Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không? Giới thiệu các phương pháp điều trị phổ biến phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Tuyến giáp là một phần quan trọng của hệ thống nội tiết của cơ thể con người. Nó sản xuất các hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng khác nhau. Tuy nhiên, khi xuất hiện khối u tuyến giáp, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy bị u tuyến giáp có nguy hiểm không? Hãy tìm lời giải đáp sau khi đọc xong bài viết dưới đây.
1. U tuyến giáp là gì?
U tuyến giáp là cụm từ dùng để chỉ các khối nhân chứa đầy chất lỏng hoặc rắn, được chia làm 2 loại chính: U lành tính và u ác tính. Trong đó:
- U tuyến giáp lành tính (Adenoma tuyến giáp): Các nhân giáp nhỏ bắt nguồn từ lớp tế bào lót bề mặt bên trong tuyến giáp bắt đầu phát triển. Chúng vẫn có khả năng sản sinh ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, các khối u đôi lúc có thể gây ra tình trạng cường giáp (nhân giáp hoạt động quá mức bình thường), cần được điều trị.
- U tuyến giáp ác tính (Ung thư tuyến giáp): Thường xuất hiện ở những người đã từng xạ trị vùng ngực, cổ hoặc đầu. Dù vậy, bệnh vẫn có thể xuất hiện tại những người không có bất cứ nguy cơ tiềm ẩn nào. U tuyến giáp ác tính có thể được nhận biết thông qua các dấu hiệu:
- Chỉ có duy nhất một nhân giáp thay vì nhiều nhân.
- Nhân không có chức năng (có thể phát hiện thông qua chụp cắt lớp tuyến giáp).
- Người mắc phải sờ thấy khối rắn thay vì chứa đầy dịch chất lỏng (nang giáp).
- Nhân phát triển nhanh, cứng.
Xem thêm:
- Những biểu hiện u tuyến giáp dễ nhận biết nhất và cách điều trị
- U tuyến giáp có phải là bướu cổ không? Điều bạn chưa biết
2. Bị u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Để trả lời cho câu hỏi: Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không, Phòng khám Đa khoa Loukas sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào tình trạng của từng khối u:
2.1. Biến chứng của u tuyến giáp lành tính
Chức năng của u tuyến giáp lành tính vẫn bình thường do không quá nhiều ảnh hướng tới sức khỏe. Tuy nhiên, các nhân giáp cũng có thể sản sinh hormone tuyến giáp nên sẽ gây ra cường giáp. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn chức năng tim mạch: Rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh, ngừng tim đột ngột, suy tim sung huyết, tăng huyết áp. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
- Vấn đề về mắt: Cay, khô, nhạy cảm với ánh sáng, mắt đỏ, lồi, nhìn nhòe hoặc mờ. Các trường hợp đa số đều nhẹ. Tuy nhiên, bệnh phải được điều trị kịp thời nếu không sẽ có tới 20 – 30% trường hợp mất thị lực vĩnh viễn.
- Các vấn đề mang thai: Mẹ bầu bị cường giáp trong thời kỳ mang thai nếu không kiểm soát bệnh tình tốt có thể làm tăng nguy cơ: sảy thai, tiền sản giật, sinh non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
- Cơn bão giáp: Cường giáp không được kiểm soát tốt trong một số trường hợp có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng. Đe dọa tính mạng người bệnh gọi là cơn bão tuyến giáp. Do sự tăng cao đột biến của hormone tuyến giáp, tình trạng này có thể được kích hoạt bởi: Mang thai, nhiễm trùng, tác động đến tuyến giáp (lực mạnh tác động vào cổ họng), không dùng thuốc đúng liều. Một cơn bão tuyến giáp sẽ xuất hiện các triệu chứng như: nôn mửa, nhịp tim nhanh, sốt cao, tiêu chảy, vàng mắt và da, mất ý thức, kích động/ Trong trường hợp đó, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức.
2.2. Biến chứng của u tuyến giáp ác tính
- Di căn đến các cơ quan lân cận, gây ra rối loạn hoạt động chức năng.
- Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến tử vong.
- Khi kích thước của khối u lớn hơn, có thể dẫn đến:
- Mất tiếng, khàn giọng.
- Khó thở, khó nuốt: Bướu cổ đa nhân hoặc các nhân tuyến giáp lớn phát triển nhanh gây ra chèn ép vào các cơ quan xung quanh.
- Gây khó thở, khó nuốt.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân thiếu tự tin, gây mặc cảm.
3. Cách điều trị bệnh u tuyến giáp
Phương thức điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào từng loại u tuyến giáp mà người bệnh mắc phải:
3.1. Cách điều trị u tuyến giáp lành tính
Sau đây là 3 phương pháp thường được sử dụng để điều trị u tuyến giáp lành tính:
- Theo dõi thêm: Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân theo dõi thêm khi kết quả sinh thiết chỉ ra rằng u tuyến giáp là lành tính. Người bệnh trong quá trình theo dõi sẽ được làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp vào các thời điểm nhất định. Người bệnh sẽ không cần điều trị nếu khối u không to lên.
- Liệu pháp ức chế hormone: Để ức chế tuyến yên tiết TSH (thyroid stimulating hormone – hormone kích thích tuyến giáp), bệnh nhân sẽ sử dụng hormone tuyến giáp tổng hợp (thyroxine).
- Phẫu thuật: Khi khối u lành tính quá lớn, ảnh hưởng đến chức năng nuốt, thở của người bệnh. Hoặc bướu đa nhân lớn gây chèn chèn ép thực quản, mạch máu và gây hẹp đường dẫn khí. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật. Các nhân giáp nghi ngờ ung thư cũng được cắt bỏ bằng phương pháp này.
3.2. Điều trị u tuyến giáp hoạt động quá mức
Khi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu quá cao do có một nhân giáp sản xuất hormone. Bệnh nhân sẽ cần điều trị một trong số các liệu pháp sau:
- Iod phóng xạ.
- Thuốc kháng giáp.
- Phẫu thuật.
3.3. Điều trị u tuyến giáp ác tính
Phẫu thuật mặc dù có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: suy tuyến cận giáp (4 tuyến nhỏ nằm ở ngay sau tuyến giáp, có vai trò điều chỉnh nồng độ canxi trong máu), tổn thương dây thần kinh thanh âm (dây thần kinh thanh quản). Nhưng nó là phương pháp cứu cánh cho u tuyến giáp ác tính. Người bệnh sau phẫu thuật sẽ cần phải bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp thay thế suốt đời.
Xem thêm:
- U tuyến giáp nằm ở vị trí nào? Kỹ thuật chẩn đoán vị trí khối u
- Bệnh suy tuyến giáp có nguy hiểm không? Cách phòng tránh
4. Tạm kết
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Bệnh u tuyến giáp có nguy hiểm không? Đừng quá lo lắng khi phát hiện bản thân mắc u tuyến giáp. Vì nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ có tiên lượng khá tốt. Nếu thấy bài viết trên là hữu ích, hãy tiếp tục đón đọc chuyên mục Tuyến giáp của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích.