ngừng lại.
- Bề mặt của búi trĩ có thể trở nên căng bóng, sưng phù nề. Hoặc thậm chí có dấu hiệu của việc xơ hóa và gồ ghề.
- Niêm mạc ống hậu môn bị viêm, ẩm ướt. Đồng thời gây ngứa ngáy và đau rát kéo dài.
- Trong quá trình sinh hoạt, sự ma sát với quần áo có thể khiến búi trĩ bị chảy máu.
Xem thêm:
- Mách bạn 6 cách chữa bệnh trĩ hiệu quả không nên bỏ qua
- Cách chữa bệnh trĩ nhẹ đơn giản, an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
3. Các biến chứng của bệnh trĩ nặng
Bên cạnh việc gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động, bệnh trĩ nặng còn có thể làm hình thành nên các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:
3.1 Trĩ ngoại tắc mạch
Khi bệnh trĩ đến giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ bị sa hẳn ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể xảy ra va chạm, gây vỡ mạch máu và hình thành cục máu đông. Cục máu đông này xuất hiện trong tĩnh mạch, gây cản trở quá trình tuần hoàn máu. Không những vậy còn khiến cho búi trĩ trở nên căng phồng, viêm đỏ, sưng phù nề và gây đau đớn dữ dội.
3.2 Trĩ vòng
Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất khi bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Tình trạng này bắt đầu khi các búi trĩ ở cả phần trên và dưới của đường hậu môn hợp nhất lại tạo thành một búi trĩ lớn. Búi trĩ này thụt ra bên ngoài và kéo theo niêm mạc của trực tràng. So với trĩ nội hoặc trĩ ngoại, trĩ vòng có cấu trúc phức tạp hơn. Do đó, cần phải được can thiệp ngoại khoa để tiến hành loại bỏ.
3.3 Búi trĩ sa nghẹt
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do cơ vòng hậu môn co thắt quá mức. Điều này gây gián đoạn trong quá trình tuần hoàn máu trong búi trĩ. Tình trạng này có thể làm búi trĩ sưng to, gây đau đớn cực kỳ, sưng phù nề. Thậm chí là có nguy cơ bị vỡ.
3.4 Hoại tử búi trĩ
Búi trĩ bị hoại tử là một biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng này xảy ra khi búi trĩ bị viêm nhiễm mà không được điều trị kịp thời. Đặc biệt, nó có thể làm búi trĩ sưng to, đau đớn nặng. Đồng thời có các triệu chứng như ứ mủ, mùi hôi và gây khó chịu. Nếu không được chăm sóc và xử lý ngay lập tức, hoại tử búi trĩ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bệnh nhân.
4. Những cách điều trị bệnh trĩ nặng hiệu quả hiện nay
Giải pháp điều trị phù hợp nhất đối với bệnh trĩ nặng là phẫu thuật cắt búi trĩ. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật được đánh giá cao bởi các chuyên gia về bệnh trĩ:
4.1 Phương pháp Longo
Phương pháp Longo được có mặt lần đầu vào năm 1993. Đến nay, nó vẫn được sử dụng khá rộng rãi trong điều trị bệnh trĩ nặng. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là có tỷ lệ tái phát thấp, ít đau đớn. Đặc biệt là mang tính thẩm mỹ và thời gian thực hiện nhanh chóng.
Phương pháp Longo sử dụng máy khâu chuyên dụng để tạo ra các đường khâu vòng trên đường lược có chiều dài khoảng 3 – 4 cm. Các đường khâu này giúp giảm lưu lượng máu tuần hoàn. Từ đó làm teo búi trĩ và hạn chế việc chảy máu trong quá trình đi tiêu.
4.2 Phương pháp cắt trĩ PPH
Đây được coi là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi loại trĩ. Bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Cắt trĩ bằng phương pháp PPH giúp ít gây xâm lấn, ít đau. Không những vậy còn có tỷ lệ tái phát thấp, thời gian hồi phục nhanh và ít ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này đó là sử dụng máy khâu tự động (HYG-34) để cắt gốc của tĩnh mạch búi trĩ ở phía trên đường lược. Khi búi trĩ được loại bỏ, bác sĩ tiến hành khâu ống hậu môn. Nhằm tạo hình thẩm mỹ cho khu vực này. Tuy nhiên, chi phí thực hiện khá cao. Do đó bệnh nhân cần cân nhắc trước vấn đề này trước khi quyết định phẫu thuật.
4.3 Phương pháp cắt trĩ bằng laser
Phương pháp cắt trĩ bằng laser sử dụng các loại tia laser như laser ND và laser CO2 để cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ bên trong ống hậu môn. Phương pháp này ít xâm lấn, thời gian thực hiện nhanh và ít gây đau. Tuy nhiên có tỷ lệ tái phát khá cao (khoảng 2 – 5%).
Khi điều trị trĩ ngoại, bác sĩ sử dụng chùm tia laser để loại bỏ búi trĩ. Trong trường hợp của trĩ nội, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser có tần số cao để cắt bỏ các búi trĩ lớn. Mặt khác đối với các búi trĩ nội nhỏ, họ sẽ dùng chế độ tia laser bốc hơi nhằm loại bỏ các búi trĩ nội nhỏ kích thước.
Xem thêm:
- Cách trị bệnh trĩ hiệu quả? Các phương pháp hiện đại hiện nay
- Phác đồ điều trị trĩ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
4.4 Phẫu thuật cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT
Phương pháp cắt trĩ bằng sóng cao tần HCPT là một trong những phương pháp cắt trĩ tiên tiến và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này không gây đau trong quá trình thực hiện. Đồng thời ít xâm lấn vào mô. Điều này giúp vết thương lành và thời gian phục hồi nhanh chóng.
Phương pháp cắt trĩ này sử dụng sóng điện từ với tần số cao khoảng 70 – 80 độ C. Thông qua đó làm đông cục máu trên búi trĩ. Đồng thời giảm lưu lượng máu và kích thích tạo thành mô sẹo trên tĩnh mạch. Sau khi cắt đứt nguồn máu nuôi dưỡng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ búi trĩ từ gốc.
5. Lời kết
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị trĩ. Đặc biệt là lựa chọn được cách chữa bệnh trĩ nặng phù hợp với tình trạng bệnh. Cùng đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo tại chuyên mục Trĩ.