Các cách điều trị u tuyến giáp phù hợp với từng loại bệnh cụ thể

29/05/2024

Thu Vân

Cách điều trị u tuyến giáp hiệu quả đang được rất nhiều người quan tâm. Cùng Phòng khám Loukas tìm hiểu trong bài viết nhé!

1. Tổng quan về u tuyến giáp

1.1 U tuyến giáp là gì?

U tuyến giáp hay còn gọi là bướu giáp nhân. Nó là một khối u phát triển từ tuyến giáp. Là do sự tăng sinh không bình thường của một phần của mô tuyến giáp. Trong khối u này, thường chứa dịch lỏng và có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm. Điều này phụ thuộc vào từng tình trạng cụ thể. Và tất nhiên sẽ có cách điều trị u tuyến giáp phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 68% số trường hợp u tuyến giáp là lành tính. Trong những trường hợp này, khối u thường không chứa dịch bên trong. Tuy nhiên, khi u nang chứa các thành phần mô đặc, tức là các tế bào không bình thường, tỷ lệ ung thư có thể lên đến 30%.

Bệnh này có thể phát hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Nó phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới. Tỷ lệ nữ giới mắc u nang tuyến giáp cao hơn 5 lần so với nam giới.

u tuyến giáp

1.2 Nguyên nhân gây u tuyến giáp

U tuyến giáp có nguyên nhân gốc rễ là do sự suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Điều này xuất phát từ việc hệ miễn dịch không còn hoạt động hiệu quả như bình thường. Trong điều kiện sức khỏe tốt, hệ miễn dịch kiểm soát sự “sống và chết” của triệu triệu tế bào mỗi giây. Nhưng khi hệ miễn dịch suy yếu, các tế bào lão hóa và tế bào lỗi không bị loại bỏ. Điều này tạo điều kiện cho sự tăng sinh tế bào không bình thường và hình thành các khối u. Trong đó có u tuyến giáp hay bướu giáp nhân.
Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân khác gây ra u tuyến giáp:

  • Di truyền: Nếu có người trong gia đình đã từng mắc bệnh này hoặc các bệnh về nội tiết khác, nguy cơ mắc u nang tuyến giáp sẽ cao.
  • Tuổi tác: Người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu sẽ có điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các khối u tuyến giáp.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc u nang tuyến giáp cao hơn nam giới. Trong thời kỳ sinh sản, các biến đổi về hormone sinh dục ở phụ nữ có thể dẫn đến rối loạn nội tiết.
  • Tiếp xúc với tia X: Tia phóng xạ có thể làm thay đổi gen trong cơ thể. Điều đó gây ra sự không ổn định trong chu trình của tế bào. Và dẫn đến hình thành các khối u.

phụ nữ mắc u tuyến giáp cao hơn đàn ông

1.3 Triệu chứng của u tuyến giáp

Bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu xuất hiện khi có khối u tuyến giáp, bao gồm:

  • Một cục u cảm nhận được ở vùng cổ. Có thể cảm nhận được độ cứng hoặc có dấu hiệu của chất lỏng. Về mặt thị giác, vùng cổ có thể sưng to.
  • Sự thay đổi trong giọng nói có thể xảy ra. Đó là khi kích thước của khối u tăng lên, gây áp lực lên dây thanh quản.
  • Cảm giác khó chịu hoặc đau khi nuốt thức ăn hoặc nước bọt. Tình trạng này có thể kéo dài và đi kèm với khó thở và mất cân nhanh chóng.
  • Sự mệt mỏi và suy nhược do ăn uống bị cản trở, làm giảm sức đề kháng. Có thể dẫn đến trạng thái bệnh nhân lơ mơ và dần dần làm suy giảm tinh thần.

 

Xem thêm:

2. Phân loại u tuyến giáp

Có hai loại chính của u tuyến giáp: u lành tính và u ác tính, dễ bạn có thể phân biệt trong khi chữa u tuyến giáp.

2.1 U tuyến giáp lành tính (Không phải ung thư)

90% bệnh nhân mắc u tuyến giáp có khối u lành tính. Các triệu chứng phổ biến của u tuyến giáp lành tính khá dễ thấy. Bao gồm khó nuốt, cảm giác đau và cảm thấy nặng ở cổ, khó thở, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra còn có biến động cân nặng không rõ nguyên nhân và thay đổi tâm trạng.

2.2 U tuyến giáp ác tính (Ung thư)

Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (DTC): Đây là loại ung thư phát sinh từ các tế bào biểu mô. Nó chiếm khoảng 95% tất cả các khối u tuyến giáp ác tính. Ngoài ra nó bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể hỗn hợp nhú và nang.
Ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC): Ung thư tuyến giáp thể tủy phát sinh từ các tế bào hình nang có nhiệm vụ sản xuất calcitonin của tuyến giáp. Khoảng 20% các trường hợp MTC có yếu tố di truyền. Chúng có thể xuất hiện như một phần của hội chứng đa u các tuyến nội tiết (MEN).

u tuyến giáp lành tính và ác tính

3. Các phương pháp mổ u tuyến giáp mới nhất hiện nay

U tuyến giáp đang trở nên phổ biến hơn do tác động của môi trường ô nhiễm và lối sống không lành mạnh của nhiều người. Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ lập kế hoạch cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, sinh thiết tế bào hoặc chụp cắt lớp vi tính để đưa ra một chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh lý. Sẽ có kết quả chẩn đoán về loại và mức độ của khối u, cũng như kích thước của nó. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị u tuyến giáp phù hợp nhất. Cùng Phòng khám Đa khoa Loukas tìm hiểu nhé!

3.1 Cách điều trị u tuyến giáp lành tính

Các phương pháp điều trị cho u tuyến giáp lành tính bao gồm:

  • Theo dõi y tế không cần can thiệp y khoa: Sau khi được chẩn đoán là u tuyến giáp lành tính, bác sĩ có thể đề xuất theo dõi định kỳ. Điều này đòi hỏi bạn thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chức năng tuyến giáp. Nếu khối u không có bất kỳ biến đổi bất thường nào, không cần phải tiến hành điều trị.
  • Liệu pháp hormone tuyến giáp: Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc bổ sung hormone. Nồng độ hormone tuyến giáp cần được theo dõi trong suốt quá trình điều trị này.
  • Phẫu thuật: Mặc dù không phải ung thư, nhưng nếu khối u quá lớn (lớn hơn 4cm) gây ra khó khăn trong việc nuốt hoặc hít thở, bác sĩ có thể khuyên bạn phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các khối u không xác định hoặc có nghi ngờ về ung thư cũng cần phải được loại bỏ để đảm bảo. Sau đó, một phần của khối u sẽ được lấy đi để kiểm tra dấu vết của ung thư.

điều trị u tuyến giáp lành tính

Xem thêm:

3.2 Cách điều trị u tuyến giáp ác tính

Cách điều trị u tuyến giáp cho khối u tuyến giáp ác tính được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Hóa – xạ trị: Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp ác tính ở các dạng biệt hóa hoặc không biệt hóa, bao gồm cả thể tủy.
  • Điều trị I 131: Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp được sử dụng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật u tuyến giáp. Ngoài ra, phương pháp này cũng được áp dụng để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại hoặc điều trị u tuyến giáp di căn xa, .
  • Phẫu thuật cắt u tuyến giáp: Trong những trường hợp cần thiết, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp hoặc nạo vét hạch cổ. Phương pháp này có thể loại bỏ tối đa tế bào ung thư, tuy nhiên có rủi ro cao.
  • Liệu pháp hormone thay thế: Phương pháp này được áp dụng sau khi điều trị cho bệnh nhân đã phẫu thuật loại bỏ tuyến giáp hoặc khi chức năng của tuyến giáp suy giảm, nhằm bổ sung lượng hormone thiếu hụt.
  • Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này thường được kết hợp với các phương pháp khác. Điều này để hỗ trợ chức năng miễn dịch, giúp chống lại các tế bào ung thư và tác nhân gây bệnh.

bác sĩ thực hiện phương pháp đốt sóng cao tần

4. Lời kết

Bài viết trên đây nói về cách điều trị u tuyến giáp thuộc Chuyên mục Tuyến giáp. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Hãy cùng đón đọc những bài viết khác cùng chuyên mục của phòng khám Loukas nhé!

Đánh giá bài viết
* Website cung cấp nội dung thông tin tham khảo, hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng từng người.
ll-ic1 fthot-dlic1 Đặt lịch